Những vấn đề chung về tổ chức kế toán tại Bảo hiểm xã hội

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tổ chức kế toán tại bảo hiểm xã hội tỉnh hà nam (Trang 30 - 33)

7. Kết cấu của luận văn

1.2. Những vấn đề chung về tổ chức kế toán tại Bảo hiểm xã hội

1.2.1. Khái niệm tổ chức kế toán

Tổ chức kế toán là việc tổ chức thực hiện các chuẩn mực và chế độ kế tốn để phản ánh tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chức thực hiện chế độ kiểm tra kế toán, chế độ bảo quản lưu giữ tài liệu kế toán, cung cấp thơng tin tài liệu kế tốn và các nhiệm vụ khác của kế toán.

Tổ chức vận dụng những quy định chung, tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán và thực hiện chế độ ghi chép ban đầu; Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán, tổ chức hệ thống sổ kế toán và phương pháp ghi sổ; tổ chức hệ thống báo cáo tài chính, tổ chức cơng tác kiểm kê tài sản và kiểm tra tài chính kế tốn.

Theo giáo trình Nguyên lý kế tốn thì “Tổ chc kế toán là vic to ra mi liên h trình t nhất định gia các yếu t ca h thng kế toán. Các yếu t ca h thng kế toán gm: các nhân viên kế tốn với năng lực chun mơn; h thng chng t tài khon, s sách và báo cáo kế toán; các trang thiết b s dng cho kế toán. T chc kế toán là vic to ra mi liên h gia các yếu t trên nhm thc hin tt chức năng, nhiệm v ca b máy kếtoán” [12].

Trên cơ sở các quan điểm trên, có thể thấy rằng tổ chức kế toán là tổ chức việc thu nhận, hệ thống hóa và cung cấp thông tin về hoạt động của đơn vị kế toán trên cơ sở vận dụng các phương pháp kế toán và tổ chức bộ máy kế toán tại đơn vị nhằm quản lý và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

Việc tổ chức kế toán tại đơn vị kế toán một mặt phải giải quyết được việc tổ chức thực hiện các phương pháp kế toán, các nguyên tắc kế tốn, và các phương pháp, phương tiện tính tốn nhằm đạt được mục đích của cơng tác kế tốn, mặt khác phải đảm bảo tổ chức bộ máy kế toán hợp lý nhằm tạo được sự liên kết và phối hợp chặt chẽ giữa các cán bộ kế toán đảm nhiệm và thực

hiện tốt cơng tác kế tốn trong đơn vị.

1.2.2. Nhiệm vụ của tổ chức kế toán tại bảo hiểm xã hội

Để đảm bảo được chất lượng và hiệu quả của cơng tác kế tốn tại BHXH tỉnh, BHXH Việt Nam cần quán triệt thực hiện các nhiệm vụ trong tổ chức kế toán như sau:

- Tổ chức khoa học, hợp lý bộ máy kế toán đảm bảo thực hiện tồn bộ cơng việc kế tốn ởđơn vị với sự phân công, phân nhiệm rõ ràng công việc kế toán cho từng bộ phận, từng người trong bộ máy kế toán;

- Tổ chức thực hiện các phương pháp kế toán, các nguyên tắc kế toán và chế độ kế toán hiện hành, tổ chức vận dụng hình thức kế toán hợp lý, các phương tiện kỹ thuật tính tốn nhằm đảm bảo chất lượng của thơng tin kế tốn;

- Xác định rõ mối quan hệ giữa các bộ phận trong bộ máy kế toán với các bộ phận quản lý khác trong đơn vị có liên quan đến kế tốn, cung cấp thơng tin kế toán liên quan của đơn vị cho các cấp lãnh đạo, quản lý;

- Tổ chức ứng dụng những thành tựu khoa học quản lý, ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng các phương tiện kỹ thuật tính tốn hiện đại, tổ chức bồi dưỡng, nâng cao trình độ quản lý, trình độ nghiệp vụ cho cán bộ kế toán;

- Tổ chức hướng dẫn các thành viên trong đơn vị chấp hành chế độ quản lý kinh tế tài chính nói chung và chế độ kế tốn nói riêng và tổ chức kiểm tra kế tốn nội bộ.

