Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Ths CTH nâng cao đạo đức công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức thành phố cần thơ hiện nay (Trang 60 - 63)

Những hạn chế, yếu kém về ĐĐCV của một bộ phận CBCC thành phố Cần Thơ do nhiều nguyên nhân, trong đó có thể kể đến một số nguyên nhân sau đây:

Thứ nhất, tác động từ mặt trái của kinh tế thị trường và quá trình hội nhập quốc tế. Kinh tế thị trường và q trình hội nhập quốc tế có những ưu

thế và tạo ra thời cơ nhất định cho quốc gia và địa phương phát triển, nhưng bên cạnh đó, nó cũng có mặt trái và thách thức nhất định. Nền kinh tế thị trường có ưu điểm là giúp phân bổ nguồn lực trở nên hiệu quả hơn, tuy nhiên, mặt trái của nó là, nếu quản lý yếu kém sẽ làm trầm trọng hóa các vấn đề xã

hội, đạo đức. Kinh tế thị trường dễ kích thích lối sống thực dụng, lối hành xử “tiền trao cháo múc”. Trong nền kinh tế thị trường, các quan hệ mua bán trên thị trường rất dễ thâm nhập vào trong lĩnh vực cơng, từ đó làm biến dạng các quan hệ và tính chất của khu vực cơng, tình trạng “mua”, “chạy” trong khu vực cơng thời gian qua là biểu hiện rõ nét về sự thâm nhập của các quan hệ thị trường vào hoạt động của khu vực công ở nước ta.

Hội nhập quốc tế trong bối cảnh tồn cầu hóa là thời cơ để mỗi quốc gia phát triển, nhưng thách thức đặt ra cũng khơng phải là ít. Một trong các thách thức đó là, chủ nghĩa cá nhân với tư cách ý thức hệ của giai cấp tư sản thế giới rất dễ thâm nhập và lấn át ý thức hệ xã hội chủ nghĩa. Chủ nghĩa cá nhân về đạo đức của giai cấp tư sản chủ trương lấy lợi ích cá nhân làm trung tâm, đặt lợi ích và việc thực hiện lợi ích cá nhân lên vị trí đầu tiên. Việc thâm nhập các tư tưởng chủ nghĩa cá nhân cực đoan này vào nước ta rất dễ làm suy yếu nền tảng đạo đức xã hội, nhất là đạo đức của chủ nghĩa tập thể - đặt lợi ích của cá nhân trong sự thống nhất với lợi ích của tập thể, ưu tiên lợi ích của tập thể lên trên lợi ích cá nhân.

Thứ hai, một bộ phận CBCC thiếu tu dưỡng về đạo đức, lối sống, nhận

thức chưa đầy đủ về ĐĐCV, chưa tự nguyện thực hành theo các chuẩn mực, giá trị cơ bản của ĐĐCV. Bản thân người CBCC giữ vai trò quyết định trong việc thực hành các chuẩn mực và nguyên tắc của ĐĐCV. Tuy nhiên, trong thực tế, vẫn cịn một bộ phận khơng nhỏ CBCC và viên chức thiếu tu dưỡng về đạo đức, lối sống, chưa có quan điểm đúng đắn về quyền lực và sử dụng quyền lực. Một số CBCC vẫn coi quyền lực mà họ có là “sở hữu riêng” của họ, mà khơng thấy được rằng, quyền lực mà họ có là do người dân ủy thác mà có. Một số CBCC chưa nhận thức được rằng, quyền lực mà họ sử dụng là quyền lực cơng và phải được sử dụng vì mục đích cơng. Do nhận thức sai nên dẫn đến hiện tượng sử dụng quyền lực để mưu cầu lợi ích tư, nắm quyền lực trong tay nhưng không phục vụ dân, mà gây phiền hà, sách nhiễu cho

người dân. Cũng có một bộ phận CBCC nhận thức chưa sâu sắc các chuẩn mực ĐĐCV, chưa có ý thức “nội tâm hóa” và “thực hành hóa” các chuẩn mực như phục vụ dân, lợi ích cơng, trách nhiệm công, công bằng xã hội, hiệu năng, công khai và dân chủ vào trong hoạt động cơng vụ của mình. Một bộ phận CBCC chưa coi việc thực hành ĐĐCV như một nhu cầu tự thân của bản thân và là lẽ sống của người CBCC.

Thứ ba, công tác xây dựng ĐĐCV còn nhiều hạn chế và yếu kém. Điều

này được thể hiện qua nhiều phương diện, trong đó chủ yếu là: 1) một số nơi cịn đơn giản hóa vấn đề xây dựng ĐĐCV, vẫn cịn xem việc nâng cao ĐĐCV cho đội ngũ CBCC chỉ đơn thuần là hoạt động của ngành tuyên giáo, mà chưa thấy được tính phức tạp của cơng việc này; 2) các giá trị cơ bản của ĐĐCV hoặc là chưa được xác định và nhận diện đầy đủ và cụ thể, hoặc là một số giá trị chưa được phân tích và làm rõ về nội hàm và các biểu hiện chủ yếu của nó. Phân tích các tài liệu, sách giáo khoa phục vụ đào tạo, bồi dưỡng về ĐĐCV cho đội ngũ CBCC chúng ta thấy hầu như các tài liệu này chưa đề cập một cách đầy đủ các chuẩn mực của ĐĐCV. Hoặc có đề cập nhưng một số chuẩn mực, giá trị mới được thế giới thừa nhận lại chưa được đưa vào; 3) việc thể chế hóa các nguyên tắc, chuẩn mực của ĐĐCV thành pháp luật ĐĐCV và các quy định mang tính chuẩn tắc chưa được coi trọng đúng mức; 4) công tác giáo dục, bồi dưỡng ĐĐCV trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ còn nhiều bất cập. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng, thời gian đào tạo, bồi dưỡng, phương thức đào tạo, bồi dưỡng còn chưa tương xứng với yêu cầu; 5) việc đánh giá, giám sát CBCC và xử lý CBCC vi phạm kỷ luật ĐĐCV cịn nhiều hạn chế nên tính răn đe cịn chưa cao; 6) chưa có cơ quan chuyên trách về xây dựng ĐĐCV nên chưa xác định được cơ quan chịu trách nhiệm chính về xây dựng ĐĐCV; 7) vai trò làm gương của cán bộ lãnh đạo cấp cao, thủ trưởng các đơn vị về thực hành ĐĐCV còn chưa được phát huy đầy đủ; 8) dân chủ xã hội chủ

nghĩa chưa được phát huy đầy đủ, sự tham gia và giám sát của xã hội đối với q trình thực thi cơng vụ vẫn chưa đáp ứng yêu cầu đề ra.

Thứ tư, việc thực hiện các nghị quyết, quy định của Trung ương về xây dựng Đảng còn chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra. Một số cấp ủy Đảng chưa

tập trung, quyết liệt trong lãnh đạo, tổ chức thực hiện các nghị quyết, quy định, hướng dẫn của Trung ương về công tác xây dựng Đảng; chưa thường xuyên sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm; công tác kiểm tra, giám sát ở một số cấp ủy Đảng chưa quan tâm đúng mức. Đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tham nhũng, lãng phí là việc rất hệ trọng, khó khăn, lâu dài, nhưng một số cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị biện pháp chỉ đạo thực hiện chưa thật mạnh mẽ, quyết liệt.

Một phần của tài liệu Ths CTH nâng cao đạo đức công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức thành phố cần thơ hiện nay (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w