Một số chuẩn mực đạo đức công vụ cơ bản

Một phần của tài liệu Ths CTH nâng cao đạo đức công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức thành phố cần thơ hiện nay (Trang 28 - 32)

Từ sự phân tích trên có thể thấy, tuy cách diễn đạt của mỗi quốc gia về các chuẩn mực ĐĐCV có sự khác nhau nhất định, nhưng qua nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, pháp luật Việt Nam và pháp luật một số nước về ĐĐCV, có thể thấy các chuẩn mực ĐĐCV sau đây là những chuẩn mực ĐĐCV cơ bản:

Thứ nhất, phục vụ công hay phục vụ nhân dân. Với tư cách một trong những nguyên tắc của ĐĐCV, phục vụ công là do địa vị của công dân trong xã hội dân chủ pháp quyền, tính chất của chính quyền, tính chất của HCNN quyết định. Từ ý nghĩa nào đó, phục vụ công là lý do tồn tại của HCC. Điều này có nghĩa, hoạt động cơng vụ khơng phải hoạt động để mưu cầu lợi ích tư. Mục đích của thực thi cơng vụ là vì lợi ích của người khác, của tập thể và xã hội. Nói cụ thể, các cơ quan HCNN và đội ngũ CBCC cần đảm bảo sự an tồn và phẩm giá của cơng dân, bảo đảm việc thực hiện quyền kinh tế, chính trị và xã hội của công dân, nâng cao phúc lợi công. Với tư cách là người đại diện cho công dân, người CBCC cần lấy niềm hạnh phúc của người dân làm niềm hạnh phúc và lẽ sống của mình. Điều này cũng có nghĩa, giá trị của bản thân mỗi CBCC được thực hiện thông quá trình họ đảm bảo sự tự do và thúc đẩy sự phát triển toàn diện của tồn thể cơng dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng tính chất phục vụ nhân dân của nhà nước ta cũng như tư cách

phục vụ của đội ngũ CBCC. Người nhấn mạnh, một sứ mệnh quan trọng của chính phủ đó là phải khơng ngừng nâng cao và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân. Người nhấn mạnh, độc lập dân tộc chỉ có ý nghĩa thật sự khi người dân được tự do và hạnh phúc. Người thường xuyên nhắc nhở CBCC phải thực hiện tốt phương châm: “Việc gì có lợi cho dân thì phải hết sức làm; việc gì có hại cho dân thì phải hết sức tránh”. Đối với cá nhân người CBCC, phục vụ cơng hay phục vụ nhân dân đó chính là trong hoạt động công vụ phải lấy công dân làm trung tâm, phải phục vụ dân một cách đúng pháp luật và vô điều kiện; không được quan liêu, sách nhiễu dân.

Thứ hai, lợi ích cơng. HCC là phương thức để thực hiện mục đích

của nhà nước. Ở đây, mục đích của nhà nước chính là lợi ích cơng. Đối với HCNN, để thực hiện tốt lợi ích cơng địi hỏi chính sách và hoạt động thực thi công vụ cần thể hiện và duy trì lợi ích của đa số người dân; thực hiện sự ưu tiên đối với lợi ích của nhóm yếu thế; vượt qua được “lợi ích đặc thù”, “lợi ích nhóm”; vượt qua được “lợi ích ngành”, “lợi ích cục bộ” và “lợi ích địa phương”; vượt qua được lợi ích ngắn hạn để hướng tới lợi ích dài hạn. Điều này cũng có nghĩa là, trong thực thi cơng vụ, các cơ quan hành chính và đội ngũ CBCC cần thực hiện “năm chống”. Đó là chống “lợi ích nhóm”; chống “lợi ích cục bộ của ngành”; chống “lợi ích cục bộ của địa phương”; chống “lợi ích ngắn hạn” và “chống chủ nghĩa cá nhân”. Đối với cá nhân người CBCC, để thực hiện tốt lợi ích cơng, cần “dĩ cơng vi thượng”, “chí cơng vơ tư”, phải tránh được sự xung đột lợi ích, nhất là sự xung đột giữa lợi ích tư với lợi ích cơng. Đặc biệt, với cá nhân người CBCC do “chủ nghĩa cá nhân” là cái đối lập với lợi ích cơng. Do đó, phải bằng mọi cách chống chủ nghĩa cá nhân, khơng được “chỉ lo mình béo, mặc thiên hạ gầy”.

Thứ ba, đảm bảo công bằng xã hội. Trong đời sống xã hội hiện thực,

lợi ích là một vấn đề cốt lõi nhất. Bản chất của chính sách và hoạt động thực thi công vụ của các cơ quan công quyền và đội ngũ CBCC chính là phân phối lợi

ích và các nguồn lực khan hiếm. Vì thế, thể hiện cơng bằng xã hội là một chuẩn tắc đạo đức đối với các cơ quan công quyền và đội ngũ CBCC. Từ ý nghĩa thấp nhất của nó, cơng bằng xã hội thể hiện ở chỗ: Công bằng về quyền lợi và phản đối đặc quyền; đảm bảo sự công bằng về cơ hội và phản đối sự kỳ thị, phân biệt đối xử; tuân thủ trình tự cơng bằng và hạn chế sự tùy tiện của quyền lực; theo đuổi phân phối công bằng và tránh sự phân hóa hai cực. Cơng bằng xã hội cịn có nghĩa là trong mỗi chính sách và thể chế cần có quan niệm cơng bằng giữa các thế hệ, bởi lẽ “ý nghĩa của tất cả những lý tính hiện tại chính là ở chỗ nó cống hiến cái thiện (cái tốt) cho tương lai” [15]. Đối với công chức, sự cơng bằng cịn bao gồm việc đối xử một cách cơng bằng với mỗi người dân. Khơng được vì lý do nào đó mà phân biệt đối xử và thiên vị.

