Nếu như thông tin KTQT tài chính là những thông tin do bộ phận KTQT thu thập,
được trình bày dưới đơn vị tiền tệ hay được tính toán từ các đơn vị tiền tệ, thì thông tin KTQT phi tài chính là thông tin mà bộ phận KTQT thu thập được từ chính bộ phận tài chính và các bộ phận chức năng khác, nhưng không được trình bày hoặc tính toán dưới
đơn vị tiền tệ. Để có cái nhìn khái quát hơn về khái niệm thông tin KTQT phi tài chính, tác giả xin đưa ra những điểm giống và khác nhau giữa thông tin KTQT tài chính và thông tin KTQT phi tài chính:
Bảng 1.2: So sánh giữa thông KTQT tài chính và thông tin KTQT phi tài chính
Giống nhau:
Đều được sử dụng cho mục đích ra quyết định của nhà quản trị và tham khảo của nhà đầu tư và các chủ thể khác về tình hình hoạt động của tổ chức.
Khác nhau:
Chỉ tiêu Thông tin KTQT tài chính Thông tin KTQT phi tài chính
Đặc điểm Biểu hiện thông qua số liệu tài chính thường có tính chính xác cao và ít có tính đa dạng về nguồn gốc. Biểu hiện dưới nhiều hình thức, đa dạng về nguồn gốc. Ưu điểm Thông tin KTQT có thể so sánh được dễ dàng.
Giúp người sử dụng có cái nhìn tổng quát hơn về doanh
Chi phí thu thập thông tin KTQT tài chính thấp. Đơn giản, dễ hiểu nên dễ truyền đạt đến các bộ phận cấp thấp. nghiệp về năng lực, triển vọng sản xuất kinh doanh, về khả năng phát triển tài chính, về các hoạt động của phi tài chính của doanh nghiệp như các hoạt động trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
Thông tin KTQT phi tài chính có khả năng lý giải mối liên hệ
hay các sự kiện không được trình bày rõ ràng trong báo cáo tài chính.
Mang tính khách quan hơn và khó bị bóp méo như thông tin KTQT tài chính.
Được sử dụng để đánh giá thành quả hoạt động trong dài hạn.
Nhược điểm Không cung cấp đầy đủ thông tin để đánh giá và đo lường thành quả hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt những chức năng quan trọng như hoạt động nghiên cứu, cải tiến…
Thông tin KTQT tài chính thường dẫn đến xu hướng quá chú trọng vào lợi ích ngắn hạn và bỏ qua hoặc thậm chí
đánh đổi lợi ích trong dài hạn.
Giá trị thực đơn vị tiền tệ của
Chi phí thu thập, tổng hợp cao.
Khó có thể so sánh được.
Thông tin KTQT thường không được kiểm toán lại nên
độ tin cậy thấp. Mối quan hệ nhân quả giữa các thành tựu phi tài chính và kết quả tài chính không thể hiện rõ ràng. Nhà quản trị rất khó lựa chọn giữa, đánh đổi sử dụng giữa hàng loạt thước đo phi tài chính để kiểm soát và đánh giá thành quả hoạt động.
thông tin KTQT tài chính có thể biến động theo thời gian do ảnh hưởng của các nhân tố
như lạm phát, suy thoái và tỷ
giá hối đoái.
Nếu như Kaplan và Norton (1992) đề nghị sử dụng thông tin phi tài chính trong bảng điểm cân bằng (BSC) để đánh giá thành quả hoạt động theo bốn phương diện: phương diện tài chính, phương diện khách hàng, phương diện quy trình kinh doanh nội bộ, phương diện học hỏi và phát triển. Sau đó, Dorestani (2009) đề nghị bổ sung thêm hai nhóm thông tin phi tài chính về phương diện nhà cung cấp và phương diện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Như vậy, nhóm thông tin KTQT phi tài chính gồm có:
Phương diện Nội dung minh họa
Nhà đầu tư Những rủi ro kinh doanh, sự biến động số lượng cổ đông, tỷ lệ
sở hữu nhà nước, nước ngoài, cá nhân, thông tin về các công ty con, các bên có liên quan…
Thị trường sản phẩm, khách hàng
Quy mô thị trường, sự phát triển thị phần, giá trị của thương hiệu, mức độ hài lòng, lòng trung thành của khách hàng, năng lực thương lượng của khách hàng…
Nhà cung cấp Sự phân bổ địa lý, chất lượng dịch vụ của nhà cung cấp, mối quan hệ với nhà cung cấp, năng lực thương lượng của nhà cung cấp…
Quy trình hoạt động kinh doanh nội bộ
Năng suất của công nhân, thiết bị sản xuất, mối quan hệ với người lao động, tình trạng nghỉ việc của nhân viên, khả năng sử
dụng dịch vụ bên ngoài (outsourcing), quản lý chất lượng sản phẩm…
Học hỏi, phát triển Mức độ sáng tạo, cải tiến quy trình hoạt động, chu kỳ xuất hiện sản phẩm mới, tỷ lệđào tạo, huấn luyện nhân viên…
Trách nhiệm xã hội Ý thức trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, tài trợ cho các hoạt động từ thiện, giáo dục, kết quả thực hiện trách nhiệm bảo vệ môi trường…
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Chương 1 trình bày lý thuyết nền để giải thích cho xu hướng hành vi tạo ra khe hổng dự toán ngân sách và tổng hợp các công trình nghiên cứu trên thế giới về các nhân tố tác động đến xu hướng hành vi này.
