Tăng cường cơ chế thực hiện đạo đức công vụ trong các cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công

Một phần của tài liệu Ths CTH nâng cao đạo đức công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức thành phố cần thơ hiện nay (Trang 84 - 88)

quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công

Việc tăng cường cơ chế thực hiện nhằm nâng cao ĐĐCV của đội ngũ CBCC có ý nghĩa và vai trị đặc biệt quan trọng. Hoạt động thực thi công vụ của đội ngũ CBCC và viên chức là hoạt động gắn liền với tổ chức. Vì thế, việc thực hiện có hiệu quả các cơ chế trong nội bộ có ý nghĩa rất quan trọng. Theo đó, cần quan tâm đến một số vấn đề sau:

Thứ nhất, ban hành và thực thi chuẩn tắc hành vi. Trong lĩnh vực HCC,

chuẩn tắc hành vi cũng có thể được quy định trong các văn bản pháp luật, cũng có thể được thể hiện trong tun ngơn, triết lý hoạt động của tổ chức hành chính. Chuẩn tắc hành vi là một sự mô tả về nghĩa vụ, trách nhiệm, bổn phận của cơng chức trong phục vụ cơng, từ đó định hướng cho hoạt động thực

thi cơng vụ của cơng chức. Chẳng hạn, ở mức độ nào đó, việc thực hiện mơ hình “Nụ cười cơng sở” ở tỉnh Đồng Tháp với phương châm “sáu biết” (biết chào, biết cười, biết lắng nghe, biết hướng dẫn, biết cảm ơn, biết xin lỗi) cũng chính là đề ra các chuẩn tắc hành vi văn hóa, hành vi đạo đức cho đội ngũ cơng chức. Việc Chính phủ Anh đề ra bảy nguyên tắc nhằm thực hiện phương châm “coi công dân như khách hàng” cũng chính là thơng qua việc ban hành chuẩn tắc hành vi để định hướng hành vi của cơng chức. Theo đó, Chính phủ Anh đã đề ra bảy ngun tắc để thực hiện phương châm “coi công dân như khách hàng” như sau: 1) nắm bắt và hiểu được nhu cầu của khách hàng; 2) tuân thủ chuẩn tắc phục vụ khách hàng do chính phủ đề ra; 3) nơi giải quyết cơng việc coi “khách hàng” là chủ (sạch sẽ, đi lại thuận tiện, thông tin được cung cấp đầy đủ, rõ ràng...); 4) trình tự giải quyết khiếu nại chặt chẽ, đúng quy định; 5) lấy chất lượng phục vụ “khách hàng” làm tiêu chuẩn chủ yếu để đánh giá; 6) chuẩn mực và lịch sự trong giao tiếp với khách hàng; 7) cải tiến và đổi mới không ngừng để phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn.

Trong thời gian qua, một số cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp cơng lập thành phố Cần Thơ đã ban hành chuẩn tắc hành vi cho đội ngũ CBCC và viên chức. Tuy nhiên, việc này mới chỉ thực hiện ở một số đơn vị, mặt khác, các tiêu chuẩn hành vi được thể hiện trong quy chế của một số cơ quan vẫn chưa bám sát vào các nguyên tắc, chuẩn mực của ĐĐCV. Một số nơi thiên về chuyện “ăn, mặc” của công chức, mà chưa đề cập đến các giá trị cốt lõi, cơ bản của phục vụ cơng cũng như ĐĐCV. Chính vì lẽ đó, Sở Nội vụ cần nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước về phương diện này, từ thực tiễn của địa phương và các giá trị, chuẩn mực cơ bản của ĐĐCV để xây dựng chuẩn tắc hành vi cho đội ngũ CBCC thành phố Cần Thơ trong thời kỳ mới, trình UBND thành phố xem xét, quyết định. Ngoài ra, từ lĩnh vực hoạt động của mình, mỗi cơ quan hành chính, mỗi đơn vị sự nghiệp cơng cần thể chế hóa các ngun tắc, chuẩn mực ĐĐCV thành nội quy, quy chế giữ vai trò là

chuẩn tắc hành vi điều chỉnh hành vi của công chức và viên chức. Chỉ thông qua phương thức như thế này, các giá trị, chuẩn mực về ĐĐCV vốn trừu tượng, khó nắm bắt mới trở thành cái cụ thể, trực quan và dễ thực hiện đối với CBCC và viên chức.

