Coi trọng giáo dục đạo đức công vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức

Một phần của tài liệu Ths CTH nâng cao đạo đức công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức thành phố cần thơ hiện nay (Trang 81 - 83)

bộ, công chức

Giáo dục ĐĐCV cho đội ngũ CBCC là quá trình làm cho CBCC hiểu được giá trị của ĐĐCV và tiêu chuẩn hành vi trong phục vụ cơng, qua đó khơi dậy động cơ đạo đức và thúc đẩy hành vi đạo đức của CBCC. Cốt lõi của giáo dục ĐĐCV là làm cho CBCC hiểu được vai trị và nghĩa vụ của mình, hiểu được giá trị và ý nghĩa của cơng việc mà bản thân mình đang thực hiện. Để tăng cường giáo dục ĐĐCV cho đội ngũ CBCC thành phố Cần Thơ hiện nay, cần quan tâm đến một số vấn đề sau:

Thứ nhất, nghiên cứu để thành lập cơ quan chuyên thực hiện chức năng đào tạo, bồi dưỡng về ĐĐCV. Do tầm quan trọng của ĐĐCV và việc giáo dục

ĐĐCV cho nên hiện nay, nhiều nước trên thế giới đã thành lập cơ quan chuyên thực hiện chức năng đào tạo, bồi dưỡng đạo đức công vụ. Chẳng hạn, ở Hoa Kỳ, cơ quan trực thuộc Văn phịng đạo đức cơng vụ của Tổng thống là cơ quan chuyên trách về đào tạo, bồi dưỡng ĐĐCV, tương tự như thế ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada, Anh, Pháp đều có cơ sở đào tạo, bồi dưỡng về ĐĐCV cho đội ngũ

công chức. Ở nước ta và thành phố Cần Thơ hiện nay, việc đào tạo, bồi dưỡng về ĐĐCV chưa được thực hiện bởi một cơ quan chuyên trách, mà nội dung về đào tạo, bồi dưỡng về ĐĐCV được giao cho các Học viện đào tạo, bồi dưỡng về CBCC nói chung.

Trước yêu cầu của việc xây dựng ĐĐCV hiện nay, cần nghiên cứu để thành lập một cơ quan chuyên thực hiện chức năng đào tạo, bồi dưỡng về ĐĐCV. Ở Trung ương, có thể thành lập cơ quan này trực thuộc Chính phủ hoặc nếu điều kiện chưa cho phép có thể thành lập một viện, trung tâm trực thuộc Bộ Nội vụ hoặc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ở cấp tỉnh, có thể thành lập trường đào tạo, bồi dưỡng ĐĐCV trực thuộc UBND tỉnh, thành phố hoặc có thể thành lập một Khoa, Trung tâm về đào tạo, bồi dưỡng ĐĐCV trực thuộc Trường Chính trị thành phố. Việc thành lập cơ quan chuyên trách về đào tạo, bồi dưỡng ĐĐCV cho phép chúng ta dành nguồn lực và chương trình thích đáng cho đào tạo, bồi dưỡng ĐĐCV.

Thứ hai, đa dạng hóa phương thức, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng ĐĐCV cho CBCC. Hiện nay, việc giáo dục, bồi dưỡng ĐĐCV cho đội ngũ

CBCC trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng CBCC chưa được bố trí thời gian đủ mức (10 tiết). Hơn nữa, phương pháp đào tạo vẫn nặng về thuyết trình, nặng về trình bày lý luận, lý thuyết, mà chưa coi trọng việc đa dạng hóa phương thức đào tạo, bồi dưỡng. Kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy, cần đa dạng hóa phương pháp, phương thức đào tạo, bồi dưỡng về ĐĐCV cho CBCC. Chẳng hạn, ở Nhật Bản để hình thành ở đội ngũ cơng chức tố chất phục vụ dân, cũng như các đức tính cần có của người “cơng bộc”, các cơ quan HCNN thường cử công chức mới được tuyển đến các bệnh viện, trung tâm dưỡng lão, trại trẻ mồ côi để phục vụ. Còn ở Trung Quốc, để bồi dưỡng tinh thần liêm chính, một số trường đảng tỉnh thường mời một số người từng là cán bộ, đã bị kết án phạm tội tham nhũng đến nói chuyện với học viên. Ở nước ta và Cần Thơ hiện nay,

cũng cần đổi mới phương thức, phương pháp giáo dục ĐĐCV theo hướng tăng cường nghiên cứu tình huống, xem phim và nhiều phương pháp khác.

Thứ ba, phát huy vai trò của tổ chức trong giáo dục ĐĐCV thông qua việc thực hiện tốt phê bình và phát huy vai trị làm gương của người đứng đầu, tạo điều kiện để CBCC tham gia vào quá trình xây dựng các quy định về ĐĐCV. Kant đã nói: “Sở dĩ anh ta phục tùng là do bản thân anh ta là người lập pháp, pháp luật là do anh ta tự xây dựng nên, vì thế anh ta mới phục tùng”. Chính vì lẽ đó, việc tạo điều kiện để CBCC tham gia vào quá trình xây dựng luật và các quy định về ĐĐCV cũng là một phương thức giáo dục đạo đức tốt nhất. Bên cạnh đó, cần coi trọng tổng kết thực tiễn, kịp thời nhân rộng các điển hình tiêu biểu về thực hành ĐĐCV, xây dựng được mẫu hình người CBCC lý tưởng trong bối cảnh mới hiện nay.

Một phần của tài liệu Ths CTH nâng cao đạo đức công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức thành phố cần thơ hiện nay (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w