Một số thành công

Một phần của tài liệu cơ sở khoa học lập dự toán ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh nam định (Trang 56)

B Thu bổ sung từ ngân sách TW

2.3.1. Một số thành công

- Về công tác chỉ đạo triển khai thực hiện: Trong 5 năm qua, cấp uỷ chính quyền các cấp đã chỉ đạo công tác xây dựng dự toán ngân sách theo Chỉ thị của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và đầu tư. Hàng năm, Uỷ ban nhân dân tỉnh đều tổ chức hội nghị hướng dẫn công tác xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách nhà nước tới các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh và uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố. Đối tượng dự hội nghị là chủ tịch, trưởng phòng tài chính, chi cục thuế các huyện thành phố; thủ trưởng, trưởng phòng tài chính kế hoạch của các cơ quan thuộc tỉnh. Hội nghị hướng dẫn cụ thể nội dung, biểu mẫu, thời gian tổ chức thực hiện và yêu cầu thời gian hoàn thành. Công tác lãnh đạo xây dựng lập dự toán đã trở thành nền nếp và đảm bảo yêu cầu theo quy định.

- Về triển khai hướng dẫn và tổ chức thực hiện:

Các cơ quan chuyên môn của tỉnh: Sau khi Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức hội nghị triển khai công tác xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách, Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Tài chính đã phối hợp với các cơ quan

chuyên môn của các sở, ngành, uỷ ban nhân dân các huyện thành phố tổ chức thảo luận, đánh giá tình hình thực hiện năm báo cáo và lập dự toán thu, chi ngân sách năm sau của các địa phương, đơn vị; đồng thời tổng hợp chung để báo cáo uỷ ban nhân dân tỉnh, Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Tài chính.

Các cơ quan chuyên môn của cấp huyện (cơ quan tài chính, thuế) căn cứ hướng dẫn của các sở, ngành và tình hình thực tế địa phương đã tiến hành triển khai thực hiện trên phạm vi từng xã, phường, thị trấn, các đơn vị trực thuộc cấp huyện và tổng hợp chung dự toán ngân sách của từng huyện, thành phố. Công tác này diễn ra thường xuyên hàng năm từ khi có luật ngân sách nhà nước, chất lượng ngày càng được nâng lên từ năm 2004 đến nay.

- Sự phối hợp thực hiện giữa Sở Tài chính với các cơ quan:

Đối với các cơ quan của Bộ Tài chính: Căn cứ chế độ, chính sách hiện hành và định hướng trong năm tới, Sở Tài chính chủ động thảo luận với các vụ liên quan như: Vụ Ngân sách nhà nước, Vụ Hành chính sự nghiệp, Vụ Tài chính đầu tư... để tính toán nhiệm vụ chi của địa phương và nguồn kinh phí đảm bảo, nhất là chế độ, chính sách mới ban hành.

Sở Kế hoạch đầu tư: Trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ trong năm, Sở Tài chính đã phối hợp chặt chẽ với Sở Kế hoạch và đầu tư đảm bảo nguồn vốn đầu tư phát triển trong năm và thống nhất bố trí nguồn vốn, cơ cấu vốn cho các chương trình, dự án của địa phương; đồng thời tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh trong việc hoạch định phát triển kinh tế xã hội trong năm sau và thời gian tiếp theo. Bố trí kế hoạch trả nợ vay đầu tư xây dựng cơ bản của địa phương khi đến hạn. Bố trí vốn để thực hiện các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế xã hội của địa phương như: Cơ chế khuyến khích vào các khu cụm công nghiệp, cơ chế thu hút lao động có chất lượng về công tác tại tỉnh, cơ chế phát triển công nghiệp...

Cơ quan thuế, hải quan: Triển khai đánh giá nguồn thu và khả năng thu của từng địa phương, từng sắc thuế để có thể tính toán nguồn thu và giao thu có tính khả thi. Thông qua công tác quản lý thu của ngành thuế, cơ quan Tài chính và thuế thống nhất tham mưu cho uỷ ban nhân dân tỉnh trong việc phân cấp nguồn thu hợp

lý để nâng cao vai trò của cấp uỷ, chính quyền các cấp đối với công tác thu ngân sách, gắn quyền lợi chi với nghĩa vụ quản lý và tăng cường quản lý thu, chống nợ đọng, thất thu thuế. Đối với những khoản thu khó, nhỏ lẻ, phân cấp cho các chi cục quản lý thu và ngân sách cấp xã hưởng 100%.

