Nghiên cứu và xác lập các chuẩn mực đạo đức công vụ và làm cho các giá trị, chuẩn mực đạo đức thấm sâu vào hệ thống thể chế

Một phần của tài liệu Ths CTH nâng cao đạo đức công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức thành phố cần thơ hiện nay (Trang 76 - 77)

cho các giá trị, chuẩn mực đạo đức thấm sâu vào hệ thống thể chế

Các chuẩn mực ĐĐCV là “linh hồn” của hoạt động cơng vụ nói chung và hoạt động của HCNN nói riêng. Nó là cái định hướng cho nhận thức, hành vi và việc xây dựng thể chế. Nếu hệ thống chuẩn mực về ĐĐCV được xác lập một cách cụ thể, đầy đủ thì nó sẽ là cơ sở cho hoạt động giáo dục, bồi dưỡng về ĐĐCV cũng như hoạt động xây dựng thể chế và điều chỉnh hành vi, việc làm của công chức. Ngược lại, nếu các chuẩn mực, giá trị về ĐĐCV không được xác lập rõ và đầy đủ thì cản trở rất lớn đến việc nâng cao ĐĐCV. Đặc biệt, trong bối cảnh khi mà các hệ giá trị đạo đức xã hội đứng trước nguy cơ bị đảo lộn, người ta rất khó phân định được ranh giới giữa cái tốt và cái xấu, giữa cao cả và thấp hèn… thì việc xác lập một cách rõ ràng và đúng đắn các chuẩn mực, giá trị của ĐĐCV càng có ý nghĩa hơn bao giờ hết.

Nghiên cứu các tài liệu phục vụ cho hoạt động giáo dục ĐĐCV cũng như các bài viết về ĐĐCV ở nước ta cho thấy, chúng ta vẫn chưa xác lập được một cách đầy đủ, có căn cứ khoa học và thực tiễn hệ thống các chuẩn mực ĐĐCV. Nhiều nghiên cứu cho rằng, cần, kiệm, liêm, chính; chí cơng vơ tư là những chuẩn mực ĐĐCV cơ bản, nhưng lại chưa đi sâu phân tích nội hàm của những chuẩn mực đó. Mặt khác, cũng cần thấy rằng, cần, kiệm, liêm, chính; chí cơng vơ tư tuy là các chuẩn mực đạo đức công vụ cơ bản, nhưng rõ ràng là chưa đủ. Trong bối cảnh mới hiện nay, cần thiết phải có sự nghiên cứu một cách hệ thống, sâu sắc để làm rõ các giá trị cơ bản về ĐĐCV, từ đó làm cơ sở và định hướng cho việc xây dựng ĐĐCV ở nước ta. Tuy mỗi quốc gia do có điều kiện khác nhau nên có các giá trị, chuẩn mực về ĐĐCV có sự khác nhau nhất định. Nhưng, nhìn trên phạm vi tồn thế giới hiện nay, nhiều người cho rằng: phục vụ cơng; lợi ích cơng; trách nhiệm công; công bằng xã hội; hiệu năng kinh tế; dân chủ là những giá trị, chuẩn mực cơ bản về ĐĐCV.

Cùng với việc nghiên cứu, xác lập nên hệ thống các chuẩn mực ĐĐCV, cần coi trọng việc “đạo đức hóa” hệ thống thể chế. Hay nói cách khác, phải làm cho thể chế thật sự thấm nhuần tinh thần đạo đức và luân lý. Max Weber đã nói: “Mọi người tin tưởng vào thể chế không phải là tin tưởng vào bản thân thể chế, mà là tin tưởng vào định hướng đạo đức và quy phạm giá trị của thế chế đó” [14, tr. 114]. Vì thế, có thể xem thể chế là nơi thể hiện tập trung về giá trị đạo đức. Làm cho các giá trị, chuẩn mực đạo đức thấm sâu vào hệ thống thể chế hay “đạo đức hóa” thể chế chính là việc đưa những nguyên tố giá trị đạo đức, tinh thần luân lý vào trong các quy phạm thể chế, đồng thời dựa vào sự điều chỉnh và khích lệ của thể chế để thực hiện sự định hướng đối với nhận thức và hành vi đạo đức cho đội ngũ CBCC. Dựa vào cơ chế này, ĐĐCV từ lương tri, quan niệm chuyển thành sự chế ước của thể chế; phạm vi lan tỏa của ĐĐCV từ sự lựa chọn ngẫu nhiên của cá thể chuyển thành hành vi tập thể mang tính phổ biến. Thơng qua sự kiểm sốt đối với hành vi khơng đạo đức và khích lệ hành vi đạo đức, quá trình thực thi quyền lực của đội ngũ CBCC được chế ước có hiệu quả, ĐĐCV được mở rộng và tăng cường. Xét trong dài hạn, sự chế ước của thể chế đối với đội ngũ CBCC sẽ làm cho việc thực hành đạo đức của CBCC trở thành một thói quen. Nó khơng chỉ góp phần hình thành nên mơ thức hành vi của đội ngũ CBCC, mà cịn hình thành nên văn hóa của tổ chức cơng. Đến lượt nó, văn hóa của tổ chức cơng lại củng cố quan niệm giá trị và thúc đẩy việc thực hành đạo đức của người CBCC. Khơng dừng lại ở đó, văn hóa đạo đức của tổ chức cơng cịn có tác dụng định hướng văn hóa đạo đức của tồn xã hội, từ đó góp phần làm cho đời sống xã hội trở nên lành mạnh và đạo đức hơn.

Một phần của tài liệu Ths CTH nâng cao đạo đức công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức thành phố cần thơ hiện nay (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w