1.2.3. Nguyên tắc của tổ chức kế toán tại Bảo hiểm xã hội

Tổ chức kế toán trong cơ quan BHXH, cần tuân thủ các nguyên tắc chung sau:

* Tuân thủ các quy định trong luật kế toán và chuẩn mực kế toán

Tại cơ quan BHXH, kế tốn là một cơng cụ quan trọng để tính tốn, xây dựng và kiểm tra việc chấp hành kỷ luật thu, chi của nhà nước, điều hành nền kinh tế quốc dân. Do đó, trước hết tổ chức cơng tác kế tốn phải theo đúng những qui định về nội dung cơng tác kế tốn, về tổ chức chỉ đạo cơng tác kế tốn ghi trong Luật kế tốn và Chuẩn mực kế toán

* Nguyên tc phù hp

Tổ chức kế toán phải đảm bảo phù hợp với luật kế tốn, chuẩn mực kế tốn, chính sách quản lý kinh tế tài chính, các chế độ, thể lệ văn bản pháp quy hiện hành về kế toán. Tổ chức bộ máy kế toán phải đảm bảo yêu cầu phù hợp với hoạt động đặc thù của cơ quan BHXH, đáp ứng đầy đủ yêu cầu quản lý quỹ BHXH, BHTN, BHYT theo các quy định của Luật và các văn bản hướng dẫn.

Nguyên tắc phù hợp còn thể hiện tổ chức kế tốn phải phù hợp với trình độ nghiệp vụ chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kế toán, trang bị và khả năng sử dụng các phương tiện kỹ thuật tính tốn, ghi chép và xử lý thơng tin của bộ phận kế tốn.

* Nguyên tc thng nht

- Thống nhất giữa các đơn vị hành chính sự nghiệp trong một hệ thống: Thống nhất giữa cấp trên và cấp dưới, thống nhất giữa các đơn vị trong cơ quan BHXH;

- Thống nhất trong thiết kế, xây dựng các chỉ tiêu trên chứng từ, sổ kế toán và báo cáo kế toán với các chỉ tiêu quản lý;

- Thống nhất trong nội dung, kết cấu và phương pháp ghi chép trên các tài khoản kế toán;

- Thống nhất trong việc áp dụng chính sách tài chính, kế toán. Thống nhất giữa chế độ chung và việc vận dụng trong thực tế tại đơn vị về chứng từ, tài khoản, sổ sách báo cáo kế toán;

- Thống nhất giữa bộ máy kế toán và bộ máy quản lý của đơn vị hành chính sự nghiệp trong mối quan hệ với bộ máy quản lý của cơ quan BHXH.

* Nguyên tc tiết kim và hiu qu

Tổ chức bộ máy kế toán phải gọn nhẹ, sử dụng nhân lực và vật tư ít nhất nhưng vẫn đáp ứng tất cả các yêu cầu đối với kế tốn muốn vậy trình độ chun mơn nghiệp vụ của kế toán phải giỏi, trang thiết bị phù hợp, tổ chức kế toán phải đảm bảo nhịp nhàng nhằm tiết kiệm, hiệu quả.

Trong tổ chức kế toán cần phải đảm bảo nguyên tắc bất kiêm nhiệm, tức là thực hiện phân công, phân nhiệm rõ ràng, một số công việc tránh phân công cùng một người kiêm nhiệm như kế toán tiền mặt thì khơng được kiêm thủ quỹ hoặc thủkho khơng được kiêm kế toán vật tư,...

1.2.4. Yêu cầu tổ chức kế tốn tại Bảo hiểm xã hội

Để đảm bảo thơng tin kế toán cung cấp đầy đủ, kịp thời, minh bạch, rõ ràng đáng tin cậy, các đơn vị trực thuộc cơ quan BHXH khi thực hiện tổ chức kếtoán đều phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Đảm bảo yêu cầu khoa học và hợp lư, trên cơ sở chấp hành đúng các nguyên tắc tổ chức và phù hợp với các chính sách chế độ, thể lệ quy chế tài chính kế tốn hiện hành.

- Đảm bảo phù hợp với đặc điểm tổ chức quản lý, quy mô và địa bàn hoạt động của đơn vị.

- Đảm bảo phù hợp với biên chế đội ngũ và khả năng trình độ của đội ngũ cán bộ nhân viên kế tốn hiện có.

- Đảm bảo thực hiện đầy đủ chức năng nhiệm vụ cơng việc kế tốn trong đơn vị, thu nhận, xử lý, kiểm tra và cung cấp thơng tin kế tốn đáp ứng yêu cầu quản lý của nhà quản trị.

- Đảm bảo được những yêu cầu của thông tin kế tốn và tiết kiệm chi phí hạch tốn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tổ chức kế toán tại bảo hiểm xã hội tỉnh hà nam (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)