Thứ hai, phát huy vai trò làm gương của người đứng đầu cơ quan.

Người đứng đầu cơ quan có vai trị đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của tổ chức cũng như xây dựng ĐĐCV. Là “trung tâm của sự chú ý”, vai trò làm gương của người lãnh đạo, người đứng đầu có ý nghĩa rất quan trọng. Nếu người đứng đầu tự giác thực hiện theo các chuẩn mực ĐĐCV thì các thành viên trong tổ chức sẽ tự giác thực hiện. Cịn nếu người lãnh đạo khơng gương mẫu, khơng tự giác thực hiện thì cho dù người đứng đầu có nói nhiều về ĐĐCV cũng trở nên vơ ích. Muốn cho cấp dưới có trách nhiệm, liêm chính thì người lãnh đạo, người đứng đầu phải trách nhiệm và liêm chính; muốn cho cấp dưới cơng bằng trong đối xử thì người lãnh đạo phải cơng bằng trong đối xử. Chính vì lẽ đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh coi làm gương về đạo đức là một phương thức trong việc nâng cao đạo đức cách mạng.

Thứ ba, thông qua việc tăng cường giám sát trình tự hành chính, cơ chế

đánh giá và cơ chế xử lý trách nhiệm để dễ dàng phát hiện các hành vi không đạo đức, ngăn ngừa hành vi không đạo đức và xử lý hành vi không đạo đức. Trình tự hành chính được hiểu là các ngun tắc, thủ tục trong thực thi công vụ mà đội ngũ cán bộ, công chức phải tuân thủ. Chẳng hạn như việc tuân thủ các quy định pháp luật của CBCC về vấn đề công khai thông tin, lấy ý kiến của nhân dân trong q trình ban hành các chính sách quan trọng. Xét trong nội bộ hệ thống hành chính, có nhiều chủ thể tham gia vào việc thanh tra, kiểm tra và giám sát trình tự hành chính này. Chẳng hạn như của cấp trên đối với cấp dưới, của cơ quan cơ quan kiểm tra chuyên ngành (Sở Tư pháp). Sự giám sát việc chấp hành các trình tự hành chính sẽ kịp thời phát hiện các thiếu sót (nhiều khi cũng là các vi phạm về đạo đức cơng vụ) để có sự điều chỉnh

hoặc xử lý theo quy định của pháp luật. Cùng với giám sát trình tự hành chính, các cơ quan hành chính cần đổi mới cơng tác đánh giá hiệu quả. Theo đó, cần đề ra các tiêu chí cụ thể trong đánh giá CBCC, trong đó các tiêu chí về ĐĐCV cần được nhấn mạnh hơn và các tiêu chí về ĐĐCV cũng cần cụ thể, tránh chung chung. Việc đưa ra kết quả đánh giá đối với CBCC cần kết hợp thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó cần coi trọng ý kiến đánh giá của đối tượng phục vụ trực tiếp, nhất là ý kiến đánh giá của người dân. Từ cơ chế giám sát, từ cơ chế đánh giá hiệu quả, các cơ quan hành chính cần xử lý nghiêm đối với những CBCC vi phạm nghiêm trọng về trình tự hành chính hay có vấn đề về năng lực và đạo đức; cần phải đưa ra khỏi bộ máy những CBCC yếu kém về năng lực và phẩm chất, xử lý trách nhiệm chính trị, trách nhiệm hành chính, trách nhiệm pháp luật đối với người vi phạm nghiêm trọng về ĐĐCV; khắc phục bằng được một số biểu hiện không tốt trong xử lý CBCC hiện nay như: “dùng phê bình thay cho xử lý theo pháp luật”, “vi phạm khuyết điểm là điều chuyển công tác”, “dùng kỷ luật Đảng thay cho xử lý trách nhiệm theo pháp luật”…

