Tổ chức thu, chi các chế độ bảo hiểm tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tổ chức kế toán tại bảo hiểm xã hội tỉnh hà nam (Trang 67 - 71)

7. Kết cấu của luận văn

2.3. Đặc điểm quản lý tài chính tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Nam

2.3.2. Tổ chức thu, chi các chế độ bảo hiểm tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Nam

Hà Nam

* Tổ chức thu BHXH, BHTN, BHYT tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Nam (1) Tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Nam thực hiện:

+ Thu tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN của các đơn vị chưa phân cấp cho BHXH huyện.

+ Giải quyết các trường hợp truy thu, hồn trả tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN; tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất đối với đơn vị, người tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN do BHXH tỉnh trực tiếp thu.

+ Thu tiền hỗ trợ mức đóng BHYT, hỗ trợ mức đóng BHXH tự nguyện của NSNN.

+ Thu tiền đóng BHYT của đối tượng do NSNN đóng; ghi thu tiền đóng BHYT của đối tượng do quỹ BHXH, quỹ BHTN đảm bảo, ngân sách trung ương hỗ trợ học sinh, sinh viên đang theo học tại cơ sở giáo dục do Bộ, cơ quan Trung ương quản lý.

(2) Phân loại thu các chế độ - Thu BHXH bắt buộc, tự nguyện

- Thu BHTN - Thu BHYT

- Thu BHTNLĐ-BNN

- Thu lãi chậm nộp tiền bảo hiểm

(3) Quản lý dòng tiền thu tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Nam

Tất cả các đơn vị sử dụng lao động do BHXH huyện quản lý thu, nộp trực tiếp số tiền thu BHXH, BHTN, BHYT vào tài khoản chuyên thu của BHXH huyện mở tại các ngân hàng.

Vào cuối ngày làm việc, Ngân hàng sẽ thực hiện chuyển toàn bộ số tiền trên tài khoản “Tiền gửi thu” của BHXH huyện về tài khoản “Tiền gửi thu” của BHXH tỉnh, từ tài khoản Tiền gửi thu của BHXH tỉnh về tài khoản “Tiền gửi thanh toán” của BHXH Việt Nam sau khi để lại số dư trên tài khoản quy định là 01 triệu đồng.

* Tổ chức chi BHXH, BHTN, BHYT tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Nam (1) Tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Nam thực hiện:

- Giải quyết hưởng

+ Giải quyết hưởng các chế độ BHXH đối với NLĐ, thân nhân NLĐ thuộc các đơn vị SDLĐ theo phân cấp quản lý thu.

+ Giải quyết hưởng các chế độ BHXH đối với người nộp hồ sơ tại BHXH tỉnh

- Lập danh sách chi trả

+ Lập danh sách chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng, TCTN, hỗ trợ học nghề; danh sách hỗ trợ ĐTKNN theo phân cấp thu; danh sách chi hỗ trợ phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về TNLĐ, BNN trên địa bàn tỉnh.

+ Lập danh sách chi trả chế độ BHXH một lần do BHXH tỉnh chi trả; danh sách chi trả chế độ BHXH một lần do BHXH tỉnh giải quyết chuyển cơ quan Bưu điện chi trả.

(2) Phân loại các chế độ

cấp TNLĐ-BNN, trợ cấp mai táng, trợ cấp khu vực 1 lần,…)

- Chi các chế độ từ quỹ BHXH (gồm: chi chế độ hưu trí tử tuất, ốm đau thai sản, TNLĐ-BNN,…)

- Chi các chế độ từ quỹ BHTN (trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ học nghề,…) - Chi các chế độ từ quỹ BHYT (KCB BHYT,…)

(3) Quản lý dòng tiền chi các chếđộ tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Nam Dòng tiền chi ngược với dòng tiền thu. Trên cơ sở tình hình chi trả trong tháng, BHXH tỉnh lập nhu cầu kinh phí gửi BHXH Việt Nam đề xuất cấp kinh phí. Sau khi tiếp nhận kinh phí chi các chế độ BHXH, BHTN, BHYT do BHXH Việt Nam cấp qua tài khoản ngân hàng thì BHXH tỉnh Hà Nam căn cứ số tiền do BHXH huyện, cơ quan Bưu điện trực tiếp chi trả để chuyển kinh phí cho BHXH huyện và cơ quan Bưu điện. Cuối tháng thực hiện đối chiếu số liệu và quyết tốn với cơ quan bưu điện.

