1.2.2.3 Quy trình lập dự tốn ngân sách:
1.3.1.1. Kinh nghiệ mở Cộng hoà Liên bang Đức:
xã. Quyền lực nhà nước nằm ở liên bang và các tiểu bang. Mỗi cấp có chức năng riêng. Hệ thống ngân sách nhà nước được chia thành 3 cấp:
- Ngân sách liên bang, - Ngân sách các bang,
- Ngân sách các xã trực thuộc bang.
Trong hiến pháp liên bang quy định rõ ngân sách các cấp là độc lập với nhau và do cơ quan lập pháp ở từng cấp quyết định. Quốc hội Liên bang quyết định ngân sách Liên bang. Quốc hội Bang quyết định ngân sách Bang; Hội đồng nhân dân các cấp trực thuộc bang quyết định ngân sách cấp mình. Việc tổng hợp ngân sách chỉ có ý nghĩa về mặt thống kê.
Bên cạnh Hiến pháp của liên Bang cịn có nhiều luật quy định về ngân sách nhà nước như Luật ngân sách liên bang, luật thúc đẩy sự ổn định và tăng trưởng kinh tế, luật các nguyên tắc ngân sách cho liên bang và các bang, luật ngân sách bang, luật ngân sách hàng năm.
Hiến pháp của Cộng hồ liên bang Đức cịn quy định quyền ban hành các luật thuế. Hiến pháp quy định rõ các loại thuế nào do chính quyền liên bang quy định, loại thuế nào do chính quyền Bang quy định. Thuế của cấp nào ban hành thì cấp đó quy định về thuế suất. Chính quyền các cấp được quy định những loại thuế riêng của cấp chính quyền, nhưng khơng có trong danh mục chung. Việc phân định nguồn thu không căn cứ vào nhiệm vụ chi cũng như khả năng của từng địa phương, do đó đây là nguyên nhân dẫn đến địa phương nào có điều kiện thì ngân sách nhiều hơn.
- Về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi gữa các cấp ngân sách: Nguồn thu phân chia giữa các cấp ngân sách:
Các khoản thu 100% của ngân sách liên bang gồm: Thuế xuất nhập khẩu, thuế bảo hiểm, thuế tiêu thụ đặc biệt (thuốc lá, rượu, bia), thuế xăng dầu.
Các khoản thu, ngân sách bang hưởng 100% gồm: Thuế tài sản, thuế thừa kế, thuế giao thông, thuế xổ số, thuế đua ngựa...
Các khoản thu, ngân sách xã hưởng 100% gồm: Thuế nhà đất, thuế hành nghề, thuế vui chơi giải trí, phí, lệ phí...
Các khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách: Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp phân chia giữa liên bang và bang; thuế thu nhập các nhân phân chia giữa liên bang, bang, xã...
Bang và xã có thể đưa ra các khoản thu riêng của mình, nếu khoản thu đó khơng có trong danh mục chung.
- Về phân cấp nhiệm vụ chi:
Ngân sách liên bang đảm nhiệm các nhiệm vụ chi quan trọng như chi về quốc phòng, ngoại giao, bảo hiểm xã hội, chi cho bộ máy chính quyền liên bang, chi điều hồ giữa các vùng khó khăn...
Ngân sách bang đảm nhiệm các nhiệm vụ chi về tư pháp, trợ giúp xã hội, công an, đào tạo các trường đại học, lương giáo viên, trợ cấp cho các xã có khó khăn, chi cho bộ máy hành chính của bang...
Ngân sách xã đảm nhiệm các nhiệm vụ còn lại theo nguyên tắc cái gì gắn với dân nhất thì giao cho xã. Xã đảm nhiệm các khoản chi về cơ sở giáo dục, văn hoá thể thao, trợ cấp xã hội, kết cấu hạ tầng cơng cộng (cấp thốt nước, cơng viên, nghĩa trang...), giao thông trong phạm vi xã.
- Về lập dự toán ngân sách nhà nước:
Hàng năm, Bộ Tài chính liên bang hướng dẫn lập dự tốn chung cho các cấp ngân sách; căn cứ các luật thuế, luật ngân sách nhà nước, các cấp đều thực hiện lập dự tốn ngân sách cho cấp mình. Chính quyền các cấp phê chuẩn ngân sách cấp mình cho ngân sách năm sau. Ngân sách của bang tổng hợp chung từ ngân sách xã; ngân sách liên bang tổng hợp chung từ ngân sách các bang.
Nhu cầu chi của từng địa phương được tính tốn theo 3 tiêu chí: Dân số, số học sinh và tỷ lệ người thất nghiệp. Tất cả các tiêu chí này đều được quy đổi theo hệ số và được nhân với đơn giá. Đơn giá được xác định từ trước và áp dụng chung cho tất cả các địa phương được nhận trợ cấp.
Khả năng thu được tính tốn trên cơ sở phân định nguồn thu theo quy định của các luật thuế và tỷ lệ phần trăm các khoản thu để lại cho ngân sách xã hoặc bang.
Trên cơ sở đó xác định chênh lệch thu, chi và số cần phải hỗ trợ cho các xã, bang. Những địa phương có số thu lớn hơn chi thì khơng được trợ cấp thêm. Những địa phương nhu cầu chi thấp hơn nguồn thu được hưởng thì chỉ được hỗ trợ khoảng 80% số thiếu, nhằm mục đích địa phương phải tiết kiệm chi tiêu.
Các giải pháp để thực hiện bù đắp bội chi: các cấp được phân cấp đều được phép đi vay ngân hàng để bù đắp bội chi hoặc đầu tư vào các hạng mục cần thiết chưa huy động kịp thời nguồn thu.
Liên bang Đức có nguồn thu lớn, là nước công nghiệp phát triển lâu đời, hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, ý thức người dân chấp hành pháp luật tốt nên việc thực hiện luật thuế, luật ngân sách nhà nước nghiêm trong toàn liên bang.
Thơng thường, nguồn kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ trong năm là số thu của năm trước; còn số thu trong năm là để chi cho năm sau.
Dự toán các khoản chi trong năm tính tốn rất chi tiết, cụ thể, đúng định mức, tiết kiệm và chặt chẽ về thủ tục theo quy định.
Bài học từ kinh nghiệm ở Cộng hoà Liên bang Đức là phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi ràng ràng và ổn định trước khi lập dự toán ngân sách.