Phát huy tính tự chủ của cán bộ, công chức và thực hiện tốt Quy chế dân chủ trong các cơ quan hành chính nhà nước

Một phần của tài liệu Ths CTH nâng cao đạo đức công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức thành phố cần thơ hiện nay (Trang 88 - 90)

Tocqueville cho rằng: “việc hình thành đạo đức cơng tốt đẹp khơng phải chủ yếu là nghe giảng ở trên lớp, cũng không phải là những thuyết giáo trống rỗng, mà là thơng qua sự tham gia chính trị thực tế để có được tri thức về chính trị, hình thành nên kỹ năng chính trị, tiếp đó tạo ra đạo đức cơng tốt đẹp”. [25, tr. 850]. Chính vì lẽ đó, lãnh đạo tổ chức công cần tin tưởng đội ngũ CBCC, coi trọng tính năng động, sáng tạo của đội ngũ CBCC trong hoạt động thực thi công vụ, phát huy năng lực tự quản, tự kiểm soát, tự chủ của đội ngũ CBCC trong q trình giải quyết những cơng việc có liên quan. Lãnh đạo trong các tổ chức cơng cần khích lệ đội ngũ CBCC tham gia vào quá trình xây dựng và ban hành các quyết định quan trọng của tổ chức, tôn trọng và tiếp thu những ý kiến hợp lý của CBCC. Tổ chức công cần cổ vũ ý thức đổi mới của đội ngũ công chức và bồi dưỡng năng lực đổi mới cho CBCC; tạo ra bầu khơng khí tin tưởng, hợp tác, hữu ái và đổi mới trong tổ chức. Mục đích của việc phát huy dân chủ trong tổ chức chính là thơng qua việc chia sẻ về thơng tin, chia sẻ quyền quyết sách và cùng gánh vác trách nhiệm để góp phần phát triển nhân cách của người CBCC. Việc công chức tham gia một cách dân chủ vào quá trình ban hành các quyết định quan trọng của tổ chức công cũng là việc để mỗi CBCC khẳng định giá trị của bản thân, góp phần thực hiện sự thống nhất giữa giá trị cá thể và giá trị công.

Phát huy dân chủ trong các cơ quan HCNN trong điều kiện hiện nay chính là thực hiện tốt quy chế dân chủ trong các cơ quan HCNN và các đơn vị sự nghiệp công theo Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 của Chính phủ về “thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan HCNN và đơn vị sự nghiệp cơng lập”. Theo đó, các cơ quan HCNN cần thực hiện tốt công khai thông tin trong nội bộ cơ quan để đảm bảo “quyền được biết” của CBCC và viên chức; thơng qua nhiều hình thức, phương thức khác nhau để đảm bảo quyền tham gia của CBCC, viên chức trong quá trình ban hành các quyết

định, nhất là các quyết định liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của CBCC và viên chức; phát huy tốt vai trò giám sát của CBCC và viên chức trong mọi hoạt động của cơ quan và hoạt động thực thi công vụ của đội ngũ CBCC. Đặc biệt, trong bối cảnh vai trò của tri thức và đổi mới, sáng tạo ngày càng tăng lên như hiện nay, các tổ chức HCNN và đơn vị sự nghiệp công cần đặc biệt coi trọng việc “quản lý tri thức”. Thực chất của quản lý tri thức chính là tổ chức hành chính và đơn vị sự nghiệp công thông qua phương thức nhất định để có thể phát huy, tích hợp các sáng kiến, tri thức, hiểu biết và thông tin của các thành viên trong tổ chức để phục vụ cho việc đổi mới và phát triển của tổ chức. Quản lý tri thức khác với quản lý con người, có khi quản lý được con người nhưng chưa hẳn là đã quản lý được tri thức. Vấn đề cốt lõi để có thể quản lý được tri thức là phát huy dân chủ trong các cơ quan, tôn trọng tự do tư tưởng, tự do ý kiến và việc tranh luận trong hoạt động của cơ quan. Hiện nay, nhiều nước trên thế giới chủ trương xây dựng tổ chức theo mơ hình “tổ chức học tập” cũng chính là nhằm giúp cho tổ chức có thể quản lý tốt tri thức, qua đó thúc đẩy năng lực sáng tạo của tổ chức. Dù ở phương diện nào, để phát huy tính tự chủ và thực hiện tốt quy chế dân chủ, người lãnh đạo trong các tổ chức hành chính và đơn vị sự nghiệp cơng lập cần đổi mới văn hóa quản lý, từ lấy vật làm trung tâm sang lấy con người làm trung tâm, từ nhấn mạnh kiểm sốt chặt chẽ sang phát huy tính tự chủ của khách thể quản lý, từ phong cách lãnh đạo độc đoán, chuyên quyền sang phong cách lãnh đạo dân chủ, từ khép kín với mơi trường sang “mở” với môi trường.

Một phần của tài liệu Ths CTH nâng cao đạo đức công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức thành phố cần thơ hiện nay (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w