(1) Điều kiện tiên quyết trong việc lập dự toán ngân sách là phải có một quy trình lập dự toán cụ thể và phân cấp quản lý để chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện các chỉ
tiêu dự toán để mọi nhân viên trong doanh nghiệp nắm được trình tự công việc và phạm vi trách nhiệm của họ. Hơn nữa, kết quả kiểm định cho thấy nhân tố mức độ tham gia của nhà quản trị đến quy trình lập DTNS có ảnh hưởng đến xu hướng tạo ra khe hổng dự
toán. Vì vậy, trong nhóm giải pháp đầu tiên, tác giả xin đề xuất quy trình lập dự toán ngân sách và định hướng tổ chức kế toán trách nhiệm như một nguồn tham khảo hữu ích
cho doanh nghiệp Việt Nam để việc lập và đánh giá kết quả thực hiện dự toán được kiểm soát tốt hơn.
(2) Ở Việt Nam, khái niệm thông tin kế toán quản trị phi tài chính không còn lạ lẫm với nhà quản trị. Tuy nhiên, dưới góc độ vận dụng thông tin KTQT phi tài chính để lập dự toán, điều này vẫn còn khá mới và chưa được vận dụng tại doanh nghiệp Việt Nam. Bên cạnh đó, kết quả kiểm định cũng cho thấy việc sử dụng thông tin KTQT phi tài chính có ảnh hưởng tích cực đến công tác lập dự toán. Vì vậy, trong phạm vi nghiên cứu của đề
tài, tác giả chỉ giới thiệu khái quát về tổ chức mô hình kế toán quản trị chiến lược để phục vụ cho việc thu thập và sử dụng thông tin KTQT phi tài chính. Theo quan điểm của tác giả, tác giả không đi chi tiết tổ chức như thế nào mô hình KTQT chiến lược cũng như
phương pháp, kỹ thuật thu thập, xử lý thông tin KTQT phi tài chính. Vấn đề này nên nằm trong một công trình nghiên cứu khác. Tác giả nên dừng lại ở giai đoạn giúp nhà quản trị
nhận thức được vai trò, chức năng của thông tin KTQT phi tài chính và việc tổ chức KTQT chiến lược sao cho phù hợp nhất để có thể thu thập, sử dụng và phân tích thông tin KTQT phi tài chính.
(3) Việc lập dự toán phải gắn liền đánh giá kết quả thực hiện dự toán. Kết quả kiểm
định cho thấy sự quan tâm của nhà quản trịđến kết quả thực hiện dự toán ảnh hưởng đến xu hướng hành vi tạo ra khe hổng DTNS. Nói cách khác, cách hành xử của nhà quản trị
trong quá trình đánh giá, khen thưởng dựa trên cơ sở đạt được chỉ tiêu dự toán thường
ảnh hưởng đến hành vi tạo ra khe hổng DTNS. Vì vậy, trên quan điểm tác giả, nếu muốn hạn chế hành vi tạo ra khe hổng DTNS, nhà quản trị cần phải có hệ thống kiểm soát, đánh giá phù hợp. Do đó, trong hệ thống giải pháp của tác giả, tác giả gợi ý một vài biện pháp
để hoàn thiện hơn phương pháp đánh giá thành quả hoạt động nhằm giảm bớt áp lực cho nhân viên để họ không có khuynh hướng tạo ra khe hổng dự toán, nhưng vẫn đảm bảo hoàn thành các mục tiêu của nhà quản trị.
(4) Vấn đề tạo ra khe hổng DTNS thuộc về khía cạnh hành vi con người. Vì vậy, để
giải quyết vấn đề này, quan điểm của tác giả là tác động đến sự nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của nhân viên, nhà quản trị thông qua văn hóa, môi trường làm việc và chương trình đào tạo nghề nghiệp. Một khi nhận thức đạo đức được nâng cao, nó sẽ tác
động đến ý thức hành vi của họ, từ đó họ sẽ không có những hành động đi ngược lại chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp. Vì vậy, tác giả xây dựng những giải pháp bổ trợ liên
quan đến văn hóa, chuẩn giá trị đạo đức trong doanh nghiệp, nâng cao năng lực chuyên nghiệp của nhà quản trị.