Kết quả kiểm tra khả năng bám dính của các chủng Salmonella

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ðẶC TÍNH GÂY BỆNH CỦA VI KHUẨN ESCHERICHIA COLI, SALMONELLA GÂY TIÊU CHẢY Ở BÊ GIỐNG SỮA NUÔI TẠI NGOẠI THÀNH HÀ NỘI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG, TRỊ (Trang 114 - 116)

305 100 Minca Khuẩn lạc dạng S, màu trắng nhạt, ñường

3.3.2.1 Kết quả kiểm tra khả năng bám dính của các chủng Salmonella

Kiểm tra khả năng bám dính của 68 chủng Samonella phân lập từ phân bê bằng phương pháp ngưng kết trực tiếp hồng cầu cừu cho thấy 44 chủng có khả năng gây ngưng kết hồng cầu chiếm tỷ lệ 64,71%.

Bảng 3.12. Kết quả kiểm tra khả năng bám dính của các chủng

Salmonella spp phân lập từ bê

Hiệu giá ngưng kết

1/8 1/16 1/32 1/64 Nguồn mẫu mẫu Số Số mẫu (+) Tỷ lệ (%) n % n % n % n % Bê không tiêu chảy 32 18 56,25a 10 55,55 8 44,44 - - - - Bê tiêu chảy 36 26 72,22b - - - - 20 76,92 6 23,08 Tổng hợp 68 44 64,71 10 22,73 8 18,18 20 45,45 6 13,64

Ghi chú: Những giá trị trong cùng cột mang các chữ cái a, b không giống nhau, biểu thị sự khác nhau có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

So sánh khả năng ngưng kết của các chủng phân lập từ bê không tiêu chảy và bê tiêu chảy thấy có sự sai khác nhau về tỷ lệ các chủng gây ngưng kết hồng cầu (p < 0,05) cũng như khác nhau về hiệu giá ngưng kết. Trong số

32 chủng phân lập từ bê không tiêu chảy chỉ có 18 chủng (56,25%) chỉ gây ngưng kết với hiệu giá thấp, từ 1/8 ñến 1/16 với tỷ lệ 55,55% và 44,44%.

Khi kiểm tra 36 chủng phân lập từ bê tiêu chảy cho kết quả 26 chủng (72,22%) có khả năng gây ngưng kết hồng cầu cừu, với các hiệu giá ngưng kết rất cao. Trong đó có 6/26 chủng (23,08%) ngưng kết ở hiệu giá 1/64 và 20/26 chủng (76,92%) ngưng kết ở hiệu giá 1/32.

Nghiên cứu khả năng bám dính của các chủng Salmonella phân lập từ lợn, trâu, bò, Nguyễn Bá Hiên (2001) nhận ñịnh: “Ở tất cả các loài gia súc khảo sát (trâu, bò, lợn), các chủng Salmonella phân lập ñược từ gia súc bị tiêu chảy mang kháng nguyên bám dính Fimbriae với một tỷ lệ cao, biểu hiện ở tỷ lệ dương tính của phản ứng ngưng kết hồng cầu cao hơn hẳn so với các chủng phân lập từ gia súc khỏe”. Kết quả nghiên cứu khả năng bám dính của các chủng Salmonella phân lập từ bê, nghé tiêu chảy tại Thái Nguyên, Bắc Cạn,

Tuyên Quang của Nguyễn Văn Sửu (2005) cho thấy 23/29 (79,31%) chủng có khả năng ngưng kết hồng cầu gà ở hiệu giá 1/2, và 2/29 (6,90%) số chủng ngưng kết ở hiệu giá 1/128.

So sánh với kết quả nghiên cứu nêu trên, mặc dù có sự sai khác giá trị cụ thể từ mỗi nghiên cứu riêng biệt, kết quả nghiên cứu này thống nhất nhận ñịnh với các tác giả: có sự khác biệt rõ rệt về tỷ lệ và hiệu giá ngưng kết giữa các chủng Salmonella phân lập từ bê bị tiêu chảy và bê không bị tiêu chảy. Tỷ lệ các chủng Salmonella phân lập từ bê tiêu chảy có khả năng ngưng kết hồng cầu, cũng như hiệu giá ngưng kết cao hơn các chủng phân lập từ bê không tiêu chảy. Kết quả trên chỉ ra rằng: vi khuẩn Salmonella mang kháng nguyên

Fimbriae ñược phát hiện với tỷ lệ cao trong nhóm bê ỉa chảy so với nhóm bê khơng bị tiêu chảy. ðiều đó chứng minh rằng bám dính là một yếu tố gây bệnh, giúp cho vi khuẩn Salmonella bám ñược vào niêm mạc ruột rồi từ đó gây ra các q trình bệnh lý, gây tiêu chảy ñối với bê.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ðẶC TÍNH GÂY BỆNH CỦA VI KHUẨN ESCHERICHIA COLI, SALMONELLA GÂY TIÊU CHẢY Ở BÊ GIỐNG SỮA NUÔI TẠI NGOẠI THÀNH HÀ NỘI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG, TRỊ (Trang 114 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)