Có 3 loại kháng ngun K đã được mơ tả trước ñây là L, A và B kháng nguyên. Việc mô tả nguồn gốc kháng nguyên K dựa trên phản ứng ngưng kết và khả năng không ngưng kết với kháng nguyên O của vi khuẩn chưa bị xử lý bởi nhiệt ñược coi là tiêu chuẩn ñầu tiên ñể chỉ sự có mặt của kháng nguyên K. Các chủng E.coli có thành phần kháng nguyên K là polysaccharide và các cấu trúc bề mặt chịu nhiệt khác, kháng thể của chúng không ngưng kết với kháng nguyên O tương ứng nếu chưa đun sơi ở 1000C trong thời gian 1 giờ được xếp vào nhóm L. Các chủng không chứa thành phần kháng nguyên nhóm L, nhưng có khả năng ngưng kết với kháng thể O tương ứng sau khi đã đun sơi được xếp vào nhóm B. Riêng các chủng không chứa các thành phần kháng nguyên như L và không ngưng kết với kháng thể O khi đã đun sơi được xếp vào nhóm A. Hơn 30 năm sau kể từ khi kháng nguyên K ñược phát hiện và phân chia thành L, A và B kháng nguyên như vậy, một số tác giả nhận ra rằng việc phân chia như trên ñã gặp phải một số trở ngại nhất ñịnh, ngay cả Kauffmann và Vahlne cũng cảm thấy rất khó khăn để phân biệt ñược sự khác nhau giữa L và B kháng nguyên (Orskov và cs, 1977).
Một số tác giả phát hiện ra rằng, trên cùng một chủng E.coli có thể phát hiện ra hai loại kháng nguyên, một thuộc L và một thuộc B. Hơn nữa, khi kiểm tra nhắc lại trên cùng một chủng ở một thời ñiểm phát hiện thấy B nhưng ở thời ñiểm khác lại phát hiện thấy L. Khi kiểm tra các chủng trước đó
đã được xếp vào nhóm A hoặc B, bằng phương pháp điện di lại phát hiện thấy ña số các chủng đó có thành phần polysaccharide, trái ngược với quy ước phân chia trên đây. Bên cạnh đó cũng cần chú ý ñến yếu tố cản trở sự ngưng kết giữa kháng nguyên O và vi khuẩn sống là kháng nguyên K polysaccharides và do vậy chúng ñược xếp vào nhóm L hoặc A. Tuy nhiên, rất nhiều chủng mặc dù có thành phần kháng nguyên polysaccharide nhưng vẫn có khả năng ngưng kết với kháng nguyên O khi chưa bị đun sơi. Mặt khác cũng rất cần lưu ý đến nhiều yếu tố có thể ngăn cản hiện tượng ngưng kết giữa kháng nguyên O với vi khuẩn sống như kháng nguyên F, kháng nguyên H và một số cấu trúc bề mặt khác hoặc do thay ñổi nhiệt ñộ và môi trường nuôi cấy. Một số chủng E.coli đã được kiểm tra là có khả năng ngăn cản ngưng kết với kháng nguyên O tương ứng, sau khi nuôi cấy chuyển tiếp trên các môi trường ñã mất khả năng trên và do vậy việc phân chia B và L kháng ngun là khơng có cơ sở chắc chắn. Chính vì những lý do trên mà việc phân chia kháng nguyên K trên ñây ñã thay ñổi và nay giới hạn danh pháp kháng nguyên K trong tên gọi kháng nguyên K polysaccharide (Orskov và cs, 1977).
Nghiên cứu thành phần hoá học, cấu tạo một số kháng nguyên K1, K9, K92, cho thấy chúng có một số ñường giống với thành phần ñường cấu tạo tế bào thần kinh và tế bào thận. Vì lẽ ñó cơ quan miễn dịch của cơ thể khơng có đáp ứng miễn dịch (bị câm) với kháng nguyên nhóm này và do vậy có rất ít hoặc khơng có kháng thể ñặc hiệu ñược sản sinh trong ñáp ứng miễn dịch với những kháng nguyên trên. Tương tự như vậy kháng nguyên K4, K5 và K54 có cấu trúc gần giống với chondroitin, tiền thân của heparin, cho nên đặc tính kháng ngun của chúng rất kém, cơ thể khơng đáp ứng miễn dịch với loại kháng nguyên này (Gyles và Thoen, 1993).
