Hạn chế và yếu kém về đạo đức công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức

Một phần của tài liệu Ths CTH nâng cao đạo đức công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức thành phố cần thơ hiện nay (Trang 57 - 60)

cơng chức

Bên cạnh một số ưu điểm nói trên, ĐĐCV của một bộ phận không nhỏ CBCC thành phố Cần Thơ còn một số hạn chế và yếu kém. Cụ thể:

Thứ nhất, vẫn cịn một bộ phận khơng nhỏ CBCC thiếu tinh thần phục vụ nhân dân, sách nhiễu nhân dân. Vẫn còn một bộ phận CBCC sử dụng

quyền lực được giao để phục vụ lợi ích cá nhân hoặc để người thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi. Một số CBCC chưa thật sự tơn trọng và bảo đảm thực hiện các quyền của cơng dân, vẫn cịn tình trạng sách nhiễu, gây khó khăn cho người dân và doanh nghiệp khi người dân và doanh nghiệp làm việc với các cơ quan công quyền. Thái độ và cung cách làm việc của một số công chức vẫn thiên về “kiểm soát” và “quản lý” dân, mà chưa phải là phục vụ dân một cách đúng pháp luật và vô điều kiện.

Thứ hai, một bộ phận CBCC chưa thật sự đặt lợi ích cơng lên trên hết trong thực thi cơng vụ. Vẫn cịn một bộ phận CBCC cá nhân chủ nghĩa, sống

ích kỷ, thực dụng, cơ hội, vụ lợi; chỉ lo thu vén cá nhân, không quan tâm đến lợi ích tập thể; mắc vào “lợi ích nhóm”, “lợi ích cục bộ”, “lợi ích ngành”, cấu kết với doanh nghiệp để trục lợi, tham ô và tham nhũng; lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn được giao để dung túng, bao che, tiếp tay cho tham nhũng, tiêu cực; sử dụng quyền lực được giao để phục vụ lợi ích cá nhân hoặc để người thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi.

Thứ ba, một bộ phận CBCC chưa đảm nhận tốt trách nhiệm cơng của

cơ sở, thiếu kiểm tra, đơn đốc, khơng nắm chắc tình hình địa phương, cơ quan, đơn vị mình; thờ ơ, vơ cảm, thiếu trách nhiệm trước những khó khăn, bức xúc và địi hỏi chính đáng của nhân dân. Một bộ phận CBCC chưa thật sự chấp hành nghiêm pháp luật trong thực thi cơng vụ, vẫn cịn tình trạng làm trái pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng. Báo cáo của Sở Tư pháp thành phố Cần Thơ cho thấy, trong năm 2017, qua kiểm tra đã phát hiện 06 văn bản có dấu hiệu chưa phù hợp về mặt nội dung, chưa thực hiện đầy đủ quy định về trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luât. Một bộ phận CBCC năng suất, chất lượng và hiệu quả làm việc cịn thấp, chưa thật sự tận tụy với cơng việc. Tính năng động trong thực thi cơng vụ của một số CBCC còn chưa cao. Báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2016 cho thấy, số điểm về tính năng động của chính quyền mà Cần Thơ đạt được là khơng cao (4.68 điểm). Tình trạng lãng phí trong thực hiện quản lý và thực thi cơng vụ cịn khá nghiêm trọng; vẫn cịn tình trạng mua sắm, sử dụng tài sản công vượt quy định; chi tiêu công quỹ tuỳ tiện, vơ ngun tắc. Sử dụng lãng phí nguồn nhân lực, phí phạm thời gian lao động. Một số CBCC chưa thật sự làm gương về đạo đức, vẫn cịn tình trạng đánh bạc, rượu chè bê tha, mê tín dị đoan, ủng hộ hoặc tham gia các tổ chức tôn giáo bất hợp pháp. Sa vào các tệ nạn xã hội, vi phạm thuần phong, mỹ tục, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, chuẩn mực đạo đức gia đình và xã hội.

Thứ tư, một số CBCC chưa thật sự coi trọng việc thực hiện công bằng xã hội trong thực thi công vụ. Trong thực tiễn thực thi cơng vụ, vẫn cịn tình

trạng thiên vị, ưu ái cho một số doanh nghiệp, chưa tạo cơ hội bình đẳng và cơng bằng cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động; vẫn còn biểu hiện đặc quyền lợi; phân biệt đối xử; chưa coi trọng việc ưu tiên lợi ích cho nhóm yếu thế, chưa quan tâm đủ mức đến việc thực hiện các giải pháp nhằm thu hẹp khoảng cách và chênh lệch về thu nhập và trình độ phát triển giữa các tầng lớp dân cư, giữa các vùng miền. Đặc biệt, trong giải quyết các công việc cụ thể của người dân, một số CBCC chưa công bằng trong đối xử với

mọi người dân. Tình trạng người thân quen, có “bơi trơn” thì được ưu ái và tạo thuận lợi trong giải quyết cơng việc, cịn người “khơng quen”, khơng có “bơi trơn” thì gây khó dễ trong cung ứng dịch vụ vẫn cịn tồn tại ở nhiều nơi. Báo cáo Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2016 cho thấy, số điểm mà Cần Thơ đạt được về tạo mơi trường cạnh tranh bình đẳng đạt thấp (4.47 điểm).

