Phân cấp trách nhiệm thực hiện dự toán ngân sách

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến xu hướng tạo ra khe hổng dự toán ngân sách – Kiểm định và giải pháp cho các doanh nghiệp tại Việt Nam (Trang 74 - 76)

Lập dự toán ngân sách phải gắn liền với việc phân chia bộ phận nào sẽ chịu trách nhiệm thực hiện các chỉ tiêu đề ra trong dự toán ngân sách. Nếu sự phân cấp trách nhiệm quản lý không hợp lý, dễ phát sinh tình trạng nhà quản trị bộ phận không đồng ý với kết

quả đánh giá nhiệm vụ thực hiện DTNS. Lúc đó, nhà quản trị bộ phận sẽ đổ lỗi cho hệ

thống phân cấp trách nhiệm không hợp lý nên có những chỉ tiêu doanh thu, chi phí nằm ngoài tầm kiểm soát của họ. Vì vậy, việc tổ chức kế toán trách nhiệm là rất cần thiết để

phân chia thành các trung tâm trách nhiệm, để nhà quản trị tự chịu trách nhiệm về các chỉ

tiêu kế hoạch nằm trong phạm vi trách nhiệm của trung tâm trách nhiệm đó. Một khi phân cấp quản lý thành các trung tâm trách nhiệm, nhà quản trị của trung tâm trách nhiệm chỉ chịu trách nhiệm đối với doanh thu và chi phí có thể kiểm soát được. Một mặt, trách nhiệm lập dự toán ngân sách sẽ được phân xuống cấp dưới dễ dàng hơn theo từng trung trâm trách nhiệm. Mặt khác, các chỉ tiêu dự toán do nhà quản trị trung tâm trách nhiệm lập nên những chỉ tiêu này dễ dàng được chấp hơn và nhà quản trị bộ phận không thể từ bỏ trách nhiệm khi không hoàn thành các mục tiêu dự toán nằm trong phạm vi trách nhiệm của họ.

Trong kế toán trách nhiệm, các trung tâm trách nhiệm chủ yếu được phân chia theo chức năng tài chính. Trung tâm trách nhiệm là một chức năng hay một bộ phận trong tổ

chức, đặt dưới sự lãnh đạo của một nhà quản trị hoặc một cấp quản lý chịu trách nhiệm trực tiếp với kết quả của chức năng hay bộ phận đó (Trần Văn Tùng, 2010). Một tổ chức có thể được xác lập bởi bốn trung tâm trách nhiệm: trung tâm chi phí, trung tâm doanh thu, trung tâm lợi nhuận, trung tâm đầu tư. Nhà quản trị cấp cao có thể thiết lập các dự

toán tương ứng với các trung tâm trách nhiệm như sau:

Bảng 4.2: Các dự toán của các trung tâm trách nhiệm

Các trung tâm trách nhiệm Các dự toán được lập tương ứng Trung tâm chi phí:

- Trung tâm chi phí thuộc khối sản xuất

- Dự toán sản xuất

- Dự toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

- Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Dự toán chi phí nhân công trực tiếp - Dự toán chi phí sản xuất chung - Trung tâm chi phí thuộc khối kinh doanh - Dự toán chi phí bán hàng

Trung tâm doanh thu - Dự toán giá bán - Dự toán tiêu thụ

Trung tâm lợi nhuận - Dự toán giá vốn hàng bán - Dự toán lợi nhuận theo bộ phận

Trung tâm đầu tư

- Dự toán sử dụng vốn đầu tư

- Dự toán kết quả hoạt động kinh doanh - Bảng cân đối kế toán dự toán

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến xu hướng tạo ra khe hổng dự toán ngân sách – Kiểm định và giải pháp cho các doanh nghiệp tại Việt Nam (Trang 74 - 76)