(Quy trình giải quyết chi trả các chế độ BHXH, BHTN theo Quyết định số166/QĐ-BHXH ngày 31/1/2019 của BHXH Việt Nam)

2.3.3. Lập báo cáo, quyết toán thu, chi

(1) Lập báo cáo thu

BHXH tỉnh, huyện: Mở sổ theo dõi và lập báo cáo về thu cấp sổ BHXH, thẻ BHYT theo mẫu quy định

*Thời hạn lập và gửi báo cáo - BHXH huyện gửi BHXH tỉnh

+ Báo cáo tháng: trước ngày 03 của tháng sau. + Báo cáo quý: trước ngày 10 tháng đầu quý sau. + Báo cáo năm: trước ngày 10/01 năm sau.

* BHXH tỉnh gửi BHXH Việt Nam

+ Báo cáo tháng: trước ngày 05 tháng sau.

+ Báo cáo quý: trước ngày 25 tháng đầu quý sau. + Báo cáo năm: trước ngày 25/01 năm sau.

Hàng tháng, lập báo cáo tổng hợp chi trả các chế độ theo mẫu số 4-CBH do Bộ phận KHTC các huyện gửi đến để tổng hợp báo cáo của toàn tỉnh.

Trước ngày 10 tháng 01 hàng năm, lập báo cáo tổng hợp giải quyết hưởng các chế độ BHXH của năm trước gửi BHXH Việt Nam.

(3) Quyết tốn thu, chi

Hàng năm, BHXH Việt Nam có cơng văn hướng dẫn BHXH các tỉnh, thành phố thực hiện khóa sổ, lập báo cáo tài chính, báo cáo quyết tốn năm.

* BHXH tỉnh Hà Nam căn cứ vào các văn bản hướng dẫn của BHXH Việt Nam thực hiện công tác kế tốn, thống kê (kiểm tra, rà sốt lại tồn bộ hồ sơ, chứng từ thanh tốn đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh theo trình tự thời gian; thực hiện kiểm kê tiền mặt, tài sản, cơng cụ dụng cụ, vật tư, hàng hóa; đối chiếu xác nhận số dư và các khoản công nợ; cập nhật đầy đầy đủ, kịp thời chứng từ phát sinh trong năm vào sổ sách kế toán; tổng hợp đầy đủ số liệu lên các báo cáo…) theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê. Thực hiện lập và gửi báo cáo quyết toán, báo cáo tài chính cho BHXH Việt Nam để xét duyệt, thẩm định theo quy định.

Năm 2019, BHXH Việt Nam (Vụ Tài chính – Kế toán) phối hợp với Trung tâm Công nghệ thông tin xây dựng phần mềm thẩm định quyết toán (tại địa chỉ tdqt.bhxh.gov.vn). Đây là năm đầu tiên thực hiện thẩm định quyết toán trên phần mềm nên trong quá trình thực hiện BHXH tỉnh Hà Nam cịn gặp nhiều khó khăn và phần mềm còn xảy ra nhiều lỗi. Do vậy, để đảm bảo kịp tiến độ quyết toán và tổng hợp các báo cáo gửi cơ quan có thẩm quyền, BHXH Việt Nam thực hiện thẩm định quyết toán năm 2019 đồng thời trên bản cứng và trên phần mềm thẩm định.

Trên cơ sở biên bản thẩm định của BHXH Việt Nam, BHXH tỉnh Hà Nam thực hiện điều chỉnh số liệu quyết tốn vào năm sau (nếu có chênh lệch).

* Hàng năm, BHXH tỉnh có trách nhiệm xét duyệt, thẩm định và thơng báo quyết tốn năm cho BHXH cấp huyện.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tổ chức kế toán tại bảo hiểm xã hội tỉnh hà nam (Trang 67 - 71)