Thứ năm, một số cơ quan hành chính và một bộ phận CBCC chưa coi trọng việc cơng khai thông tin, việc thực hiện công khai thông tin để đảm bảo “quyền được biết” của người dân còn nhiều hạn chế. Hiện nay, việc thực

hiện công khai thông tin đã được quy định trong nhiều văn bản luật khác nhau như Luật Phòng chống tham nhũng, Luật tiếp cận thông tin, Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở cơ sở...Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là ý thức, trách nhiệm của một số CBCC nên việc thực hiện công khai và minh bạch thơng tin vẫn cịn một số hạn chế, yếu kém. Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính cơng cấp tỉnh năm 2016 cho thấy, số điểm về tính cơng khai, minh bạch mà Cần Thơ đạt được là 6.14 điểm. Chỉ số này tuy có cao hơn so với một số tỉnh, thành nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra. Thực tế cho thấy, việc thực hiện công khai, minh bạch trong quy hoạch đất đai, dự án công cũng như thủ tục hành chính vẫn cịn nhiều bất cập, nhất là ở cơ sở.

Thứ sáu, việc phát huy dân chủ và tăng cường sự tham gia của người dân tuy đã được coi trọng nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. Sự tham gia của

người dân là cốt lõi của quản trị dân chủ. Nói cách khác, sự tham gia của người dân cả về độ rộng và độ sâu là thể hiện mức độ dân chủ của một quốc gia. Trong công cuộc đổi mới, Cần Thơ đã coi trọng việc phát huy dân chủ, tăng cường sự tham gia của người dân. Bên cạnh những kết quả đạt được, về phương diện này, Cần Thơ vẫn còn nhiều hạn chế. Báo cáo Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính cơng cấp tỉnh năm 2015 cho thấy, số điểm mà Cần Thơ đạt được về sự tham gia của người dân ở cấp cơ sở đạt trên trung bình (5.11 điểm). Trong hoạt động lãnh đạo, quản lý, vẫn cịn khơng ít CBCC ngại tiếp

xúc, đối thoại với nhân dân, chưa thật sự tôn trọng sự tham gia của người dân. Đặc biệt, tuy phản biện xã hội là một hình thức phát huy sự tham gia của người dân trong q trình xây dựng chính sách, nhưng nhiều cơ quan hành chính và CBCC chưa thật sự tạo điều kiện để MTTQ, các đoàn thể nhân dân và báo chí tham gia tư vấn, phản biện và giám định xã hội. Do chưa thật sự mong muốn sự phản biện của nhân dân, nên hoạt động phản biện xã hội vẫn cịn mang tính hình thức, chưa phát huy đầy đủ tác dụng và hiệu quả cần có của nó.

Thứ bảy, một số cơ quan hành chính và đội ngũ CBCC cịn chưa thật sự tơn trọng yếu tố lý tính, khoa học và hiệu năng trong thực thi công vụ nên dẫn đến tình trạng lãng phí, hiệu quả thấp trong thực thi công vụ. Do thiếu ý thức

trách nhiệm, kinh nghiệm chủ nghĩa và nhiều ngun nhân khác nên vẫn cịn tình trạng một số cán bộ lãnh đạo quyết định hoặc tổ chức thực hiện gây lãng phí, thất thốt tài chính, tài sản, ngân sách nhà nước, đất đai, tài nguyên...; đầu tư công tràn lan, hiệu quả thấp hoặc không hiệu quả. Đặc biệt ở cơ sở, do không coi trọng yếu tố lý tính, khoa học và hiệu năng nên nhiều dự án cơng liên quan trực tiếp đến lợi ích và cuộc sống của người dân ở cơ sở chưa mang lại hiệu quả như mong muốn, dẫn đến “nơi thì khơng có trường học và chợ; nơi có trường học và chợ nhưng lại khơng có học sinh và khơng có người họp”.

Một phần của tài liệu Ths CTH nâng cao đạo đức công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức thành phố cần thơ hiện nay (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w