TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 1 Khái quát vấn đề phát triển bền vững

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến công bố báo cáo phát triển bền vững tại các công ty kinh doanh xăng dầu thuộc tập đoàn Xăng dầu Việt Nam. (Trang 50 - 53)

2.1.1 Khái quát vấn đề phát triển bền vững

Hầu hết các quốc gia trên thế giới đang gặp phải các vấn đề mất cân bằng khi sự tăng trưởng kinh tế nhưng mơi trường càng ngày bị ơ nhiễm; văn hóa, đạo đức bị suy giảm trong xã hội; tăng trưởng kinh tế khơng bền vững làm gia tăng sự phân hóa giàu nghèo từ đó dẫn tới sự mất ổn định trong xã hội. Từ đó, cần có sự điều tiết hài hịa giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường và bảo đảm an ninh xã hội. Vì vậy, PTBV đang trở thành yêu cầu bức thiết đối với toàn nhân loại. (Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững nhóm họp tại Johannesburg, Nam Phi năm 2012).

2.1.1.1 Quan điểm về phát triển bền vững qua các thời kì

Thế giới đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển với những bối cảnh kinh tế xã hội khác nhau, chính vì vậy việc khái qt hóa khái niệm PTBV cũng đã được nhìn nhận khác nhau qua từng thời kì đó.

Đầu tiên có thể kể đến văn bản “Chiến lược bảo tồn thế giới” được ban hành vào năm 1980, do Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên (IUCN) đã đưa ra mục tiêu của PTBV là đạt được sự PTBV bằng cách bảo vệ các tài nguyên sinh vật và thuật ngữ PTBV ở đây được đề cập tới với một phạm vi khá hẹp, nhấn mạnh tính bền vững của sự phát triển về mặt sinh thái, nhằm kêu gọi việc bảo tồn các tài nguyên sinh vật trên thế giới. Khái niệm về PTBV được phổ biến rộng rãi nhờ Báo cáo Brundtland của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới - WCED (nay là Ủy ban Brundtland). Nội dung báo cáo này đã định nghĩa:

“PTBV là sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn

hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai. Nói cách khác, PTBV phải bảo đảm có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường được bảo vệ. Để đạt được mục tiêu này, tất cả các thành phần kinh tế - xã hội, người đứng đầu nhà nước và các tổ chức xã hội liên quan phải bắt tay nhau để đảm bảo sự hài hịa của 3 lĩnh vực chính: kinh tế - xã hội - mơi trường.”

Năm 1992, Liên hợp quốc đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh về Môi trường và Phát triển ở Rio de Janeiro; tại hội nghị này đã có một chương trình nghị sự toàn cầu về các vấn đề PTBV cho thế kỷ XXI. Theo đó, PTBV được xác định là:

“Một sự phát triển thỏa mãn những nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm hại đến khả

năng đáp ứng những nhu cầu của thế hệ tương lai.”

Quan điểm về nội dung PTBV trong báo cáo Brundtland (1992) được tái khẳng định ở Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và phát triển tổ chức ở Rio de Janeiro, Brazil vào năm 1992. Sau đó, khái niệm PTBV được bổ sung, hoàn chỉnh tại Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về PTBV tổ chức ở Johannesburg (Cộng hoà Nam Phi) năm 2002:

“Phát triển bền vững là q trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa 3

mặt của sự phát triển, gồm: phát triển kinh tế (nhất là tăng trưởng kinh tế), phát triển xã hội (nhất là thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; xố đói giảm nghèo và giải quyết việc làm) và bảo vệ môi trường (nhất là xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng mơi trường; phịng chống cháy và chặt phá rừng; khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên).”

Bên cạnh các tuyên bố và quan điểm chung về PTBV, thì nội dung PTBV do Tổ chức ngân hàng phát triển châu Á (ADB) định nghĩa như sau:

"Phát triển bền vững là một loại hình phát triển mới, lồng ghép quá trình sản xuất với bảo tồn tài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường. Phát triển bền vững cần phải đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không phương hại đến khả năng của chúng ta đáp ứng các nhu cầu của thế hệ trong tương lai".

Trong giới hạn nghiên cứu này, tác giả lựa chọn khái niệm PTBV đã được công bố tại Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về PTBV tổ chức ở Johannesburg (Cộng hoà Nam Phi) năm 2002.