Kháng nguyên K của rất nhiều chủng E.coli có khả năng ngưng kết chéo với nhau. Mối quan hệ về ngưng kết chéo do có một số thành phần
kháng nguyên K tương ñồng ñã ñược rất nhiều tác giả công bố: K18-K22- K100, K13-K20-K23, K53-K93, K16-K97, K37-K97. K12-K82, K2ab-K2ac- K62-K7-K66 (trong đó K2ab, K2ac là có mối quan hệ gần gũi nhất với K62, K56, K7 (Orskov và cs, 1977).
Một số kháng nguyên K của nhóm E.coli này có thể ngưng kết chéo với kháng thể O của nhóm E.coli khác. Orskove và cộng sự (1962) cho biết, kháng nguyên K87 thuộc chủng E.coli 145 ngưng kết chéo với kháng thể kháng kháng nguyên O8 của chủng E.coli G7.Tuy nhiên tác giả cũng thấy có sự khác biệt, nếu kháng nguyên O8 ñược chuẩn bị từ canh trùng ni cấy ở 370C để sản xuất kháng thể tương ứng lại khơng có khả năng ngưng kết với kháng nguyên K87, khi nuôi cấy ở 180C mới có khả năng này. Như vậy, nhiệt độ mơi trường ni cấy có quan hệ chặt chẽ với việc tổng hợp một số kháng nguyên bề mặt của vi khuẩn. Một số nhóm kháng nguyên O và kháng nguyên K sau là có khả năng ngưng kết chéo với nhau: O120-K31, O104-K9, O53-K44, O74-K45.
Kháng nguyên K7 của vi khuẩn E.coli có khả năng ngưng kết chéo với kháng thể kháng kháng nguyên giáp mô 9 và 23 của vi khuẩn Streptococcus
pneumoniae. Kháng nguyên K100 E.coli ngưng kết chéo với kháng thể kháng
kháng nguyên giáp mô vi khuẩn Haemophilus influenzae type B. E.coli mang kháng nguyên K92 ngưng kết với kháng thể kháng kháng ngun giáp mơ vi khuẩn Neisseria meningitidis nhóm C (Bradshaw và cs, 1971).
1.2.3 Kháng nguyên pili
Trong một thời gian dài kháng nguyên pili ñược xếp vào nhóm kháng nguyên K và do vậy một số kháng nguyên pili gây tiêu chảy cho gia súc non ñược ký hiệu như là một kháng ngun K, điển hình là K88, K99. Những kháng nguyên này mang ký hiệu nhóm kháng ngun K vì lần đầu tiên chúng ñược phát hiện bằng phương pháp xác ñịnh kháng nguyên K và là kháng
nguyên bề mặt tế bào. Việc ñặt tên như vậy dễ dẫn tới hiểu nhầm và đồng nhất hóa hai nhóm kháng nguyên trên. Nhóm kháng nguyên K polysaccharide khác biệt với nhóm kháng ngun pili có bản chất protein. Vì những lý do nêu trên nên hiện nay nhóm kháng nguyên pili ñược ký hiệu là F kèm theo các chữ số ả rập ñi kèm theo (Wray và cs, 1993).
Cho đến nay, những kháng ngun pili của nhóm enterotoxigenic E.coli (ETEC) giữ vai trị quan trọng trong q trình gây tiêu chảy ở ñộng vật ni đã ñược phát hiện bao gồm: F4 (K88), F5 (K99), F6 (987P), F41 và FY. Kháng nguyên pili của nhóm ETEC gây tiêu chảy ở người bao gồm CFAI (colonization factor antigen I) và CFAII (colonization factor antigen II) (Evans và cs, 1986).