Xây dựng và ban hành Luật đạo đức công vụ

Một phần của tài liệu Ths CTH nâng cao đạo đức công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức thành phố cần thơ hiện nay (Trang 77 - 81)

Hiện nay, ở nhiều nước trên thế giới đã ban hành Luật về ĐĐCV. Trên thế giới, Hoa Kỳ là quốc gia đầu tiên trên thế giới ban hành Luật về đạo đức cơng chức. Bên cạnh đó, các nước OECD đã ban hành nhiều luật khác nhau

nhằm điều chỉnh ĐĐCV. Ở Thái Lan, Bộ luật Công vụ của nước này được chính thức ban hành năm 1992. Điều 91 có nội dung: Người nhận chức phải tuân thủ các quy định các hoạt động hành chính và quy chế ĐĐCV do Ủy ban Cơng vụ ban hành. Văn Phịng Ủy ban Cơng vụ mới đây đã ban hành cuốn sách về những giá trị cốt lõi cho công chức áp dụng vào công việc hàng ngày. Những quy định này được thiết kế theo cuốn sổ tay bỏ túi để tiện cho việc sử dụng hằng ngày. Gồm 4 chương như sau:

1) đạo đức cá nhân, theo đó phải có nguyên tắc và phẩm chất đạo đức tốt, thực hiện nhiệm vụ một cách trung thực và khơng vụ lợi cá nhân, có thái độ cư xử đúng mực và phải ln hồn thiện mình; 2) đạo đức với cơ quan, theo đó, phải trung thực, cơng bằng và không thiên vị, thực hiện nhiệm vụ bằng hết khả năng của mình với tinh thần tận tụy, nhiệt tình, phải ln đúng giờ và tận dụng tối đa thời gian cho cơng việc, bảo vệ và sử dụng an tồn, tiết kiệm tài sản công; 3) mối quan hệ với đồng nghiệp, với cấp trên và với cấp dưới, theo đó cần hợp tác, giúp đỡ và tư vấn, khuyên bảo, quan tâm thường xuyên tới động cơ và lợi ích của cấp dưới, xây dựng làm việc theo đội, nhóm với tinh thần tương trợ lẩn nhau khi thi hành nhiệm vụ, có thái độ lịch sự, nhã nhặn và có mối quan hệ tốt với mọi người, cố gắng kiềm chế phê phán công việc của người khác và phàn nàn về cơng việc của mình; 4) đạo đức với cơng chúng và với xã hội, theo đó phải phục vụ nhân dân với thái độ lịch sự và công bằng, đáng tin cậy, không nhận quà biếu hay ân huệ vượt quá giới hạn cho phép. [16].

Ở Nhật Bản, ĐĐCV đã được thể chế hóa trong Luật đạo đức công chức

nhà nước và Quy định về đạo đức công chức nhà nước. Ở Anh, đạo đức công

vụ được quy định trong “Luật phòng chống tham nhũng”, “Tiêu chuẩn hành

được quy định trong “Luật đạo đức chính phủ Canada”, “Luật về xung đột lợi

ích”, “Tiêu chuẩn hành vi trong phục vụ công”...

Trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, việc đề cao giá trị của Hiến pháp, luật được coi là vấn đề mang tính nguyên tắc nhằm bảo đảm tinh thần thượng tôn pháp luật trong đời sống xã hội. Thực trạng pháp luật về đạo đức cơng chức cho thấy, ngồi những quy định chung mang tính nguyên tắc được quy định trong Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Luật Cán bộ, công chức và một số văn bản quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong việc quản lý đội ngũ công chức thuộc quyền thì hầu hết các quy định của pháp luật về đạo đức công chức hiện hành đều được quy định tại các văn bản dưới luật, cụ thể là Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức ban hành kèm theo Quyết định của cơ quan, tổ chức ở trung ương và địa phương trong phạm vi thẩm quyền được pháp luật quy định. Các văn bản quy định về đạo đức công chức được ban hành ở những thời điểm khác nhau kể cả 3 văn bản luật nêu trên.

Việc ban hành Luật Đạo đức công chức sẽ đáp ứng được yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. Mặt khác, khắc phục được tình trạng quy định về đạo đức cơng chức tản mạn trong các văn bản quy phạm pháp luật dưới luật dẫn đến việc hiệu quả tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về đạo đức cơng chức cịn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu cải cách hành chính hiện nay. [11].

