Phát huy dân chủ, nâng cao hiệu quả giám sát của các chủ thể đối với hoạt động công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức

Một phần của tài liệu Ths CTH nâng cao đạo đức công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức thành phố cần thơ hiện nay (Trang 90 - 100)

thể đối với hoạt động công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức

Để việc xây dựng ĐĐCV đạt được mục tiêu, yêu cầu đề ra, cần phải phát huy vai trò và sự tham gia của nhân dân cũng như vai trò giám sát của các tổ chức trong hệ thống chính trị cũng như của xã hội.

Dân chủ vừa là một trong những nguyên tắc, chuẩn mực của ĐĐCV, vừa là một phương thức không thể thiếu nhằm xác lập và thực thi ĐĐCV của đội ngũ CBCC. Giữa phát huy dân chủ với nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, giữa phát huy dân chủ với nâng cao ĐĐCV của đội ngũ CBCC có mối quan hệ biện chứng lẫn nhau, thúc đẩy và tạo tiền đề cho nhau. Cụ thể, nếu phát huy tốt dân chủ, sự tham gia của người dân được đảm bảo tốt sẽ góp phần ngăn ngừa, phát hiện các biểu hiện vi phạm ĐĐCV. Cịn nếu khơng phát huy tốt dân chủ, sự tham gia của người dân không được coi trọng dễ dẫn đến sự “lộng hành” của một bộ phận CBCC, dẫn đến một số vi phạm về ĐĐCV không được phát hiện và “đưa ra ánh sáng” một cách kịp thời. Để phát huy dân chủ và tăng cường sự tham gia của người dân trong vấn đề này, cần ba vấn đề tiên quyết: 1) thực hiện tốt công khai thông tin để đảm bảo “quyền được biết” của người dân; 2) có cơ chế tham gia khả thi và phù hợp; 3) địi hỏi tinh thần cơng dân và trách nhiệm công dân. Để phát huy dân chủ, tăng cường sự tham gia của người dân trong xây dựng ĐĐCV, cần quan tâm đến một số vấn đề sau: Một là, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở nhằm đảm bảo quyền được biết, quyền được bàn, quyền được làm, quyền được kiểm tra, giám sát của người dân ở cơ sở; Hai là, đảm bảo

để người dân tham gia thảo luận, tranh luận, phản biện đối với các chính sách lớn, quan trọng liên quan đến cuộc sống của người dân; Ba là, thực

hiện tốt công khai, minh bạch thông tin nhằm hạn chế một số vi phạm về ĐĐCV; đồng thời để đảm bảo thực hiện sự tham gia của người dân; Bốn là,

thực hiện tốt việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo, đa dạng hóa hình thức tiếp nhận các ý kiến, phản ánh của người dân nhằm tạo điều kiện thuận lợi để người dân phản ánh các vấn đề có liên quan đến hoạt động thực thi ĐĐCV. Chẳng hạn ngồi các phương thức truyền thống, cần thơng qua “đường dây nóng”, hộp thư điện tử, thành lập trang web tiếp nhận ý kiến, kiến nghị của nhân dân; Năm là, tạo lập công cụ và các điều kiện cần thiết

để tăng cường sự tham gia đánh giá của người dân đối với chất lượng và hiệu quả của các cơ quan hành chính cũng như thái độ và hiệu quả hoạt động của CBCC và viên chức. Đồng thời cần có biện pháp xử lý nghiêm đối với người đứng đầu cơ quan và cơng chức có mức độ hài lịng thấp.

Bên cạnh tăng cường phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, cần tăng cường sự giám sát của tổ chức Đảng, cơ quan dân cử, cơ quan tư pháp, Mặt trận Tổ quốc, các đồn thể nhân dân báo chí và xã hội. Cụ thể là:

