7. Kết cấu của luận văn
2.1. Tổng quan về Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Nam
2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Theo quy định, sốlượng Phó Giám đốc BHXH tỉnh khơng quá 03 người. Tuy nhiên, hiện nay, BHXH tỉnh Hà Nam có 01 Giám đốc, 02 Phó Giám đốc, 10 phịng chun mơn nghiệp vụ và 05 BHXH cấp huyện, được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Nam
Nguồn: BHXH tỉnh Hà Nam GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC BHXH huyện Thanh Liêm BHXH huyện Kim Bảng BHXH huyện Lý Nhân BHXH huyện
Bình Lục BHXH huyện Duy Tiên
Phịng Chế độ BHX H Phòng Giám định BHYT Phòng Quản lý thu Phịng Truyền thơng & PT đối tượng Phịng Cấp Sổ, thẻ PHỊNG NGHIỆP VỤ Phịng Tổ chức cán bộ Phịng Kế hoạch Tài chính Phịng Thanh tra kiểm tra Phịng Cơng nghệ thơng tin Văn Phịng PHỊNG NGHIỆP VỤ
2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Nam
* Chức năng, nhiệm vụ của Ban Giám đốc
- Giám đốc BHXH tỉnh làm việc theo chế độ thủ trưởng, chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và trước pháp luật khi tổ chức thực hiện nhiệm vụ; bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ; ban hành Quy chế làm việc, chế độ thông tin, báo cáo, đánh giá phân loại tập thể và cá nhân của BHXH tỉnh và chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện quy chế đó;
- Phó Giám đốc BHXH tỉnh có chức năng giúp Giám đốc tổchức thực hiện các chế độ, chính sách BHXH, BHYT; tổ chức thu, chi chế độ BHTN; quản lý và sử dụng các quỹ: BHXH, BHTN, BHYT,… theo sự phân công của Giám đốc BHXH tỉnh. Phó Giám đốc BHXH tỉnh chịu trách nhiệm trước Giám đốc BHXH tỉnhvà trước pháp luật khi tổ chức thực hiện nhiệm vụ.
* Chức năng nhiệm vụ của các phòng
- Phịng Quản lý thu: có chức năng giúp Giám đốc BHXH tỉnh quản lý và tổ chức thực hiện công tác thu BHXH, BHTN, BHYT; quản lý các đối tượng tham gia BHXH, BHTN, BHYT; đôn đốc thu, thu nợ BHXH, BHTN, BHYT của các tổ chức và cá nhân theo quy định của pháp luật, của BHXH Việt Nam và phân cấp quản lý của BHXH tỉnh;
- Phịng Truyền thơng và Phát triển đối tượng: có chức năng giúp Giám đốc BHXH tỉnh quản lý và tổ chức thực hiện công tác tác truyền thông về BHXH, BHTN, BHYT; công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHTN, BHYT của các tổ chức và cá nhân theo quy định của pháp luật, của BHXH Việt Nam và phân cấp quản lý của BHXH tỉnh;
- Phịng Cấp sổ, thẻ: có chức năng giúp Giám đốc BHXH tỉnh quản lý, hướng dẫn và tổ chức thực hiện việc cấp sổ BHXH, thẻ BHYT; việc ghi, xác nhận q trình đóng, xác nhận sổ BHXH cho người tham gia BHXH, BHTN và những thay đổi trong việc đóng BHXH, BHTN, BHYT, BH tai nạn lao động, bênh nghề nghiệp của đối tượng tham gia BHXH, BHTN, BHYT, BH tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật, của BHXH
Việt Nam và phân cấp quản lý của BHXH tỉnh;
- Phịng Tổ chức cán bộ: có chức năng giúp Giám đốc BHXH tỉnh quản lý và tổ chức thực hiện các công tác tổ chức, biên chế, công tác cán bộ, công tác kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng, cải cách hành chính, phịng chống tham nhũng, thi đua, khen thưởng, công tác quân sự địa phương, cơng tác thanh niên, cơng tác bình đăng giới, thực hiện quy chế dân chủ; tổ chức thực hiện chế độ, chính sách đối với cơng chức, viên chức thuộc BHXH tỉnh theo quy định của pháp luật, của BHXH và phân cấp quản lý của BHXH tỉnh;
- Phòng kế hoạch – Tài chính: có chức năng giúp Giám đốc BHXH tỉnh thực hiện công tác kế hoạch và quản lý tài chính, tài sản, tổ chức cơng tác kế toán của BHXH tỉnh theo quy định của pháp luật, của BHXH Việt Nam và phân cấp quản lý của BHXH tỉnh;
- Phịng Thanh tra – Kiểm tra: có chức năng giúp Giám đốc BHXH tỉnh tổ chức thực hiện cơng tác thanh tra chun ngành việc đóng BHXH, BHTN, BHYT trên địa bàn tỉnh, tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện chế độ, chính sách về BHXH, BHTN, BHYT và quản lý tài chính trong hệ thống BHXH tỉnh theo quy định của pháp luật, của BHXH Việt Nam và phân cấp quản lý của BHXH tỉnh;
- Phịng Cơng nghệ thơng tin: có chức năng giúp Giám đốc BHXH tỉnh quản lý và tổ chức thực hiện việc phát triển, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của hệ thống BHXH tỉnh theo quy định của pháp luật, của BHXH Việt Nam và phân cấp quản lý của BHXH tỉnh;
- Văn phịng: có chức năng giúp Giám đốc BHXH tỉnh quản lý và tổ chức thực hiện các cơng tác: “Tổng hợp, hành chính, văn thư, quản trị, ISO, pháp chế; tổ chức Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính; tư vấn chế độ, chính sách về BHXH, BHYT; lưu trữ hồ sơ hưởng BHXH và hồ sơ nghiệp vụ theo quy định của pháp luật, của BHXH Việt Nam và phân cấp quản lý của BHXH tỉnh;
2.1.3.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy tại Bảo hiểm xã hội cấp huyện
- BHXH huyện là cơ quan trực thuộc BHXH tỉnh đặt tại huyện, có chức năng giúp Giám đốc BHXH tỉnh tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT; quản lý thu, chi BHXH, BHTN, BHYT trên địa bàn theo quy định.
- BHXH huyện do Giám đốc quản lý và điều hành; giúp Giám đốc có các Phó Giám đốc, số lượng Phó Giám đốc BHXH huyện không quá 03 người. BHXH huyện được thành lập không quá 05 tổ nghiệp vụ. Tổ nghiệp vụ có chức năng giúp Giám đốc huyện thực hiện các nhiệm vụ được giao đối với từng lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của Tổng Giám đốc.
- BHXH huyện chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Giám đốc BHXH huyện, BHXH tỉnh và chịu sự quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn của Ủy ban nhân dân huyện.
- BHXH huyện có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản và trụ sở riêng