Thứ tư, cải thiện điều kiện làm việc của công chức. Cải thiện môi

trường, điều kiện làm việc của CBCC cũng là một vấn đề quan trọng cần chú ý trong nâng cao ĐĐCV của CBCC. Đối với thành phố Cần Thơ hiện nay, cần quan tâm đến hai phương diện chủ yếu: 1) tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của các cơ quan HCNN và các đơn vị sự nghiệp công. Lợi ích của việc xây dựng chính phủ điện tử là rất lớn như nhiều người chỉ ra. Có thể nói, việc xây dựng chính phủ điện tử tạo cơ sở kỹ thuật để chúng ta thực hiện một chính phủ cơng khai, dân chủ, hiệu quả, cơng bằng và liêm chính. Trong xây dựng ĐĐCV, việc coi trọng vận dụng công nghệ thông tin vào trong hoạt động của các cơ quan HCNN và đơn vị sự nghiệp cơng cũng sẽ góp phần thực hiện các giá trị của ĐĐCV như công khai, minh bạch, hiệu quả, trách nhiệm, công bằng và liêm chính. Ngược lại, nếu khơng chú

trọng việc vận dụng cơng nghệ thông tin vào trong hoạt động của các cơ quan hành chính, hoặc chưa phát huy tối đa cơng năng của chính phủ điện tử thì cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện các chuẩn mực ĐĐCV. Chính vì lẽ đó, hiện nay, Cần Thơ cần đặc biệt coi trọng xây dựng chính quyền điện tử, đặt ra lộ trình và mục tiêu cụ thể để có thể xây dựng Thành phố thơng minh như thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.

Cùng với tăng cường xây dựng chính quyền điện tử, cần coi trọng việc cải thiện chế độ lương và thu nhập cho đội ngũ CBCC và viên chức. Thực tế ở nhiều nước cho thấy, muốn bồi dưỡng tinh thần liêm chính, muốn cơng chức phục vụ dân tốt hơn, muốn hạn chế tình trạng “tham nhũng vặt” trong khu vực cơng, cần phải nâng cao tiền lương, thu nhập cho công chức và viên chức. Singapore chủ trương trả lương cao cho CBCC để “dưỡng liêm” cũng chính là xuất phát từ nhận thức này. Hiện nay, chế độ lương của công chức và viên chức dù đã có sự cải thiện nhưng cịn nhiều bất hợp lý, thiếu sự cơng bằng giữa khu vực công và khu vực tư, giữa các khối khác nhau. Chẳng hạn, lương, thu nhập của bác sỹ và giáo viên hiện nay được đánh giá là chưa tương xứng với sự cống hiến và đóng góp của họ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng “tham nhũng vặt” trong giáo dục và y tế. Chính vì lẽ đó, cần coi việc trả lương cao là một biện pháp nhằm nâng cao ĐĐCV hiện nay. Nhà nước cần có cải cách mạnh mẽ tiền lương trên cơ sở thực hiện phịng chống tham nhũng có hiệu quả và tinh giản biên chế. Thành phố Cần Thơ cần nghiên cứu và đề xuất với Trung ương về một số cơ chế đặc thù, trong đó có cơ chế được trả lương cao cho cơng chức, viên chức nhằm thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cũng như góp phần bồi dưỡng ĐĐCV cho cơng chức, viên chức.

Một phần của tài liệu Ths CTH nâng cao đạo đức công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức thành phố cần thơ hiện nay (Trang 84 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w