Phương hướng phát triển kinh tế xã hội của Nam Định.

Một phần của tài liệu cơ sở khoa học lập dự toán ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh nam định (Trang 68)

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CỤ THỂ NHẰM ĐẢM BẢO TÍNH KHOA HỌC TRONG LẬP DỰ TOÁN NSNN Ở NAM ĐỊNH

3.1.1.2. Phương hướng phát triển kinh tế xã hội của Nam Định.

Mục tiêu tổng quát:

Nâng cao chất lượng, hiệu quả, hiệu lực của hệ thống chính trị. Tích cực huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, coi trọng phát huy nội lực văn hoá, giáo dục và lợi thế về phát triển công nghiệp, nông nghiệp, kinh tế biển để tạo bước phát triển mới, nhanh, mạnh và vững chắc về kinh tế - xã hội. Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, trọng tâm là công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Tham gia hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tiếp tục củng cố, hoàn thiện quan hệ sản xuất. Phát triển kinh tế hài hoà, gắn kết với phát triển văn hoá, xã hội và bảo vệ môi trường. Thực hiện dân chủ và công bằng xã hội. Chăm lo nâng cao hơn nữa đời sống của nhân dân. Củng cố khối đại đoàn kết và đồng thuận xã hội. Tăng cường tiềm lực quốc phòng; giữ vững an ninh chính trị, trật tự - an toàn xã hội. Phát huy sức mạnh tổng hợp của Đảng bộ và nhân dân,

chủ động nắm bắt và tạo dựng thời cơ, phấn đấu rút ngắn khoảng cách về phát triển kinh tế so với tốc độ, trình độ chung của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Sớm xây dựng thành phố Nam Định trở thành đô thị loại I, Trung tâm của vùng Nam đồng bằng sông Hồng.

Các chỉ tiêu chủ yếu

- Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP - giá so sánh 1994) tăng bình quân 13 - 14%/năm; GDP bình quân đầu người (giá hiện hành) năm 2015 đạt 39 - 40 triệu đồng.

- Cơ cấu kinh tế đến năm 2015:

Nông, lâm, ngư nghiệp: 26,0% Công nghiệp, xây dựng: 39,5%

Dịch vụ: 34,5%

- Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản (giá so sánh 1994) tăng bình quân 3 - 4%/năm, trong đó thủy sản tăng 7%/năm.

- Giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 1994) tăng bình quân 22 - 23%/năm.

- Giá trị các ngành dịch vụ (giá so sánh 1994) tăng bình quân 12 - 13%/năm.

- Tổng giá trị hàng xuất khẩu trên địa bàn năm 2015 đạt 400 - 420 triệu USD. - Tổng vốn đầu tư xã hội trên địa bàn tăng 15 - 17%/năm.

- Thu ngân sách từ kinh tế địa phương năm 2015 đạt 2.200 - 2.300 tỷ đồng. - Tỷ lệ giảm sinh hàng năm 0,15 - 0,2%o.

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đến 2015 đạt 60% tổng số lao động. - Tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2015 còn 3%.

Định hướng phát triển và nhiệm vụ trọng tâm:

- Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn; phát triển toàn diện ngành nông nghiệp sản xuất hàng hoá; tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, kỹ thuật, quản lý để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và phát triển bền vững.

với việc phát triển nhanh một số giống lúa, cây công nghiệp, rau, cây vụ đông có chất lượng cao có khả năng tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Xây dựng, hình thành một số vùng nguyên liệu, chuyên canh, thâm canh có quy mô lớn; nghiên cứu và từng bước hình thành một số khu, điểm sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.

Tập trung lãnh đạo, thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khoá X) “Về nông nghiệp, nông dân và nông thôn”. Đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới, trong đó chú trọng phát huy vai trò chủ thể của nông dân và cộng đồng thôn xóm; tăng cường sự hướng dẫn và thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế khuyến khích của Nhà nước trên các lĩnh vực: hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, khuyến nông, chuyển nghề, đào tạo nghề... Tổng kết các mô hình làm điểm và mở rộng trong toàn tỉnh với lộ trình hợp lý, phấn đấu năm 2015 có 30 - 40% số xã, năm 2020 có 60 - 70% số xã đạt tiêu chí nông thôn mới.

- Tập trung đầu tư, phát triển, đưa công nghiệp trở thành ngành kinh tế chủ lực, góp phần chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, cơ cấu thu ngân sách; gắn kết với phát triển nông nghiệp và phục vụ có hiệu quả công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn.

Chú trọng phát triển các ngành công nghiệp động lực, công nghiệp công nghệ cao để có sản phẩm có giá trị gia tăng cao, đồng thời phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp thu hút nhiều lao động để thúc đẩy phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề và giải quyết việc làm nhất là ở khu vực nông thôn.

Khuyến khích hình thành một số cơ sở sản xuất phần cứng, phần mềm máy tính, thiết bị thông tin. Đầu tư chiều sâu, phấn đấu đưa Nam Định trở thành trung tâm nghiên cứu, sản xuất thuốc chữa bệnh của cả nước. Tích cực đổi mới, nâng cấp trình độ công nghệ, thiết bị và quản lý. Xây dựng và mở rộng các thương hiệu doanh nghiệp, thương hiệu sản phẩm chủ lực có uy tín và khả năng cạnh tranh cao trong và ngoài nước.