Về cơ sở lý thuyết, lý thuyết đại diện và lý thuyết thông tin bất cân xứng là hai lý thuyết nền để biện giải tại sao có xu hướng hành vi tạo ra khe hổng DTNS. Theo Hergert (1999), giải quyết được vấn đề thông tin bất cân xứng giữa cấp trên và cấp dưới là phần nào giải quyết được nguồn gốc của hành vi tạo ra khe hổng DTNS. Tuy nhiên, để khai thác sâu hơn, nhiều nhà nghiên cứu đã tìm hiểu những điều kiện nào dẫn đến xu hướng hành vi này thông qua các nghiên cứu kiểm định các nhân tố tác động đến xu hướng hành vi tạo ra khe hổng DTNS. Đó là các nhân tố: mức độ tham gia vào quá trình lập DTNS, sự quan tâm của nhà quản trị đến kết quả thực hiện DTNS, hệ thống đánh giá khen thưởng, sự hiểu biết cá nhân, nhận thức rủi ro kinh doanh, thương hiệu cá nhân của nhà quản trị, mức độ cam kết của nhà quản trị với mục tiêu chung của tổ chức, ảnh hưởng từ
phía đồng nghiệp và các yếu tố về văn hóa quốc gia.
Trong chương này, tác giả đã giải thích lý do một vài nhân tố được lựa chọn để
kiểm định mối quan hệ với xu hướng hành vi tạo ra khe hổng DTNS tại môi trường Việt Nam trong phạm vi giới hạn nguồn lực của nhóm tác giả. Sau đó, tác giả đã định nghĩa các nhân tốđược sử dụng trong mô hình nghiên cứu của đề tài. Đặc biệt, tác giả trình bày chi tiết hơn về thông tin KTQT phi tài chính. Thông tin KTQT phi tài chính ngày càng
được sử dụng nhiều phục vụ cho công tác quản trị. Nếu trước đây nhà quản trị chỉ sử
dụng thông tin tài chính phục vụ cho việc lập DTNS thì ngày nay, thông tin KTQT phi tài chính rất được quan tâm trong quá trình xây dựng các chỉ tiêu dự toán ngân sách. Do đó,
đây là nhân tố mới được tác giả quan tâm đưa vào kiểm định mối quan hệ với xu hướng tạo ra khe hổng DTNS, chưa từng được nghiên cứu trong các công trình khoa học trong nước và trên thế giới về vấn đề khe hổng dự toán ngân sách.
Chương tiếp theo sẽ giới thiệu mô hình, giả thuyết nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu. Bên cạnh đó, chương 2 sẽ trình bày cơ sở thiết kế thang đo và đánh giá sơ bộ
thang đo có thích hợp để thực hiện nghiên cứu chính thức.
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN XU HƯỚNG TẠO RA KHE HỔNG DỰ
TOÁN NGÂN SÁCH
Chương 1 trình bày cơ sở lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu trước đây về đối tượng nghiên cứu, tạo nền tảng lý thuyết cho tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu trong chương 2. Tiếp nối chương 1, chương 2 nhằm mục đích giới thiệu mô hình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu được sử dụng để đánh giá thang đo dùng đo lường các khái niệm nghiên cứu và phương pháp kiểm định mô hình nghiên cứu liên quan đến các giả
thuyết đã đề ra. Chương này bao gồm ba phần chính: (1) xây dựng mô hình nghiên cứu, (2) tổng quan về quy trình nghiên cứu của đề tài, (3) trình bày cơ sở thiết kế các biến quan sát (thang đo) đểđo lường các khái niệm nghiên cứu, (4) đánh giá sơ bộ thang đo.
