Chuẩn mực và nguyên tắc đạo đức công vụ ở một số nước trên thế giớ

Một phần của tài liệu Ths CTH nâng cao đạo đức công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức thành phố cần thơ hiện nay (Trang 25 - 28)

trên thế giới

Hiện nay, ở hầu hết các nước phát triển, các nguyên tắc về ĐĐCV đã được thể hiện rõ trong pháp luật của mỗi nước. Ở Anh, các chuẩn mực ĐĐCV được xác định là: liêm chính, chính trực, cơng bằng, dân chủ, vô tư, trách

nhiệm, công khai, khách quan và thành thực. Ở Nhật Bản, các nguyên tắc của ĐĐCV được xác định là: liêm chính, trách nhiệm, lợi ích cơng. Ở Canada, các nguyên tắc của ĐĐCV được xác định là: dân chủ, chun nghiệp, lợi ích cơng và nhân bản. Hoa Kỳ là một trong những quốc gia ban hành luật ĐĐCV sớm nhất trên thế giới. Hiện nay, các chuẩn mực ĐĐCV được Hội Khoa học Hành chính cơng Hoa Kỳ (ASPA) nêu lên cũng là các chuẩn mực, nguyên tắc cơ bản về ĐĐCV được thể hiện trong pháp luật của Hoa Kỳ. Cụ thể, các chuẩn mực, nguyên tắc của ĐĐCV theo Hội Khoa học Hành chính cơng Hoa Kỳ là:

Một là, phục vụ cho lợi ích cơng. Theo đó, để phục vụ tốt lợi ích

cơng, nhà quản lý công cần: thực hiện quyền tự do quyết định (quyền tự chủ) một cách cẩn trọng để thúc đẩy lợi ích cơng; phản đối bất cứ hình thức nào thể hiện sự phân biệt đối xử và kỳ thị, đồng thời coi trọng nguyên tắc ưu tiên đối với nhóm yếu thế; ủng hộ cơng chúng tìm hiểu các vấn đề cơng; khích lệ và hướng dẫn sự tham gia của cơng dân đối với q trình hoạch định chính sách và ban hành các quyết định; có tinh thần đồng cảm, nhân ái, công bằng và lạc quan; dựa vào phương thức đầy đủ, rõ ràng và dễ hiểu để đáp ứng nhu cầu của dân chúng; trợ giúp dân chúng tiếp cận và tương tác với chính phủ; đưa ra sự chuẩn bị cần thiết đối với những bất cập có khả năng xảy ra của quyết sách.

Hai là, tôn trọng hiến pháp và pháp luật. Theo đó, nhà quản lý

cơng cần: tìm hiểu và vận dụng các văn bản pháp luật và các quy định có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ cơng việc của bản thân mình; nỗ lực để cải thiện và sửa đổi những chính sách và pháp luật khơng cịn hiệu quả hay lạc hậu; đấu tranh với những sự kỳ thị trái pháp luật; thiết lập hệ thống quản lý và tài vụ một cách chặt chẽ, đồng thời ủng hộ các hoạt động của cơ quan thanh tra, điều tra để ngăn ngừa những hiện tượng khơng đáng có xảy ra trong quản lý

tài sản công; tôn trọng và bảo vệ thông tin cá nhân hay thông tin đặc thù; khích lệ và tơn trọng những ý kiến khác biệt nhưng hợp pháp trong thể chế chính phủ, đồng thời bảo vệ quyền hợp pháp, chính đáng của cơng chức; thúc đẩy việc thực hiện các nguyên tắc của hiến pháp như bình đẳng, cơng bằng, tính đại diện, tính đáp ứng và trình tự chính đáng để bảo vệ quyền cơng dân.

Ba là, thể hiện sự chính trực cá nhân. Theo đó, nhà quản lý cơng

cần: duy trì sự chính trực và thành thực, đồng thời khơng vì mục đích thăng tiến, danh dự hay lợi ích cá nhân mà có sự thỏa hiệp; tích cực tự bảo vệ mình để tránh sự phát sinh về xung đột lợi ích, chẳng hạn như khơng lạm dụng nguồn lực công; tôn trọng thủ trưởng, cấp dưới, đồng nghiệp và dân chúng; tự chịu trách nhiệm đối với sai lầm của bản thân; không được thiên vị, tư lợi, lợi ích nhóm khi thực thi cơng vụ.

Bốn là, tăng cường năng lực của tổ chức. Nguyên tắc cơ bản ở đây

là tăng cường năng lực của tổ chức, dựa theo tiêu chuẩn đạo đức, hiệu quả và tiết kiệm để phục vụ cơng chúng. Nói một cách cụ thể, nhà quản lý công cần thực hiện một số việc như: nâng cao năng lực sáng tạo của tổ chức; phục tùng sự trung thành với lợi ích cơng của tổ chức; thiết lập trình tự hành chính để nâng cao hành vi đạo đức, đồng thời đảm bảo để cá nhân và tổ chức chịu trách nhiệm trước hành vi của mình; tạo lập cơ chế để thành viên tổ chức nêu lên những ý kiến khác biệt, bảo đảm trình tự chính đáng, đồng thời đảm bảo để người có ý kiến khác biệt khơng gặp phải sự đối đãi khơng đáng có; khởi xướng nguyên tắc hiệu quả, tránh hành vi tùy tiện và chuyên quyền; thông qua hoạt động giám sát và trình tự thích đáng để thúc đẩy hành vi trách nhiệm của tổ chức; khích lệ việc tổ chức ban hành và thực thi các quy định về đạo đức nghề nghiệp.

Năm là, nỗ lực theo đuổi hiệu quả tốt trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. Theo đó, nhà quản lý cơng cần: ủng hộ và khích lệ

các thành viên trong tổ chức nâng cao năng lực chun mơn; có thể kịp thời xử lý những vấn đề mới nảy sinh hay những vấn đề tiềm tàng, đồng thời coi đây là chức trách và trách nhiệm của cá nhân; khích lệ các thành viên khác trong tổ chức tích cực tham gia các hoạt động chuyên môn và các hoạt động của tổ chức; bố trí thời gian để gặp gỡ sinh viên, đồng thời tham gia đối thoại với sinh viên về những vấn đề trong thực tiễn phục vụ công. [5]

Một phần của tài liệu Ths CTH nâng cao đạo đức công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức thành phố cần thơ hiện nay (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w