QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CỤ THỂ NHẰM ĐẢM BẢO TÍNH KHOA HỌC TRONG LẬP DỰ TOÁN NSNN Ở NAM ĐỊNH
3.1.2.3. Dự toán ngân sách nhà nước phải đảm bảo chính sách của nhà nước.
nước.
- Khi triển khai lập dự toán ngân sách nhà nước ở các cấp, các ngành phải đảm bảo có căn cứ và thực hiện đúng các yêu cầu theo quy định của Luật ngân sách và hướng dẫn của các bộ, ngành trung ương:
Quan điểm này đặt ra yêu cầu đối với cán bộ ở các cấp, các ngành phải thường xuyên nắm vững và cập nhật chế độ, chính sách của nhà nước như: Quan điểm cải cách hệ thống thuế (đối tượng thu, mức thu, điều chỉnh đối tương nộp thuế, sắc thuế...), tiêu chuẩn, định mức, chế độ chi thường xuyên; phương pháp bố trí nguồn vốn thực hiện chế độ chính sách mới ban hành... để lập dự toán thu, chi ngân sách ở từng địa phương, đơn vị có căn cứ pháp lý, tạo thuận lợi trong quá trình chấp hành dự toán, đồng thời thuận tiện, công khai minh bạch trong quá trình phê duyệt, kiểm tra, kiểm toán ngân sách nhà nước.
- Triển khai lập dự toán ngân sách hàng năm phải gắn với tình hình thực tế của địa phương, đơn vị. Khi triển khai thực hiện lập dự toán phải phân tích thực trạng về kinh tế, về văn hoá xã hội, trình độ cán bộ đảm đương nhiệm vụ được giao. Nếu lập dự toán ngân sách không xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ của địa phương, đơn vị; lường đón được những nhiệm vụ mà thực tế trong năm có thể diễn ra để đưa ra các mục tiêu và giải pháp thì chất lượng dự toán ngân sách không cao.
- Trong quá trình chuẩn bị lập dự toán phải thể hiện rõ quan điểm, chủ trương của đảng, nhà nước và của địa phương về thu ngân sách, về chi ngân sách.
Đối với dự toán chi hàng năm phải đảm bảo chính sách của nhà nước về đảm bảo an sinh xã hội như: Hỗ trợ cho các gia đình nghèo, gia đình chính sách, người có công, chi hỗ trợ đào tạo nghề... Trường hợp mức chi thay đổi phải điều chỉnh kịp thời để thể hiện tính ưu việt của chế độ và sự quan tâm của đảng, nhà nước đối với nhân dân.