CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỚNG ĐẾN VIỆC XÁC LẬP VÀ THỰC HIỆN CÁC CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ

Một phần của tài liệu Ths CTH nâng cao đạo đức công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức thành phố cần thơ hiện nay (Trang 32 - 37)

CÁC CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ

Từ quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử ta thấy, có nhiều yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến việc xác lập và thực hiện các chuẩn mực ĐĐCV. Có thể nói, các yếu tố kinh tế, chính trị, văn hóa (theo nghĩa rộng), xã hội và mức độ “mở” trong giao lưu và hợp tác với bên ngồi đều ảnh hưởng đến q trình xác lập và thực hiện các chuẩn mực ĐĐCV. Ở đây, luận văn chỉ đề cập đến một số yếu tố ảnh hưởng trực tiếp nhất đến việc xác lập và thực hiện các chuẩn mực ĐĐCV.

Thứ nhất, vai trò chủ thể của mỗi cán bộ, công chức. Sự tự giác rèn

luyện và thực hành các chuẩn mực ĐĐCV của người CBCC là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc xác lập và thực hiện các chuẩn mực ĐĐCV. Trong thực thi công

vụ, vai trị của đội ngũ CBCC chính là: hoạch định chính sách; thực thi chính sách và cung ứng dịch vụ cơng. Là chủ thể của hoạt động thực thi công vụ, nếu mỗi CBCC thông qua nhiều phương thức để học tập, chuyển hóa các chuẩn mực đạo đức, đồng thời thực hành các chuẩn mực đó trong thực tiễn là điều kiện tiên quyết để “đạo đức hóa” hoạt động cơng vụ. Ở đây, địi hỏi người CBCC cần phải có nhu cầu, động cơ thật sự trong việc học tập và thực hành đạo đức. Cịn nếu người CBCC khơng nhận thức được đầy đủ các chuẩn mực ĐĐCV, các nguyên tắc, điều kiện để thực hành theo các chuẩn mực đó cũng như khơng xem thực hành ĐĐCV là một nhu cầu nội tại thì khi đó, các chuẩn mực ĐĐCV rất khó được “thực tiễn hóa” trong thực tiễn thực thi cơng vụ.

Thứ hai, giáo dục ĐĐCV thơng qua q trình xã hội hóa cá nhân. Giáo dục ĐĐCV có tầm quan trọng đặc biệt đối với việc xác lập và thực hành các chuẩn mực ĐĐCV của CBCC. Giáo dục ở đây là theo nghĩa rộng, tức là việc tham gia vào quá trình giáo dục ĐĐCV của nhiều thiết chế gắn liền với quá trình xã hội hóa của mỗi CBCC, mà khơng chỉ là giáo dục ĐĐCV trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Các thiết chế tham gia vào việc giáo dục đạo đức, giáo dục ĐĐCV của CBCC có nhiều, nhưng chủ yếu là: gia đình, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức nơi CBCC làm việc và thiết chế chuyên thực hiện chức năng đào tạo, bồi dưỡng về ĐĐCV. Trong các thiết chế nói trên, giáo dục của tổ chức nơi CBCC làm việc thông qua các phương thức khác nhau (trong đó có phê bình và tự phê bình) và giáo dục của cơ quan, tổ chức chuyên thực hiện chức năng đào tạo, bồi dưỡng cơng chức có ý nghĩa đặc biệt. Hiện nay, nhiều nước đã thành lập nên cơ quan, tổ chức chuyên thực hiện chức năng đào tạo, bồi dưỡng về ĐĐCV cho công chức. Với nhiều phương pháp đào tạo, bồi dưỡng khác nhau, giáo dục ĐĐCV cho công chức trong các cơ quan, tổ chức chuyên thực hiện chức năng giáo dục ĐĐCV của chính phủ đã góp phần quan trọng để CBCC nhận thức được, “lĩnh hội” được các giá trị, nguyên tắc và chuẩn mực ĐĐCV.

Thứ ba, pháp luật và pháp quyền. “Pháp luật hóa” ĐĐCV và dựa vào

sức mạnh của pháp quyền là yếu tố tác động trực tiếp đến việc xác lập và thực thi ĐĐCV. “Pháp luật hóa” ĐĐCV được hiểu là thơng qua quy phạm pháp luật để xác định rõ nguyên tắc, chuẩn mực của ĐĐCV và thúc đẩy hành vi ĐĐCV. “Pháp luật hóa” ĐĐCV có nghĩa là pháp luật đề ra những quy định về nguyên tắc, chuẩn mực ĐĐCV, cũng như mục đích đạo đức, hành vi đạo đức và cơng cụ đạo đức trong quá trình CBCC tiếp xúc, làm việc với cơ quan, xã hội, doanh nghiệp và cá nhân cơng dân. Mỗi khi ĐĐCV được “pháp luật hóa” cũng có nghĩa là nó sẽ bảo đảm thực hiện thơng qua nhiều kênh kiểm sốt, giám sát khác nhau như: sự kiểm sốt bên trong của bộ máy hành chính, sự kiểm sốt của đảng cầm quyền, cơ quan lập pháp, tư pháp, cơ quan kiểm tra, giám sát chuyên ngành và sự tham gia rộng rãi của xã hội. “Pháp luật hóa” ĐĐCV khơng chỉ lấy trừng phạt làm mục đích, mà nó cịn có vai trị khích lệ, cỗ vũ việc thực hành ĐĐCV của CBCC.

