Nghiên cứu định lượng chính thức

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến xu hướng tạo ra khe hổng dự toán ngân sách – Kiểm định và giải pháp cho các doanh nghiệp tại Việt Nam (Trang 38 - 40)

Bộ thang đo chính thức sẽ được tác giả gửi đến các đối tượng khảo sát tại Thành phố Hồ Chí Minh vào thời điểm tháng 12/2013 với dự tính thu về ít nhất 200 bảng câu hỏi khảo sát để thực hiện nghiên cứu định lượng chính thức thỏa mãn quy tắc kinh nghiệm chọn mẫu của Hair (2006) và đủ lớn để có thể sử dụng mô hình phân tích cấu trúc tuyến tính SEM.

Nghiên cứu định lượng chính thức dùng để kiểm định thang đo và mô hình nghiên cứu. Các thang đo này được kiểm định lại thuộc tính giá trị trên cỡ mẫu nhiều hơn so với giai đoạn nghiên cứu sơ bộ bằng phương pháp phân tích nhân tố khẳng định CFA. Tính

đơn hướng, giá trị hội tụ, giá trị phân biệt, độ tin cậy tổng hợp cũng được kiểm định trong bước này.

- Tính đơn hướng: cho thấy mô hình nghiên cứu phù hợp với dữ liệu thị trường và không có tương quan giữa các sai số đo lường nên nó đạt được tính đơn hướng. Tính đơn hướng được kiểm tra thông qua các chỉ tiêu Chi-bình phương, Chi- bình phương hiệu chỉnh, CFI, GFI, TLI và RMSEA.

- Giá trị hội tụ: các biến quan sát có trọng số nhỏ (< 0.50) sẽ tiếp tục bị loại khỏi mô hình vì không đạt được giá trị hội tụ về một khái niệm nghiên cứu.

- Giá trị phân biệt: thể hiện qua hệ số tương quan giữa các khái niệm thành phần phải < 0.9 và sai lệch chuẩn có ý nghĩa thống kê thì các khái niệm mới đạt được giá trị phân biệt.

- Độ tin cậy tổng hợp c và phương sai trích vc được tính trên cơ sở trọng số

nhân tốước lượng trong các mô hình CFA của thang đo, để kiểm tra mức độ hội tụ của biến quan sát về biến tiềm ẩn và đánh giá tỷ lệ % giải thích so với phần không được giải thích.

Sau khi kiểm định thang đo, các biến quan sát còn lại sẽđược sử dụng để kiểm định mô hình lý thuyết và giá trị liên hệ giả thuyết. Tác giả sử dụng phương pháp phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (cấu trúc hiệp phương sai) SEM để kiểm định các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu. Danh sách mã hóa các biến sử dụng trong mô hình phân tích

được thể hiện trong bảng 2.2.

Bảng 2.2: Danh sách mã hóa các biến trong mô hình nghiên cứu

STT Tên biến Mã hóa

1 Mức độ tham gia quá trình lập DTNS PART 2 Sự quan tâm của nhà quản trịđến kết quả thực hiện DTNS EMPHS 3 Nhận thức rủi ro kinh doanh RISK 4 Sự hiểu biết cá nhân KNOW 5 Thông tin kế toán quản trị phi tài chính NOFI 6 Xu hướng tạo ra khe hổng DTNS SLACK

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến xu hướng tạo ra khe hổng dự toán ngân sách – Kiểm định và giải pháp cho các doanh nghiệp tại Việt Nam (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)