Nguyên nhân của những hạn chế:

Một phần của tài liệu cơ sở khoa học lập dự toán ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh nam định (Trang 64 - 67)

B Thu bổ sung từ ngân sách TW

2.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế:

- Về phân cấp quản lý ngân sách:

Hệ thống ngân sách nhà nước mang tính lồng ghép dẫn đến thẩm quyền giữa các cấp chồng chéo; quy trình lập ngân sách cũng phức tạp. Ngân sách nhà nước bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của các đơn vị hành chính có hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân (ngân sách tỉnh, ngân sách cấp huyện, ngân sách cấp xã). Khi Quốc hội ban hành nghị quyết phân bổ dự toán ngân sách nhà nước, bao gồm trung ương và ngân sách địa phương; khi hội đồng nhân dân tỉnh thông qua phân bổ ngân sách địa phương thì phân bổ những nội dung Quốc hội đã thơng qua, Thủ tướng Chính phủ giao.

Trong q trình lập dự tốn và chấp hành dự tốn ngân sách, việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ trong năm. Việc phân cấp nguồn thu giữa các cấp (giữa

trung ương và địa phương; giữa địa phương với nhau) ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn kinh phí thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị hoặc khơng thực hiện được hoặc thực hiện được, nhưng tiến độ chậm. Việc phân cấp nhiệm vụ chi cũng không rõ ràng; khi có nhiệm vụ mới phát sinh, trung ương quy định ngân sách địa phương phải đảm bảo nguồn kinh phí, nhưng ở địa phương nguồn thu hạn hẹp, khơng hồn thành chỉ tiêu thu nên nguồn kinh phí tăng thêm để thực hiện cho các nhiệm vụ mới là rất khó khăn.

Các khoản thu được để lại chi như học phí, viện phí; thu phí, lệ phí ở các cơ quan, đơn vị sự nghiệp hiện nay chưa rõ ràng, cụ thể nên khi lập dự toán chi cho các đơn vị sự nghiệp còn nhiều lúng túng và chưa sát thực tế.

Luật ngân sách nhà nước đã quy định thẩm quyền ban hành chính sách, chế độ về định mức phân bổ ngân sách, chế độ chi tiêu ngân sách; nhưng trong q trình thực hiện có một số bộ và cơ quan ngang bộ vẫn thực hiện hướng dẫn các định mức phân bổ, chế độ chi tiêu trái với quy định của Luật ngân sách nhà nước, dẫn đến quá trình thực hiện ở địa phương gặp nhiều khó khăn.

- Về nhận thức vai trị, tầm quan trọng cơng tác dự tốn:

Lãnh đạo của Uỷ ban nhân dân cấp huyện, xã: Xuất phát từ nhận thức chưa đúng về công tác quy hoạch chung phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm của địa phương nên đội ngũ cán bộ lãnh đạo chưa thấy tầm quan trọng, vai trò và tác dụng của cơng tác lập, chấp hành dự tốn ngân sách của địa phương, đơn vị. Những quan điểm, chủ trương lớn chưa được cụ thể hố thơng qua việc triển khai lập dự toán thu, chi ngân sách hàng năm. Để nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu lâu dài, ổn định của địa phương, cần bố trí một khoản kinh phí mà chế độ nhà nước cho phép để vận động đầu tư, cải cách thủ tục hành chính, hỗ trợ giải phóng mặt bằng...Thơng qua cơng tác lập dự tốn để rà sốt lại các khoản chi chưa hợp lý hoặc tập trung chỉ đạo thực hiện quyết liệt nhiệm vụ quan trọng có ảnh hưởng nhiều đến nhiệm vụ của đơn vị, địa phương.

địa phương chưa chỉ đạo quyết liệt và gắn công tác xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương với lập dự toán ngân sách nhà nước; chưa coi đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong quản lý, điều hành kinh tế của địa phương; thông thường chỉ giao cho các cơ quan chuyên môn thực hiện như thuế, tài chính...

Phần lớn, lãnh đạo địa phương chưa tập trung và dành nhiều thời gian, nên chưa phát huy hiệu quả của cơng tác lập dự tốn. Trong q trình triển khai, chưa coi trọng khâu tổ chức thực hiện (chấp hành dự toán) hoặc xem nhẹ khâu kế toán, quyết toán ngân sách nhà nước. Tất cả các khâu trong quá trình phân cấp, lập, chấp hành, kế toán và quyết toán ngân sách đều có quan hệ biện chứng với nhau và hỗ trợ, bổ sung trong quá trình quản lý. Kế tốn và quyết tốn đúng q trình thu, chi ngân sách là cơ sở thực tiễn để phân tích, đánh giá mức độ hồn thành dự tốn và đề ra các giải pháp thực hiện trong năm sau và thời gian tiếp theo.

- Chất lượng cán bộ còn thiếu về số lượng và yếu về trình độ chun mơn. Phần lớn cán bộ ở các cấp, các ngành chưa được đào tạo bài bản về cơng tác lập dự tốn thu, chi ngân sách nhà nước; cán bộ có kinh nghiệm trong cơng tác quản lý tài chính ngân sách để hướng dẫn, kiểm tra chưa nhiều. Một số cán bộ, một số đơn vị chưa nhận thức đầy đủ, chưa thật hiểu về Luật ngân sách nhà nước, các Luật thuế và chế độ thu ngân sách nên còn làm theo ý chủ quan. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chưa được quan tâm đúng mức.

- Do một số quy định về chế độ và định mức chi, định mức phân bổ dự toán chưa thật hợp lý và thường xuyên thay đổi nên ảnh hưởng đến phân cấp và quản lý chi. Khi đã lập dự toán thu và phân cấp nhiệm vụ chi, cân đối ngân sách cho các cấp ngân sách; nếu chế độ thay đổi hoặc định mức chi tăng lên sẽ rất khó trong việc cân đối nguồn để thực hiện.

Chương 3

Một phần của tài liệu cơ sở khoa học lập dự toán ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh nam định (Trang 64 - 67)

w