Sở, ban, ngành của tỉnh: Nâng cao vai trò quản lý và sử dụng có hiệu quả kinh phí đã giao để hoàn thành nhiệm vụ chính trị của ngành, đơn vị. Đi đôi với nâng cao chất lượng lập dự toán ngân sách, Sở Tài chính đã hướng dẫn các đơn vị dự toán tăng cường công tác quản lý chi, tiết kiệm chi thường xuyên dành kinh phí cho mua sắm, sữa chữa thiết bị văn phòng, trụ sở làm việc, hạn chế bổ sung ngoài dự toán. Gắn công tác lập dự toán với công khai dự toán ở các cơ quan, đơn vị nhằm tăng cường quản lý chi. Khoản thu tại các đơn vị theo quy định, được tăng cường quản lý và sử dụng đúng mục đích ngay từ khâu lập dự toán đến khâu quyết toán.

Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố: Đã phối hợp trong việc chỉ đạo công tác lập dự toán của cấp mình đúng thời gian, mẫu biểu và nội dung. Thông qua thảo luận dự toán ngân sách hàng năm với Chủ tịch uỷ ban nhân dân, với cơ quan chuyên môn tài chính, thuế của các huyện, thành phố; Sở Tài chính có căn cứ đánh giá mức độ thực hiện dự toán của từng địa phương, nguyên nhân và giải pháp tổ chức thực hiện cho năm sau và những năm tiếp theo. Trên cơ sở đề xuất của các huyện để có căn cứ thực tiễn trong việc lập dự toán ngân sách đối với từng địa phương; thông qua công tác lập dự toán để tăng cường công tác quản lý nguồn thu, phân cấp nhiệm vụ chi cho phù hợp, hiệu quả.

- Mối quan hệ giữa các khâu trong quá trình quản lý:

Luật ngân sách nhà nước quy định về lập, chấp hành, kiểm tra, thanh tra, quyết toán ngân sách nhà nước. Vì vậy, công tác lập dự toán là khâu đầu, là mục đích của quá trình quản lý. Lập dự toán ngân sách phải gắn liền với phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi; với việc chấp hành dự toán; kế toán và quyết toán ngân sách hàng năm của địa phương, đơn vị.

Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi: Trong 5 năm qua, phân cấp quản lý ngân sách nhà nước tại tỉnh Nam Định đã tuân thủ theo quy định của Luật ngân sách nhà

nước và các văn bản hướng dẫn, phù hợp với thực tiễn của địa phương. Với quy định về phân cấp hiện nay đã nâng cao tính chủ động của từng cấp chính quyền, đảm bảo nguồn kinh phí đáp ứng nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị. Phân cấp mạnh nguồn thu cho ngân sách cấp xã, gắn nghĩa vụ thu với quyền lợi chi của các cấp chính quyền cơ sở. Việc phân cấp mạnh nguồn thu tại chỗ cho ngân sách cấp huyện, cấp xã đã tạo ra cơ chế khuyến khích các ngành và chính quyền địa phương quan tâm, chăm lo đến đầu tư phát triển tạo môi trường cho sản xuất kinh doanh phát triển để tạo ra nguồn thu mới và lớn hơn cho ngân sách địa phương. Coi thu ngân sách là nhiệm vụ trọng tâm để tập trung chỉ đạo và đôn đốc, đảm bảo thu đúng, thu đủ theo luật dịnh, phấn đấu tăng thu để có nguồn chi cho các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội. Nhờ đó số thu năm 2010 đã tăng 2,31 lần so với năm 2006; tốc độ tăng thu đạt trên 40% năm. Cơ cấu thu đã có hướng chuyển biến tích cực. Các huyện, thành phố đã quan tâm lãnh đạo công tác thu đi liền với bồi dưỡng nguồn thu lâu dài.

Cơ cấu chi ngân sách tiếp tục được duy trì ở mức độ hợp lý cho đầu tư phát triển, khuyến khích và tạo môi trường thuận lợi cho phát triển sản xuất kinh doanh, chi ngân sách ngày càng hiệu quả hơn, góp phần quan trọng duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế, đồng thời thực hiện các chính sách an sinh xã hội, xoá đói giảm nghèo.