Đẩy mạnh xây dựng hạ tầng và thu hút các dự án sản xuất vào các khu, cụm công nghiệp đã được quy hoạch, hình thành một số khu công nghiệp công nghệ cao. Hoàn thành thủ tục đầu tư, khởi công xây dựng Nhà máy Nhiệt điện 2.400

MW tại Hải Hậu. Củng cố và phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề. Quan tâm bảo vệ môi trường sinh thái và tái tạo tài nguyên ngay từ các khâu: lựa chọn dự án, lựa chọn sản phẩm, đầu tư xây dựng, khai thác hoạt động, xử lý chất thải... ở các khu, cụm công nghiệp và làng nghề.

Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến công; khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nông thôn và làng nghề.

- Tiếp tục thúc đẩy các ngành, lĩnh vực dịch vụ phát triển, phục vụ tốt cho sản xuất kinh doanh và nâng cao đời sống theo hướng hiện đại văn minh.

Phát triển xuất khẩu bền vững, tăng nhanh các sản phẩm xuất khẩu đã qua chế biến có lợi thế như: thịt gia súc, gia cầm, thủy hải sản, dệt may, thủ công mỹ nghệ... Hạn chế xuất khẩu nguyên liệu thô, đẩy mạnh xuất khẩu trực tiếp. Củng cố các thị trường truyền thống, tích cực mở rộng thị trường mới. Khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch, hình thành và ổn định các tua du lịch trong tỉnh và liên tỉnh có lợi thế về du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, tâm linh, văn hoá. Đào tạo nguồn nhân lực du lịch có chất lượng. Tổ chức tốt các dịch vụ vận tải, phát triển dịch vụ vận tải công cộng ở đô thị và một số tuyến nội tỉnh. Phát triển các dịch vụ viễn thông, tài chính, ngân hàng, cung cấp điện, nước, khoa học công nghệ, y tế, giáo dục, tư vấn, lao động... chất lượng cao.

- Huy động tối đa và quản lý chặt chẽ các nguồn thu ngân sách, các nguồn vốn cho đầu tư và phát triển sản xuất, kinh doanh.

Sử dụng có hiệu quả ngân sách nhà nước, bảo đảm thu đúng, thu đủ đồng thời chú trọng nuôi dưỡng, phát triển các nguồn thu, tạo các nguồn thu lớn, ổn định. Bố trí, cân đối ngân sách phù hợp, phục vụ hiệu quả các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, tập trung nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng và giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc. Ưu tiên bố trí nguồn chi và bảo đảm tốc độ tăng chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo, y tế cao hơn các lĩnh vực khác. Tiếp tục mở rộng mạng lưới và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống ngân hàng trên địa bàn, chú trọng địa bàn nông thôn. Phấn đấu tăng mức huy động vốn từ 25 - 28%/năm, dư nợ cho vay

tăng 24 - 26%/năm.

- Coi trọng, phát huy thế mạnh về văn hoá, giáo dục. Đẩy mạnh chương trình giảm nghèo, giải quyết việc làm; nâng cao chất lượng bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội.

- Phát triển khoa học, công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội:

Tập trung nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất và đời sống, trong đó chú trọng các ngành nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm, công nghiệp công nghệ cao... nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu sản phẩm. Xây dựng kế hoạch, quy hoạch phát triển khoa học - công nghệ phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ có chất lượng cao, có cơ cấu trình độ, chuyên môn phù hợp. Đổi mới cơ chế quản lý khoa học - công nghệ theo hướng phù hợp với cơ chế thị trường, tạo động lực phát huy sáng tạo của đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ.

- Sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên; tích cực bảo vệ môi trường sinh thái: Phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ tài nguyên môi trường. Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong toàn xã hội.

Xây dựng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên. Triển khai các dự án cải tạo môi trường và xử lý chất thải. Đầu tư dứt điểm các công trình xử lý chất thải ở các khu, cụm công nghiệp, cơ sở y tế, làng nghề và ở các xã, thị trấn. Thường xuyên thực hiện tốt công tác kiểm tra, đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư trên địa bàn. Nghiên cứu, chủ động xây dựng, thực hiện các giải pháp khắc phục tác động của biến đổi khí hậu, nhất là ở vùng ven biển. Phấn đấu đến năm 2015 đạt tỷ lệ 96% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh.

- Tập trung cải tạo, nâng cấp, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội:

và các thành phần kinh tế để đẩy mạnh đầu tư cải tạo, nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng then chốt theo hướng hiện đại, chú trọng khu vực nông thôn và địa bàn khó khăn. Xác định đúng cơ cấu đầu tư. Phân bổ hợp lý các nguồn vốn đầu tư theo định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội và địa bàn.

- Tập trung đầu tư xây dựng vùng công nghiệp - dịch vụ thành phố Nam Định, vùng kinh tế biển trở thành các vùng kinh tế động lực, vùng sản xuất nông nghiệp phát triển bền vững, tạo thế ổn định cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Tiếp tục củng cố, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

3.1.2. Quan điểm nhằm đảm bảo tính khoa học trong lập dự toán ngân sách nhà nước ở Nam Định.

Một phần của tài liệu cơ sở khoa học lập dự toán ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh nam định (Trang 68)

w