Ðặc tính sinh học và huyết thanh học của kháng nguyên pil

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ðẶC TÍNH GÂY BỆNH CỦA VI KHUẨN ESCHERICHIA COLI, SALMONELLA GÂY TIÊU CHẢY Ở BÊ GIỐNG SỮA NUÔI TẠI NGOẠI THÀNH HÀ NỘI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG, TRỊ (Trang 46 - 48)

Mơi trường ni cấy có quan hệ chặt chẽ ñến sinh tổng hợp kháng nguyên pili, một số môi trường thường ức chế sản sinh chúng. Một số chất như L-Alanine, nồng ñộ muối NaCl và glucoza cao sẽ ức chế nhóm kháng ngun này. Mơi trường lỏng hay môi trường tổng hợp không ảnh hưởng ñến khả năng tổng hợp kháng nguyên (Guinee và cs, 1977).

Tác động của nhiệt độ mơi trường đến khả năng sinh tổng hợp kháng nguyên pili cũng ñã ñược nhiều tác giả thông báo. Tại giá trị nhiệt ñộ 180C ñã ức chế hình thành kháng nguyên F5, F41, trong khi đó nhiệt độ này có thể sản

sinh kháng nguyên F4. Nhiệt ñộ phù hợp nhất cho việc hình thành kháng nguyên F5 và F41 là 370C, ở nhiệt ñộ 320C ñã ức chế. Vi khuẩn có khả năng bảo tồn khả năng này khi bảo quản ở nhiệt ñộ lạnh âm trong thời gian dài. Cấy chuyển nhiều đời trên mơi trường nhân tạo cũng làm mất khả năng hình thành kháng nguyên. Chủng B41 có khả năng tạo nên hai loại kháng nguyên F5 và F41, sau 5 lần cấy chuyển trên môi trường TSA vi khuẩn chỉ hình thành F41. Ngược lại, nuôi cấy trên môi trường không thuận lợi sang môi trường ưa thích khơi phục khả năng tổng hợp kháng nguyên trên của chúng (Duchet-Suchaux và cs, 1988).

Kháng nguyên pili có khả năng bám dính trên bề mặt biểu mô nhung mao ruột non thơng qua các receptor đặc hiệu có mặt trên tế bào vật chủ. Receptors ñặc hiệu cho kháng nguyên F4 chỉ có ở tế bào ruột non lợn. Gen quy ñịnh receptors cho kháng nguyên F4 là gen trội. Ngoài lợn ra các gia súc khác khơng có gen mã hố cho q trình trên nên chúng có khả năng đề kháng với các chủng ETEC mang kháng nguyên F4. Glycoprotein chứa N-acetyl- lactoamine hoặc N-acetyl-galactoamine cản trở kháng nguyên F4 bám dính trên bề mặt tế bào biểu mơ nhung mao ruột. Khác với receptor đặc hiệu cho kháng nguyên F5, receptor cho F4 tồn tại không chỉ ở lợn con sơ sinh mà còn ở lợn con sau cai sữa. Receptor ñặc hiệu cho kháng nguyên F5 có mặt ở tế bào ruột bê, gia súc trưởng thành khơng có các receptor trên. Các receptor ñặc hiệu cho kháng nguyên F5 có bản chất là glycolipit giống với GM3 ganglioside. Receptor cho kháng nguyên F41 tồn tại trên tế bào ruột non bê, nghé, dê, cừu, lợn (Gyles và Thoen, 1993).

Chỉ có một số nhóm ETEC mang kháng nguyên O nhất định là có khả năng sản sinh kháng nguyên pili. Kháng nguyên F4 thường gặp ở các serotype O: 8, 45, 138, 141, 147, 149 và 157. Những serotype O liên hệ với kháng nguyên F5 là: 8, 9, 20, 64, 101, với kháng nguyên F41 bao gồm: O9, O101 và

với kháng nguyên F6 là O9, O20, O101, O141 (Gyles và Theon, 1993).

Một ñặc tính sinh học quan trọng của kháng nguyên pili là hiện tượng ngưng kết hồng cầu của một số loài gia súc. Kháng nguyên F5 gây ngưng kết hồng cầu ngựa, cừu nhưng không gây ngưng kết hồng cầu chuột lang, hồng cầu người nhóm A, trong khi đó kháng ngun F41 lại có khả năng ngưng kết hồng cầu chuột lang, người và cừu. Kháng nguyên F4, F41 hoạt ñộng ngưng kết các loại hồng cầu nói trên với khả năng ñề kháng mạnh mẽ với mannoza (Isaacson, 1977).

ðiều quan trọng nhất và khác biệt với kháng nguyên O, kháng nguyên K polysaccharide E.coli là giữa các kháng nguyên pili khơng có hiện tượng

ngưng kết chéo với huyết thanh miễn dịch kháng kháng nguyên pili không cùng serotype, mặc dù trong cấu trúc của một số kháng nguyên pili có một số thành phần giống nhau (De Graaf và Roorda, 1982).

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ðẶC TÍNH GÂY BỆNH CỦA VI KHUẨN ESCHERICHIA COLI, SALMONELLA GÂY TIÊU CHẢY Ở BÊ GIỐNG SỮA NUÔI TẠI NGOẠI THÀNH HÀ NỘI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG, TRỊ (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)