- Tăng cường sự kiểm tra, giám sát của tổ chức Đảng. Trong điều kiện Đảng ta là đảng duy nhất cầm quyền thì vấn đề mấu chốt để có được hệ thống chính trị hoạt động có hiệu quả cũng như có nền cơng vụ tốt chính là “Đảng phải tự quản lý lấy Đảng”, quản lý Đảng trong nội bộ phải nghiêm ngặt, chặt chẽ. Cịn nếu Đảng khơng thể tự quản lý lấy Đảng, quản lý trong nội bộ Đảng khơng nghiêm thì khơng thể nói đến một hệ thống chính trị hoạt động trong sạch, vững mạnh. Trong xây dựng ĐĐCV, ngoài việc Đảng cần nêu gương sáng về đạo đức và đi tiên phong về xây dựng đạo đức, Đảng cịn có trách nhiệm kiểm tra, giám sát đội ngũ đảng viên của Đảng trong các cơ quan HCNN về việc chấp hành và thực hiện các chuẩn mực ĐĐCV. Nếu công tác kiểm tra, giám sát của Đảng thực hiện một cách chủ động và thường xuyên sẽ góp phần hạn chế được một số thiếu sót về ĐĐCV của CBCC. Để thực hiện tốt vấn đề này tổ chức Đảng cần tăng cường sự kiểm tra, giám sát đối với tổ chức đảng và đảng viên hoạt động trong các cơ quan HCNN. Trong các chủ thể giám sát của Đảng, cần tăng cường tính độc lập của Ủy ban Kiểm tra các cấp theo cách mà Trung Quốc thực hiện đó là Ủy ban Kiểm tra các cấp chỉ chịu sự quản lý, chỉ đạo thống nhất của cấp trên trực tiếp, mà không chịu sự lãnh đạo của cấp ủy cùng cấp. Điều đặc biệt quan trọng là tổ chức Đảng cần kịp thời thay thế các đảng viên có chức, có quyền khi có vi phạm về ĐĐCV.

- Tăng cường sự giám sát của cơ quan dân cử. Tiếp tục đổi mới phương

pháp giám sát của HĐND trong đó chú trọng giám sát chuyên đề đối với hoạt động công vụ của CBCC. Nội dung giám sát chuyên đề về hoạt động công vụ của CBCC phải lựa chọn vào những vấn đề trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của địa phương, của các ngành, các cấp, được cử tri và dư luận xã hội đặc biệt quan tâm. Việc chuẩn bị tài liệu phục giám sát phải chu đáo tập hợp và thu thập được các thông tin về giám sát từ nhiều kênh; xây dựng kế hoạch giám sát phải cụ thể, bảo đảm được tính chủ động đối với cơ quan giám sát và các tổ chức, đơn vị được giám sát; bố trí thời gian thỏa đáng để giám sát trực tiếp và đối thoại với người dân, các đối tượng được thụ hưởng các chính sách,… Giám sát chuyên đề về ĐĐCV cần được đổi mới theo hướng kết hợp giữa kiểm tra thực tế với việc xem xét báo cáo và tăng cường đối thoại với các đơn vị, cơ sở, cá nhân. Thơng báo kết luận giám sát phải phân tích, đánh giá khách quan về những kết quả, hạn chế, yếu kém, nguyên nhân. Qua đó, có những kiến nghị, đề xuất xác đáng, cụ thể, phù hợp với thực tiễn đồng thời ghi rõ thời gian cụ thể để yêu cầu các cơ quan, địa phương, đơn vị có liên quan phải giải quyết xong các kiến nghị đó. Đối với những kiến nghị về các vấn đề quan trọng, bức thiết chưa được giải quyết đúng thời gian quy định hoặc giải quyết chưa dứt điểm, bảo đảm các kiến nghị sau giám sát của HĐND phải được giải quyết triệt để. Thường trực, các ban HĐND tổ chức tái giám sát hoặc đề nghị đưa ra chất vấn tại các kỳ họp HĐND.

Tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động giám sát chuyên đề, chất vấn

tại kỳ họp. Để bảo đảm việc thực hiện chất vấn có hiệu quả hạn chế những chất vấn mang tính kiến nghị, thơng tin và sự việc không rõ; những người bị chất vấn trả lời rõ ràng, cụ thể, có tính thuyết phục, khơng vịng vo, né tránh các nội dung chất vấn, không để vụ việc kéo dài mà phải có biện pháp khắc phục cụ thể, đại biểu tham gia chất vấn phải có bản lĩnh chính trị, tâm huyết, trí tuệ và trách nhiệm trước những quan tâm, bức xúc của cử tri để làm cho

hoạt động chất vấn thực sự có hiệu quả, nâng cao trách nhiệm, hiệu quả quản lý, điều hành, thực thi chính sách pháp luật của các cơ quan Nhà nước.

