THỰC TRẠNG LẬP DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở TỈNH NAM ĐỊNH

Một phần của tài liệu cơ sở khoa học lập dự toán ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh nam định (Trang 37)

Ở TỈNH NAM ĐỊNH

2.1. Những điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội.

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, xã hội của địa phương.

Nam Định nằm ở cực Nam châu thổ sông Hồng, ở toạ độ 19 53’ đến 20 vĩ Bắc và từ 105 55’ đến 106 37’ kinh độ Đông. Phía Tây Bắc giáp tỉnh Hà Nam, phía Đông Bắc giáp tỉnh Thái Bình, phí Tây Nam giáp tỉnh Ninh Bình, phía Đông Nam giáp biển Đông. Diện tích tự nhiên là 1.652,3 km2, dân số tính đến tháng 6 năm 2010 là 1.830.000 người, có 72 km bờ biển. Nam Định có 10 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 9 huyện và 1 thành phố loại II; có 229 xã phường thị trấn. Thành phố Nam Định là trung tâm văn hoá, chính trị, kinh tế của tỉnh, cách thủ đô Hà Nội 90 km về phía Nam theo Quốc lộ 1 và Quốc lộ 21. Nam Định là tỉnh thuần nông, địa hình tương đối bằng phẳng, có vùng chính là vùng đồng bằng thấp trũng và vùng đồng bằng ven biển, ở phía Tây bắc có một số ít đồi núi thấp.

Vị trí địa lý như trên tạo điều kiện thuận lợi cho Nam Định phát triển sản xuất hàng hoá quy mô lớn và mở rộng giao lưu kinh tế xã hội với các tỉnh trong vùng, cả nước và quốc tế; song mặt khác cũng là một thách thức lớn đối với Nam Định trong điều kiện cạnh tranh thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Là một tỉnh đất chật người đông (mật độ bình quân gần 1.200 người/km2), có 3 tôn giáo chính là Phật giáo, Công giáo và Tin lành (trong đó Công giáo chiếm gần 22% dân số); Nam Định có truyền thống yêu nước và cách mạng, nằm trong vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp phía Bắc, có kinh nghiệm thâm canh lúa, có nhiều làng nghề truyền thống, có nếp văn hoá điển hình đồng bằng Bắc bộ, có truyền thống học giỏi và hiếu học, luôn là một trong những tỉnh dẫn đầu cả nước về giáo dục đào tạo.

Tuy nhiên, các lợi thế trên chưa được khai thác tốt; Nam Định vẫn là tỉnh phát triển ở mức trung bình so với các tỉnh trong khu vực. Hàng năm nguồn thu chưa đủ chi, còn phải nhận trợ cấp cân đối từ ngân sách trung ương.

2.1.2 . Tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Nam Định từ năm 2006 đến nay đến nay

Năm năm qua, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Nam Định tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII trong bối cảnh có nhiều thuận lợi cơ bản: công cuộc đổi mới do Đảng lãnh đạo đã đạt được những thành tựu to lớn; Đảng và Nhà nước đã cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X bằng nhiều chủ trương, chính sách kịp thời, đúng đắn, phù hợp với thực tiễn; tình hình chính trị - xã hội trong tỉnh ổn định; đại đa số các tầng lớp nhân dân đồng thuận, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa; Đảng bộ đoàn kết, thống nhất… Bên cạnh đó cũng còn nhiều khó khăn, thách thức lớn: thời tiết, thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp; ảnh hưởng bất lợi của lạm phát; suy giảm kinh tế quốc tế và trong nước; quy mô kinh tế còn nhỏ, một số vấn đề xã hội bức xúc chậm được giải quyết, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị và đội ngũ cán bộ có mặt còn hạn chế… Trong bối cảnh đó, với tinh thần quyết tâm và chủ động, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã phát huy truyền thống, kế thừa thành tựu, kinh nghiệm tích lũy của nhiều nhiệm kỳ, thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các nghị quyết và sự chỉ đạo của Trung ương; cụ thể hoá Nghị quyết Đại hội thành các chương trình công tác toàn khoá, các nghị quyết chuyên đề; tập trung lãnh đạo, tổ chức thực hiện toàn diện các nhiệm vụ chính trị và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII.

Kết quả cụ thể như sau:

Biểu số 1: Tình hình phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006-2010.

Số TT CHỈ TIÊU ĐƠN VỊ TÍNH TH 2006 TH 2007 TH 2008 TH 2009 ƯTH 2010 1 Tổng sản phẩm (GDP) - Tổng sản phẩm trong tỉnh (giá so sánh 1994) tỷ đồng 7.133 7.954 8.833 9.460 10.400 - Tổng độ tăng % 11,5 11,5 11,0 7,1 10,0 - Tổng sản phẩm trong tỉnh (giá hiện hành) tỷ đồng 12.260 14.809 19.675 22.356 26.500 - GDP bình quân đầu người triệu đồng 6,7 8,1 10,8 12,2 14,5

Một phần của tài liệu cơ sở khoa học lập dự toán ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh nam định (Trang 37)