2.1. Mô hình nghiên cứu
Mô hình nghiên cứu cùng với các giả thuyết được trình bày ở hình 2.1. Trong mô hình này, sáu khái niệm nghiên cứu được xem xét là: (1) mức độ tham gia quá trình lập DTNS, (2) sự quan tâm của nhà quản trịđến kết quả thực hiện DTNS, (3) nhận thức rủi ro kinh doanh, (4) sự hiểu biết cá nhân, (5) thông tin kế toán quản trị phi tài chính, và (6) xu hướng tạo ra khe hổng DTNS.
Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu
Nguồn: Tác giả
Nhận thức rủi ro kinh doanh
Thông tin KTQT phi tài chính
Sự quan tâm của nhà quản trị đến kết quả thực hiện DTNS
Xu hướng tạo ra khe hổng DTNS
Mức độ tham gia quá trình lập dự toán ngân sách Sự hiểu biết cá nhân H5 (+) H6 (–) H2 (+) H3 (+) H1 (+) H4 (+)
Căn cứ vào cơ sở lý thuyết và tổng quan về các nghiên cứu trên thế giới, tác giả dựđoán mối quan hệ cùng chiều hoặc nghịch chiều của các giả thuyết nghiên cứu như sau:
Giả thuyết H1: Có mối quan hệ cùng chiều giữa mức độ tham gia quá trình lập dự
toán ngân sách và xu hướng hành vi tạo ra khe hổng dự toán ngân sách.
Điều này có nghĩa là người lập dự toán tham gia càng nhiều vào quy trình lập DTNS thì họ càng có nhiều khả năng tạo ra khe hổng DTNS. Một khi cơ hội tạo ra khe hổng DTNS tăng thì mức độ sai lệch của DTNS cũng tăng (Vroom & Yetter, 1973).
Giả thuyết H2: Có mối quan hệ cùng chiều giữa sự nhận thức rủi ro kinh doanh và
sự quan tâm của nhà quản trịđến kết quả thực hiện dự toán ngân sách.
Giả thuyết H3: Có mối quan hệ cùng chiều giữa sự quan tâm của nhà quản trị đến
kết quả thực hiện dự toán và xu hướng hành vi tạo ra khe hổng dự toán ngân sách.
Sự nhận thức về mức độ rủi ro trong môi trường kinh doanh sẽ tác động đến thái độ của nhà quản trị trong quá trình quản trị rủi ro. Một nhà quản trị cho dù ở bất kỳ cấp độ quản lý nào cũng cần thấu hiểu một cách tương đối về những rủi ro, điều kiện không chắc chắn trong môi trường kinh doanh của doanh nghiệp, cũng như những ảnh hưởng của chúng lên các quyết định của họ (Mason, 2007). Do đó, nhà quản trị ở cấp độ cao hơn thường gán một phần trách nhiệm theo dõi, phản ứng kịp thời trước các tác động từ bên ngoài doanh nghiệp cho các nhà quản trị cấp thấp hơn thông qua việc giám sát chặt chẽ kết quả
thực hiện các chỉ tiêu đề ra (Gary, 1997). Sivabalan và các cộng sựđã chứng minh trong môi trường cạnh tranh cao, nhiều rủi ro, nhà quản trị rất quan tâm đến kết quả thực hiện dự toán ngân sách. Mô hình lập dự toán ngân sách không phải là mô hình dự toán năm mà thay đổi thành mô hình dự toán liên tục. Dự toán của kỳ sau luôn được kịp thời điều chỉnh trên cơ sở kết quả thực hiện của kỳ trước. (Sivabalan, Booth, Malmi, & Brown, 2009). Từđó cho thấy có mối quan hệ cùng chiều giữa sự nhận thức rủi ro kinh doanh và sự quan tâm của nhà quản trịđến kết quả thực hiện dự toán ngân sách. Lúc này, nhà quản trị cấp thấp sẽ cảm thấy bị áp lực khi phải đạt được các chỉ tiêu được đề ra trong dự toán
để có biểu hiện tốt được đánh giá, khen thưởng cuối năm (Hofstede, 1968). Khi nhà quản trị cấp cao càng quan tâm, giám sát việc thực hiện dự toán ngân sách của cấp dưới thì xu hướng tạo ra khe hổng dự toán ngân sách từ các nhà quản trị cấp dưới càng cao.
