Để đo lường khái niệm thông tin KTQT phi tài chính, tác giả quyết định sử dụng thang đo trong nghiên cứu của Dorestani (2009) đo lường việc có/ không sử dụng thông tin KTQT phi tài chính có ảnh hưởng đến chất lượng thông tin lợi nhuận và đến quyết
định của nhà đầu tư. Khi xây dựng thang đo, Dorestani (2009) đã chia khái niệm thông tin KTQT phi tài chính thành từng nhóm thông tin trên cơ sở phân loại nhóm thông tin phi tài chính của Kaplan and Norton (1992), gồm thông tin về thị trường sản phẩm, khách
hàng, thông tin về nhà cung cấp, thông tin về quy trình hoạt động nội bộ, thông tin về
phương diện học hỏi nghiên cứu. Tuy nhiên, theo Dorestani (2009), nhà quản trị nên biết
được các thông tin về mối quan hệ với cộng đồng của doanh nghiệp như trách nhiệm xã hội, vấn đề bảo vệ môi trường…, vì vậy Dorestani (2009) đã đưa nhóm thông tin này vào
đo lường khái niệm thông tin KTQT phi tài chính. Các thang đo của Dorestani (2009) sử
dụng trong đề tài này được ký hiệu từ NOFI2 đến NOFI6 trong bảng 2.7. Bên cạnh đó, tác giả quyết định bổ sung thêm thang đo NOFI1 đo lường việc sử dụng nhóm thông tin lượng hóa các rủi ro kinh doanh, sự kiện không chắc chắn trong tương lai. Khác với Dorestani (2009) sử dụng thang đo với hai mức độ có/ không, tác giảđã sử dụng thang đo Likert với 5 mức độ. Mức độ 1 (không bao giờ) cho thấy nhà quản trị không bao giờ sử
dụng thông tin đó và cao nhất là mức độ 5 luôn luôn có được nhóm thông tin đó. Lý do tác giả sử dụng thang đo Likert 5 mức độ khác với thang đo Osgood của Dorestani (2009) vì môi trường khảo sát ở hai nghiên cứu này rất khác nhau. Dorestani (2009) khảo sát các nhà quản trị ở Mỹ, có trình độ quản lý cao nên họ hiểu rất rõ về khái niệm thông tin KTQT phi tài chính và sử dụng gần như thường xuyên trong quá trình quản lý. Trong khi
đó, tác giả khảo sát các nhà quản trị Việt Nam, đôi khi có sử dụng thông tin KTQT phi tài chính nhưng không thường xuyên. Vì vậy, nếu câu trả lời chỉ giới hạn trong hai mức độ
(có/ không), dựđoán của tác giả là phần lớn ứng viên khảo sát sẽ chọn câu trả lời không. Bảng 2.7 là bộ thang đo cho khái niệm thông tin KTQT phi tài chính gồm 6 biến quan sát, được ký hiệu từ NOFI1 đến NOFI6.
Bảng 2.7: Thang đo kế toán quản trị phi tài chính
NOFI1 Ông/ bà có sử dụng thông tin lượng hóa rủi ro kinh doanh, các sự kiện trong tương lai như xác suất xảy ra, ước tính mức độ thiệt hại...
NOFI2
Ông/ bà có sử dụng thông tin kế toán quản trị phi tài chính liên quan tới thị
trường sản phẩm như: quy mô thị trường, sự phát triển thị phần, giá trị của thương hiệu, mức độ hài lòng, lòng trung thành của khách hàng, năng lực thương lượng của khách hàng…
NOFI3
Ông/ bà có sử dụng thông tin kế toán quản trị phi tài chính liên quan tới phương diện nhà cung cấp như: sự phân bổđịa lý, chất lượng dịch vụ của nhà cung cấp, mối quan hệ với nhà cung cấp, năng lực thương lượng của nhà cung cấp… NOFI4 Ông/ bà có sử dụng thông tin kế toán quản trị phi tài chính liên quan tới quy