Có thể đưa ra lộ trình hồn thiện pháp luật về đạo đức công chức trong thời gian tới như sau:

Một là, tiến hành rà soát, đánh giá các văn bản quy phạm pháp luật

hiện hành về đạo đức công chức trong giai đoạn chuẩn bị ban hành Luật Đạo đức cơng chức. Như đã phân tích ở trên, các văn bản quy phạm pháp luật về

đạo đức công chức hiện hành ở nước ta được ban hành vào nhiều thời điểm khác nhau, trong các quy định của nhiều loại văn bản quy phạm pháp luật khác nhau và tập trung chủ yếu trong quyết định của các bộ, ngành nên có giá trị pháp lý khơng cao. Việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật đơn hành về đạo đức công chức từ trung ương tới địa phương không thể tránh khỏi những mâu thuẫn về nội dung các quy định, tính thống nhất khơng cao. Chính vì vậy, khi chưa ban hành Luật Đạo đức công chức, việc đầu tiên cần tiến hành là rà soát, tập hợp các văn bản quy phạm pháp luật về đạo đức cơng chức để có cơ sở đánh giá tồn bộ các văn bản quy phạm pháp luật về đạo đức công chức hiện hành nhằm phát hiện những mâu thuẫn, chồng chéo, những quy định khơng thống nhất, từ đó nghiên cứu đề xuất những quy định cần thiết phải được ban hành trong điều kiện đẩy mạnh CCHC. Việc tập hợp, rà soát, đánh giá các văn bản quy phạm pháp luật về đạo đức công chức hiện hành là cơ sở cho việc đánh giá sự tác động, vai trò, hiệu lực của các văn bản quy phạm pháp luật về đạo đức công chức đối với việc xây dựng và kiện tồn đội ngũ cơng chức ở nước ta hiện nay. Trong cơng tác pháp điển hóa, đây là hoạt động pháp điển hóa hình thức được nhiều nước trên thế giới áp dụng, trong đó có Việt Nam.

Hai là, cùng với cơng tác pháp điển hóa hình thức như đã đề xuất ở

trên, thì cần thiết phải pháp điển hóa nội dung. Đó là sớm ban hành Luật Đạo đức công chức trên cơ sở kế thừa và phát triển các quy định của pháp luật về đạo đức công chức hiện hành theo yêu cầu của sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay. Về hình thức, Luật Đạo đức cơng chức cần tuân thủ các quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, trong đó Luật Đạo đức cơng chức bao gồm các chương, mục điều, khoản. Nội dung Luật Đạo đức công chức cần tập trung vào các vấn đề cụ thể sau: 1) xác định rõ mục đích của Luật Đạo đức cơng chức là nhằm bảo đảm thực hiện những chuẩn mực tối thiểu quy định hành vi công chức, đồng thời xác định rõ các giá trị

đạo đức công chức mà công chức mong muốn đạt được; 2) xây dựng nguyên tắc đạo đức cơng chức theo u cầu CCHC, trong đó cần thể hiện đầy đủ các ngun tắc như phục vụ cơng; lợi ích cơng; trách nhiệm công; công bằng xã hội; hiệu quả và dân chủ; 3) xây dựng các quy định về chuẩn mực xử sự đối với công chức; 4) quy định về trách nhiệm của công chức và của cơ quan, tổ chức, đơn vị đối với việc thực hiện pháp luật về đạo đức công chức; 5) quy định về công khai nội dung chuẩn mực đạo đức công chức được pháp luật ghi nhận; 6) quy định về giám sát, kiểm tra đối với cơng chức. Ngồi việc ban hành Luật đạo đức công chức, cần bổ sung, sửa đổi một số luật có liên quan, đảm bảo để các giá trị, nguyên tắc cơ bản của đạo đức công vụ như phục vụ cơng; lợi ích cơng; trách nhiệm cơng; cơng bằng xã hội; hiệu năng và dân chủ được thể hiện đầy đủ.

Một phần của tài liệu Ths CTH nâng cao đạo đức công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức thành phố cần thơ hiện nay (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w