Giả thuyết H4: Có mối quan hệ cùng chiều giữa sự hiểu biết của cá nhân lập dự
Christensen (1982) cho rằng nếu nhà quản trịở cấp thấp hơn có sự hiểu biết của riêng cá nhân nhiều hơn nhà quản trị ở cấp cao hơn, họ có cơ hội để thực hiện hành vi gian lận. Mặt khác, nếu nhà quản trị cấp cao hơn nắm rõ tình hình ở các bộ phận mình quản lý, họ
sẽ kiểm soát tốt hơn kết quả dự toán, không để cho cấp dưới của họ tạo ra khe hổng trong DTNS. Chính vì vậy, tác giả dựđoán nếu người lập dự toán nắm bắt được nhiều thông tin hơn, hiểu biết về bộ phận nơi mình làm việc tốt hơn nhà quản trị trực tiếp hoặc các cấp quản lý cao hơn, họ sẽ có cơ hội tạo ra khe hổng DTNS.
Giả thuyết H5: Có mối quan hệ cùng chiều giữa sự nhận thức rủi ro trong kinh
doanh của nhà quản trị và mức độ sử dụng thông tin kế toán quản trị phi tài chính
Quyết định tốt phải dựa trên thông tin đầy đủ, kịp thời và chính xác (Đoàn Ngọc Quế và công sự, 2011). Hayes (1977) đã chứng minh rằng thông tin phi tài chính hỗ trợ rất lớn cho nhà quản trị trong quá trình ra quyết định. Đặc biệt, trong môi trường kinh doanh nhiều biến động, có mức độ rủi ro cao, nhà quản trị phải có được các thông tin kế toán quản trị phi tài chính để kịp thời đối phó các rủi ro. Ví dụ, một khi kinh doanh trong ngành hàng nhiều áp lực cạnh tranh, thông tin về sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm của doanh nghiệp là rất quan trọng để doanh nghiệp có kế hoạch chiến lược điều chỉnh hoặc thay đổi sản phẩm của công ty tránh mất thị phần về phía đối thủ cạnh tranh. Chính vì vậy, khi nhà quản trị nhận thức được doanh nghiệp đang hoạt động trong một môi trường có rủi ro kinh doanh cao, họ sẽ tăng việc tìm kiếm và sử dụng các thông tin kế toán quản trị phi tài chính.
Giả thuyết H6: Có mối quan hệ ngược chiều giữa thông tin kế toán quản trị phi tài
chính và xu hướng hành vi tạo ra khe hổng dự toán ngân sách.
Khi lập DTNS ngoài thông tin tài chính còn cần thông tin phi tài chính. Nếu kết hợp thêm nhiều thông tin kế toán quản trị phi tài chính, càng có nhiều thông tin để giúp nhà quản trị
tiên liệu rủi ro, điều kiện không chắc chắn trong tương lai, sẽ giảm thái độ phòng ngừa rủi ro, từ đó xu hướng nhà quản trị tạo ra khe hổng DTNS cũng giảm xuống. Bên cạnh
đó, một khi có đủ các thông tin thích hợp, trong đó bao gồm thông tin KTQT phi tài chính, cùng với việc tham gia, lên kế hoạch đầy đủ, am hiểu tốt bộ phận quản lý, sẽ giúp nhà quản trị kiểm soát tốt hơn quy trình lập DTNS, biết được hạn chế của DTNS trong
đánh giá thành quả hoạt động, từ đó nhà quản trị sẽ không quá chú trọng vào việc sử
quản trị cấp thấp sẽ có ít cơ hội hơn hoặc giảm bớt hoặc không cần thiết phải tạo ra khe hổng trong dự toán ngân sách “một cách đối phó”.
Tóm lại, những điểm mới trong mô hình nghiên cứu của đề tài như sau:
Bảng 2.1: Tóm tắt những điểm mới trong mô hình nghiên cứu
Giả thuyết nghiên cứu Tác giảđề xuất giả thuyết
H1 Gary (1997) H2 Tác giảđề tài H3 Gary (1997) H4 Hergert (1999) H5 Tác giảđề tài H6 Tác giảđề tài 2.2. Quy trình nghiên cứu
2.2.1. Tổng quan về quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu được thực hiện qua hai giai đoạn: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Quy trình nghiên cứu được trình bày trong hình 2.2.
Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện theo phương pháp định lượng, tại Thành phố Hồ
Chí Minh thông qua kỹ thuật gửi bảng câu hỏi khảo sát đến các nhà quản trị có trách nhiệm lập dự toán ngân sách. Mục đích của nghiên cứu sơ bộ nhằm đánh giá sơ bộ thang
đo các khái niệm nghiên cứu trước khi tiến hành nghiên cứu chính thức. Công cụ định lượng được sử dụng trong nghiên cứu sơ bộ là hệ số tin cậy Cronbach Alpha (Cronbach, 1951) và phân tích nhân tố khám phá EFA (Nunnally & Burnstein, 1994) bằng phần mềm IBM SPSS Statistics 20.
Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng, tại Thành