Biểu số 2.4: Cơ cấu chi ngân sách tỉnh Nam Định 5 năm 2006-2010

Số

TT Nội dung chi

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

1 Chi đầu tư phát triển 26 27 27 28,3 34

2 Chi thường xuyên 56 53 53 53,4 56,2

3 Các khoản chi khác 28 20 20 18,3 9,8

Chấp hành dự toán: Sau khi được Chính phủ giao dự toán, uỷ ban nhân dân tỉnh đã triển khai giao dự toán cho các huyện, thành phố, các đơn vị dự toán đúng

thời gian và chỉ tiêu thu, chi theo quy định. Việc giao thu đảm bảo nguyên tắc từng lĩnh vực thu, sắc thuế không thấp hơn số trung ương giao, phấn đấu tăng thu từ 5 đến 10%. Số thu giao cho các địa phương đảm bảo tính khả thi, không ảnh hưởng đến cân đối chi ngân sách. Các huyện, thành phố, các đơn vị dự toán đã triển khai giao dự toán theo đúng quy định của luật; đảm bảo tính chủ động trong khâu chấp hành dự toán của từng đơn vị. Dự toán giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách được phân bổ chi tiết theo các nhóm mục chi chủ yếu của Mục lục ngân sách nhà nước. Đối với những khoản chi có tính đặc thù, tính thời vụ hoặc chỉ phát sinh vào một thời điểm đầu năm đã được chi tiết ngay trong quá trình chấp hành dự toán ngân sách. Vì vậy, giữa công tác lập dự toán và chấp hành dự toán ngân sách thống nhất với nhau, tạo sự chủ động cho cơ quan, đơn vị.

Kế toán và báo cáo quyết toán ngân sách: Công tác kế toán ngân sách đã thể hiện vai trò kiểm tra, kiểm soát quá trình thu, chi ngân sách ở chính quyền các cấp và từng đơn vị dự toán. Thông qua công tác kế toán để kiểm chứng chất lượng công tác lập dự toán. Với vai trò không thể thiếu được trong quá trình quản lý, công tác kế toán thu, chi ngân sách trong những năm qua đã từng bước nâng cao và hoàn thiện công tác lập dự toán ngân sách của tỉnh, là cơ sở đánh giá và phân tích tình hình thu, chi của năm trước, giúp cho việc lập dự toán có căn cứ khoa học. Công tác quyết toán ngân sách, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán đã được chú trọng, góp phần nâng cao kỷ cương, kỷ luật tài chính và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ngân sách.

- Về nội dung dự toán:

Hệ thống biểu mẫu: Quá trình lập dự toán đã thực hiện đúng các quy định của Luật ngân sách và thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính và các bộ, ngành trung ương. Trên cơ sở các biểu mẫu lập từ cơ sở, đơn vị cấp dưới đã giúp cho công tác giao dự toán và điều hành trong năm đảm bảo đúng chế độ, chính sách; thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng.

Thuyết minh dự toán: Theo quy định, dự toán ngân sách nhà nước gồm 2 phần chính: Tài liệu trình dự toán và phần thuyết minh. Trong thời gian qua, quá trình lập dự toán của các đơn vị, địa phương đều tuân thủ các quy định, hướng dẫn

về lập dự toán. Phần thuyết minh căn cứ, cơ sở tính toán nguồn thu, nhiệm vụ chi đã giúp cho thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, Chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp huyện, xã có căn cứ điều hành ngân sách theo thẩm quyền được giao; đồng thời là cơ sở phân tích, đánh giá mức độ thực hiện dự toán trong năm.

Thời gian thực hiện: Việc chấp hành thời gian lập, tổng hợp, báo cáo và giao dự toán từ khi có Luật ngân sách đã dần đi vào nền nếp. Đối với tỉnh đã triển khai thực hiện lập và báo cáo Bộ Tài chính trong khung thời gian quy định, để Bộ Tài chính tổng hợp báo cáo Chính phủ. Khi triển khai giao dự toán cho các huyện, thành phố, đơn vị dự toán cấp I, uỷ ban nhân dân tỉnh đều thực hiện trước ngày 10 tháng 12 hàng năm. Các xã, phường, thị trấn, các đơn vị dự toán cấp I giao dự toán cho cấp dưới thực hiện xong trước ngày 31 tháng 12 hàng năm. Việc thực hiện triển khai lập dự toán ở các cơ quan, địa phương, đơn vị đã giúp cho các cơ quan chuyên môn của tỉnh thực hiện đúng quy định của Bộ Tài chính và Chính phủ, tạo điều kiện chủ động trong điều hành thu, chi ngân sách ngay từ tháng đầu, quý đầu. Những nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị đã được đảm bảo kinh phí kịp thời, đúng chế độ quy định.

Một phần của tài liệu cơ sở khoa học lập dự toán ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh nam định (Trang 56)

w