Thứ tư, trách nhiệm (công). Ý nghĩa thật sự của đời sống đạo đức xã

hội là nghĩa vụ mà không phải là quyền lợi. Hành vi hướng tới cái tích cực và cái thiện không phải do quyền lợi quyết định, mà do nghĩa vụ phục tùng cái thiện quyết định. Tự do và quyền lợi của cá nhân chỉ được xác nhận khi cá nhân đó đã thực hiện nghĩa vụ của mình. Trách nhiệm cơng (trách nhiệm công vụ) của HCC bao gồm trách nhiệm chính trị, trách nhiệm pháp luật, trách nhiệm hành chính và trách nhiệm đạo đức. Cụ thể, trách nhiệm chính

trị của HCC và đội ngũ CBCC chính là đáp ứng kịp thời những yêu cầu hợp

pháp, chính đáng của cơng dân, khơng được thờ ơ, vô cảm trước các yêu cầu hợp pháp, chính đáng của người dân; bảo vệ lợi ích của dân tộc; bảo vệ và thực hiện lợi ích cơng. Trách nhiệm pháp luật của HCC và đội ngũ CBCC là tôn trọng hiến pháp và pháp luật; nghiêm chỉnh trong thực thi pháp luật; đồng thời đảm nhận hậu quả pháp lý nếu vi phạm pháp luật.

Trách nhiệm hành chính của HCC và đội ngũ CBCC chính là thực

hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình; khơng vượt quyền, lạm quyền, làm sai chức năng khi thực hiện nhiệm vụ; bảo đảm tính hợp pháp và hợp lý về trình tự trong thực thi nhiệm vụ; làm việc

với chất lượng và hiệu quả cao. Trách nhiệm đạo đức của đội ngũ CBCC chính là, trong gia đình, ngồi xã hội và trong lĩnh vực hoạt động của mình, mỗi CBCC cần thể hiện được sự chính trực, trung thực, nhân ái, liêm khiết, cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư. [1]

Vấn đề cốt lõi của trách nhiệm công là đội ngũ CBCC cần thực hiện tốt nghĩa vụ, bổn phận của người CBCC; đồng thời, phải chịu trách nhiệm đối với hành vi của mình, phải chịu trách nhiệm trước những việc cần làm nhưng lại không làm.

Thứ năm, lý tính và hiệu năng kinh tế. Lý tính được hiểu là vận dụng

cơng cụ và phương pháp khoa học và hiệu quả để đạt được mục tiêu đã đề ra. Một trong những tiêu chí cốt lõi của hiện đại hóa chính là “lý tính hóa”. Sự phê phán đối với chủ nghĩa lý tính cơng cụ của HCC khơng có nghĩa là HCC loại trừ lý tính. HCC cũng như hoạt động cơng vụ rất cần dựa vào sức mạnh lý tính để thực hiện mục tiêu tốt đẹp. Điều này có nghĩa là, trên cơ sở tơn trọng giá trị của tri thức khoa học, HCC cũng như hoạt động cơng vụ cần vận dụng khoa học và trí tuệ vào trong thực tiễn hoạt động của mình; trên cơ sở tôn trọng giá trị của nguồn lực để sử dụng và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực cơng. Dưới sự định hướng của lợi ích cơng, HCC và hoạt động cơng vụ cần tìm kiếm con đường kinh tế hơn và hiệu năng hơn để đạt tới mục tiêu cơng, hạn chế tối đa tình trạng lãng phí. Đối với một số dự án, cơng trình lớn liên quan tới lợi ích và cuộc sống của đơng đảo người dân, tiềm ẩn rủi ro tương đối lớn và chưa có tiền lệ để tham khảo thì chính phủ, chun gia, các nhà khoa học và người dân cần phải hết sức thận trọng, cần có sự thảo luận kỹ càng, trao đổi nhiều lần và đánh giá toàn diện được và mất, để đảm bảo việc thiết kế chương trình, dự án cơng phù hợp với khoa học và lý tính. Trong thực tế, một số CBCC xây dựng và quyết định thực hiện các dự án lớn nhưng thiếu cẩn trọng, chưa được luận chứng kỹ lưỡng về cơ sở khoa

học và thực tiễn là trái với lý tính và hiệu năng kinh tế với tư cách một chuẩn mực của ĐĐCV.

Thứ sáu, công khai minh bạch và phát huy dân chủ. Dân chủ không chỉ là một chế độ chính trị, mà cịn là một giá trị của quản lý HCC, hơn nữa còn là một phương thức quản lý HCC. Nền hành chính dân chủ khơng chỉ yêu cầu đội ngũ CBCC với tư cách là “công bộc của dân” cần cung cấp dịch vụ công đảm bảo về số lượng và chất lượng cho người dân, mà còn yêu cầu đội ngũ CBCC cần bảo đảm các nguyên tắc của hoạt động công vụ, nhất là nguyên tắc công khai, minh bạch và đảm bảo sự tham gia của người dân. Trong q trình thực thi cơng vụ, đội ngũ CBCC phải công khai thông tin để đảm bảo “quyền tiếp cận thơng tin của người dân”. Trong q trình hoạch định chính sách cơng, đội ngũ CBCC cần khích lệ sự tham gia của cơng dân. Đội ngũ CBCC cần phải có tác phong dân chủ, phải biết lắng nghe tiếng nói của người dân, tăng cường đối thoại với người dân. Người CBCC cần phải chống lại tất cả những hành vi, việc làm phương hại đến chế độ dân chủ, cần phải vượt qua được sự chi phối của lợi ích nhóm, lợi ích đặc thù.

Một phần của tài liệu Ths CTH nâng cao đạo đức công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức thành phố cần thơ hiện nay (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w