Mặt khác, Thường trực HĐND cần tăng cường tổ chức làm việc với các cơ quan liên quan để xem xét việc giải quyết những vấn đề bức xúc kéo dài khi cần thiết để tổ chức chất vấn giữa hai kỳ họp để làm rõ trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong việc giải quyết dứt điểm những kết luận sau giám sát chưa hoặc chậm được thực hiện. Đổi mới hoạt động tiếp xúc cử tri, thơng qua đó thu thập, tập hợp các ý kiến kiến nghị của cử tri để yêu cầu các cơ quan Nhà nước trả lời, giải quyết các ý kiến kiến nghị của cử tri. Nếu việc giải quyết của các cơ quan Nhà nước chưa thỏa đáng, để cử tri kiến nghị nhiều lần, phải thành lập đoàn giám sát để làm rõ trách nhiệm, nguyên nhân chậm giải quyết. Để có chế tài xử lý qua giám sát đề nghị Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sớm ban hành Luật giám sát, sửa đổi ban hành quy chế hoạt động của HĐND các cấp; quy định cụ thể về hoạt động tiếp xúc cử tri giữa HĐND, MTTQ và trách nhiệm của các cấp, các ngành trong hoạt động tiếp xúc cử tri.

Đặc biệt, HĐND cần thực hiện tốt việc lấy phiếu tín nhiệm và cơng khai kết quả lấy phiếu tín nhiệm để người dân biết và giám sát; kịp thời bãi miễn hoặc đề xuất bãi miễn một số chức danh mất uy tín trước dân, vi phạm về ĐĐCV.

- Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân cần coi trọng hơn nữa

hoạt động giám sát và phản biện xã hội. Thời gian qua, hoạt động giám sát và phản biện xã hội của MTTQ và các đoàn thể nhân dân ở Cần Thơ đã được coi trọng hơn. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế, trong đó chủ yếu là: Mặt trận và các đoàn thể nhân dân chưa coi đây là những chức năng cơ bản, đặc biệt quan trọng hiện nay; cơ chế và nguồn tài chính cho hoạt động này của Mặt trận và các đồn thể cịn khơng ít bất cập; năng lực và dũng khí của đội ngũ cán bộ Mặt trận và các đồn thể cịn chưa đủ. Để MTTQ và các đoàn thể

nhân dân thực hiện tốt chức năng giám sát, trong đó có việc giám sát hoạt động thực thi công vụ của đội ngũ CBCC cần quan tâm đến một số vấn đề như: 1) rà soát các quy định về phạm vi, đối tượng giám sát được nêu tại Nghị quyết liên tịch số 403 ngày 15/6/2017 giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và Đồn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam để tránh bỏ sót và bị trùng lặp với các quy định về hình thức giám sát; cần phân định rõ về phạm vi, đối tượng giám sát là cán bộ, viên chức, công chức, đảng viên; 2) phải nêu rõ nguyên tắc, mục đích giám sát; quy định về căn cứ để tổ chức và tiến hành giám sát, như đơn khiếu nại, tố cáo, ý kiến phán ánh của người dân, theo đề nghị của các tập thể, tổ chức gửi đến MTTQ, các đoàn thể. Nhất là của các cơ quan truyền thơng, báo chí chính thống là một kênh quan trọng, kịp thời phát huy phản ánh, tiếng nói của nhân dân, vì vậy cần được coi là căn cứ để tổ chức giám sát. Đây chính là một cơ sở đáng tin cậy, hiệu quả và kịp thời để MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện giám sát; 3) cần kết hợp giám sát cả nơi làm việc và nơi cư trú. Làm rõ vai trị chủ trì thực hiện giám sát là MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội phối hợp thực hiện. Rõ vai trị trực tiếp của MTTQ tại nơi cư trú vì đây là địa bàn tập hợp đoàn kết của Mặt trận có Ban Cơng tác Mặt trận khu dân cư. Giám sát tại nơi làm việc chỉ rõ trách nhiệm của tổ chức chính trị - xã hội chủ trì giám sát tại nơi làm việc là Cơng đồn, vì Cơng đồn là tổ chức đại diện bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của cơng chức, viên chức và người lao động. Đồng thời, quy định rõ giám sát người đứng đầu, chủ chốt cấp ủy, chính quyền địa phương do MTTQ cấp trên chủ trì phối hợp với MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp; 4) nội dung giám sát cần chỉ rõ việc thực hiện Quy định của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm (19 điều); những điều CBCC khơng được làm là gì phải nêu cụ thể; phải có quy định khung cụ thể của 9 biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống đã được Nghị quyết Trung ương 4

(khóa XII) quy định là gì? Trên cơ sơ quy định rõ, cơng khai cho nhân dân biết mới thực hiện giám sát được.