Thứ tư, chuẩn tắc hành vi. Trong lĩnh vực quản lý cơng, chuẩn tắc hành vi

cũng có thể được quy định trong các văn bản pháp luật, cũng có thể được thể hiện trong tuyên ngôn, triết lý hoạt động của tổ chức hành chính. CBCC hoạt động trong các cơ quan khác nhau, gắn với các lĩnh vực và đối tượng khơng giống nhau. Chính vì thế, bên cạnh những chuẩn tắc ĐĐCV phổ quát mà mỗi CBCC cần tuân thủ, cịn có những chuẩn tắc đạo đức đặc thù gắn với từng đối tượng cơng chức khác nhau. Chính vì lẽ đó, chuẩn tắc hành vi được thể hiện qua các quy định của tổ chức cũng là yếu tố góp phần xác lập và thực hiện ĐĐCV. Mặt khác, các chuẩn tắc ĐĐCV nếu khơng thể chế hóa thành các tiêu chuẩn hành vi cụ thể thì rất khó được tn thủ. Do đó, việc thơng qua ban hành “bộ tiêu chuẩn” về hành vi cho CBCC trong thực thi công vụ là yếu tố quan trọng để họ thực hành theo các chuẩn mực của ĐĐCV. Chuẩn tắc hành vi là một sự mô tả về nghĩa vụ, trách nhiệm, bổn phận của công chức trong phục vụ cơng, từ đó làm định hướng cho hoạt động thực thi công vụ của công chức.

Thứ năm, cơ chế thực thi. Một yếu tố đặc biệt quan trọng ảnh hưởng

đến việc xác lập và thực hành các chuẩn mực ĐĐCV đó chính là cơ chế thực thi. Cơ chế thực thi ĐĐCV chính là hệ thống cơ chế và trình tự hành chính để kiểm sốt và giám sát hành vi thường ngày của công chức. Mục tiêu của hệ thống cơ chế này chính là nhằm phát hiện dễ dàng các hành vi không đạo đức, ngăn chặn hành vi không đạo đức và xử lý hành vi không đạo đức. Một số cơ chế được coi trọng sử dụng như cơ chế về trình tự hành chính, cơ chế đánh giá hiệu quả, cơ chế xử lý trách nhiệm, cơ chế giám sát kiểm soát nội bộ. Trong hệ thống các cơ chế này, đảm bảo trình tự hành chính theo các chuẩn mực ĐĐCV, cụ thể hóa tiêu chuẩn về đạo đức trong đánh giá CBCC, xử lý nghiêm CBCC vi phạm ĐĐCV và đưa ra khỏi bộ máy những người vi phạm nghiêm trọng về ĐĐCV là đặc biệt quan trọng.

Thứ sáu, mức độ tự chủ của CBCC và việc phát huy dân chủ trong tổ chức cơng. Tocqueville cho rằng: “việc hình thành đạo đức cơng tốt đẹp

không phải chủ yếu là nghe giảng ở trên lớp, cũng không phải là những thuyết giáo trống rỗng, mà là thơng qua sự tham gia chính trị thực tế để có được tri thức về chính trị, hình thành nên kỹ năng chính trị, tiếp đó tạo ra đạo đức cơng tốt đẹp” [25, tr. 850]. Chính vì lẽ đó, việc tin tưởng CBCC, coi trọng tính năng động, sáng tạo của đội ngũ CBCC trong hoạt động thực thi công vụ, phát huy năng lực tự quản, tự kiểm soát, tự chủ của đội ngũ CBCC trong q trình giải quyết những cơng việc có liên quan là nhân tố quan trọng để xác lập và thực hành ĐĐCV. Bên cạnh đó, phát huy dân chủ trong tổ chức cơng thơng qua việc khích lệ, tạo điều kiện để đội ngũ CBCC tham gia vào quá trình xây dựng và ban hành các quyết định quan trọng của tổ chức, tôn trọng và tiếp thu những ý kiến hợp lý của CBCC cũng rất quan trọng. Việc phát huy dân chủ trong tổ chức thông qua việc chia sẻ về thông tin, chia sẻ quyền quyết sách và cùng gánh vác trách nhiệm có tác dụng góp phần phát triển nhân cách của người CBCC.

Việc công chức tham gia một cách dân chủ vào quá trình ban hành các quyết định quan trọng của tổ chức công cũng là việc để mỗi CBCC khẳng định giá trị của bản thân, góp phần thực hiện sự thống nhất giữa giá trị cá thể và giá trị công.

Thứ bảy, công khai minh bạch, dân chủ và cơ chế kiểm tra, giám sát.

Công khai, minh bạch và dân chủ vừa là một trong những chuẩn mực của ĐĐCV, vừa là yếu tố góp phần vào việc xác lập và thực hành các chuẩn mực ĐĐCV. Công khai minh bạch hoạt động thực thi công vụ sẽ tạo điều kiện để người dân giám sát hoạt động cơng vụ của cơng chức, từ đó có thể ngăn ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm ĐĐCV. Cùng với minh bạch, việc đảm bảo phát huy dân chủ, thực hiện tốt sự kiểm soát, giám sát của Đảng cầm quyền, cơ quan lập pháp, cơ quan tư pháp, các tổ chức xã hội, báo chí và người dân đối với nền hành chính cũng như hoạt động thực thi công vụ của đội ngũ CBCC cũng là yếu tố quan trọng góp phần vào việc xác lập và thực hành các chuẩn mực ĐĐCV. Trong điều kiện Việt Nam, do Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng duy nhất cầm quyền nên sự kiểm tra, giám sát của Đảng đối với HCNN là rất quan trọng.

Chương 2

Một phần của tài liệu Ths CTH nâng cao đạo đức công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức thành phố cần thơ hiện nay (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w