Về các hình thức giám sát của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội đã được quy định tại Nghị quyết liên tịch số 403 bao gồm 4 hình thức giám sát như sau: 1) nghiên cứu, xem xét văn bản của cơ quan có thẩm quyền; 2) tổ chức đồn giám sát; 3) thơng qua hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng; 4) tham gia giám sát với cơ quan tổ chức có thẩm quyền. Khơng quy định lại các hình thức giám sát, cần rà sốt và bổ sung cách làm giám sát có hiệu quả để từng nơi vận dụng thực hiện cho tốt, như: Tổ chức hội nghị công khai góp ý, cơng khai lời hứa của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt tại cơ quan, đơn vị và địa bàn dân cư, để cá nhân được giám sát ln có ý thức tự giác thực hiện, nhân dân giám sát giữa lời nói và việc làm của cán bộ; 5) làm rõ cơ chế, cách thức triển khai thực hiện giám sát, nhất là khắc phục hành chính, huy động được sự tham gia của người dân, các thành viên của MTTQ. Sau giám sát, văn bản kiến nghị được chuyển đến cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ, đảng viên. Quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của chủ thể giám sát cũng như trách nhiệm của đối tượng giám sát. Việc quy định triển khai hoạt động giám sát cần chú ý đến nguồn lực và nhân lực hiện nay còn rất hạn chế để đảm bảo việc giám sát của chủ thể giám sát. Đồng thời, quy định về trách nhiệm của cơ quan, cá nhân sau khi thực hiện giám sát, trách nhiệm của cơ quan, quản lý, cấp trên trực tiếp của cá nhân được giám sát trong một thời gian nhất định phải trả lời bằng văn bản các kiến nghị của chủ thể giám sát; 6) việc quy định các nhiệm vụ kiểm tra, giám sát đối với CBCC và đảng viên cần phải được rà soát để xây dựng một cách đồng bộ, có sự phân cơng, phối hợp giữa quy định về giám sát, kiểm tra của Đảng, thanh tra của cơ quan Nhà nước và giám sát của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội. Kết hợp

giám sát với việc thực hiện các quy định khác về trách nhiệm người đứng đầu, về tiếp xúc đối thoại với nhân dân, về nhận xét, đánh giá cán bộ.

Giám sát của MTTQ và các đoàn thể là kênh quan trọng góp phần hạn chế các vi phạm về ĐĐCV cũng như chống các biểu hiện “tự diễn biễn”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Nếu có quy định cụ thể, quyết tâm cao của Đảng trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện; các cấp ủy, người đứng đầu, cán bộ chủ chốt thực sự lắng nghe, cầu thị thì nhất định sẽ tạo ra sự chuyển biến mới, mạnh mẽ trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng ĐĐCV hiện nay.

- Tăng cường sự giám sát của báo chí và xã hội. Ngày nay, báo chí và truyền thơng là kênh đặc biệt quan trọng, thực hiên nhiều chức năng khác nhau, trong đó có chức năng giám sát và phản biện xã hội. Kinh nghiệm của nhiều nước và ở nước ta cho thấy, để hoạt động công vụ tuân theo các chuẩn mực, giá trị đạo đức, ngăn ngừa và phát hiện các vi phạm về ĐĐCV, cần phải phát huy tốt vai trị giám sát của báo chí và truyền thơng. Ở Cần Thơ hiện nay, để báo chí và truyền thơng thực hiện tốt chức năng giám sát, qua đó góp phần nâng cao ĐĐCV cho đội ngũ CBCC cần quan tâm đến một số vấn đề sau: 1) đẩy mạnh việc phổ biến các giá trị, chuẩn mực về ĐĐCV trong toàn xã hội

Một phần của tài liệu Ths CTH nâng cao đạo đức công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức thành phố cần thơ hiện nay (Trang 90 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w