2.1.1.2 Mục tiêu phát triển bền vững

Cho tới nay, đã có sự thống nhất chung về quan niệm về PTBV trên bình diện quốc tế đó là phát triển dựa trên 3 mục tiêu chính là hướng đến bền vững về kinh tế, môi trường và xã hội.

a. Phát triển bền vững về kinh tế

PTBV về kinh tế là phát triển một nền kinh tế nhanh nhưng đảm bảo sự an toàn. PTBV về kinh tế đòi hỏi sự phát triển của nhiều yếu tố trong nền kinh tế, trong đó phải đảm bảo cơ hội một cách công bằng giữa các bên về việc tiếp cận với những nguồn tài nguyên thiên nhiên, được tạo điều kiện thuận lợi khi tiếp cận với các nguồn tài nguyên đó và quyền sử dụng những nguồn tài nguyên cho các hoạt động kinh tế giữa các DN, các thành phần trong nền kinh tế (Schaltegger và Burritt, 2000). Yếu tố được cho là quan trọng nhất ở đây là tạo ra sự thịnh vượng chung cho tất cả DN, thành phần kinh tế chứ không chỉ tập trung mang lại lợi nhuận cho một số ít thành phần, và phải đảm bảo nguyên tắc phát triển nhưng phải hài hòa trong một giới hạn cho phép của hệ sinh thái, môi trường cũng như không

xâm phạm những quyền cơ bản của con người trong nền kinh tế. Khía cạnh PTBV về kinh tế bao gồm các nội dung cơ bản: Thứ nhất, phải đảm bảo sự hoạt động của các thành phần kinh tế nhưng phải hướng đến việc giảm dần mức tiêu phí năng lượng (dầu mỏ, khí đốt,…) và các tài nguyên khác (nước, điện,..) thông qua việc phát triển các công nghệ tiết kiệm năng lượng và thay đổi một cách triệt để trong việc sản xuất kinh doanh nhằm giảm việc sử dụng quá nhiều tài nguyên; Thứ hai, thay đổi việc sử dụng các tài nguyên nên kết hợp với các công nghệ mới trong hoạt động nhằm tránh gây hại đến môi trường sống xung quanh; Thứ ba, phải xây dựng được sự bình đẳng trong việc tiếp cận các nguồn tài nguyên thiên nhiên, dịch vụ liên quan đến đời sống thiết yếu, dịch vụ y tế và giáo dục; Thứ tư, hướng đến việc xóa đói, giảm tỷ lệ người dân nghèo trong nền kinh tế; Cuối cùng là việc áp dụng ngày càng nhiều các công nghệ sạch thân thiện với môi trường, đẩy mạnh việc tái chế, tái sử dụng các sản phẩm trong nền kinh tế, tái tạo năng lượng đã sử dụng và giảm lượng khí thải ra bên ngồi. (Hội nghị về Mơi trường và Phát triển của Liên hiệp quốc (UNCED, 1992)

b. Phát triển bền vững xã hội

PTBV về xã hội được thể hiện qua chỉ số phát triển con người (HDI), đây là tiêu chí được xếp là quan trọng nhất trong mục tiêu PTBV về xã hội, trong đó bao gồm các nội dung sau: thu nhập bình quân đầu người trong quốc gia, địa phương đó; trình độ về dân trí, các yếu tố về tỷ lệ người dân hoàn thành các cấp học khác nhau, tỷ lệ người dân được chăm sóc sức khỏe đảm bảo; tuổi thọ trung bình của người dân có xu hướng phải tăng bền vững; mức hưởng thụ các tiện ích xã hội mới. (theo báo cáo phát triển con người 2015 được UNDP, Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc). PTBV về xã hội là sự phát triển chú trọng vào sự công bằng giữa các đối tượng khác nhau trong xã hội; cố gắng cho tất cả mọi người trong xã hội đảm bảo những điều kiện sống cơ bản nhất; ngồi ra con người phải có cơ hội phát triển tiềm năng bản thân chính mình.

c. Phát triển bền vững về môi trường

PTBV về mơi trường hướng đến việc duy trì sự cân bằng giữa việc khai thác các nguồn lực tài nguyên phục vụ lợi ích cho kinh tế; với việc bảo vệ mơi trường tự nhiên. Phải duy trì mức độ khai thác những nguồn tài nguyên này ở một giới hạn, không vượt quá sức chịu đựng của những sinh vật, yêu tố môi trường sống xung quanh, phá vỡ sự cân bằng của môi trường; cho phép mơi trường có thể tái tạo để đảm bảo hỗ trợ điều kiện sống cho con người cũng như các sinh vật sống khác tồn tại trên trái đất. PTBV về môi trường cấn hướng đến các mục tiêu sau: Thứ nhất, không khai thác cạn kiệt các nguồn tài nguyên đặc biệt là những nguồn tài nguyên khơng tái tạo được, sử dụng có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên này; Thứ hai, phát triển kinh tế nhưng không được vượt giới hạn chịu đựng của hệ sinh thái, môi trường sống xung quanh; Thứ ba, bảo vệ về sự đa dạng sinh học, bảo vệ sự cân bằng sinh học trong môi trường, bảo vệ khơng khí trong lành, tầng ozon; Thứ tư, giảm thiểu lượng thải khí nhà kính do sự tăng trưởng quá nhanh của các nhà máy, DN làm cho trái đất ngày càng nóng lên; Thứ năm, bảo

vệ an tồn các hệ sinh thái nhạy cảm, những hệ sinh thái dễ bị tổn thương; Cuối cùng là, giảm thiểu xả thải ra mơi trường bên ngồi, khắc phục ơ nhiễm (nước, khơng khí, đất,..) khơi phục môi trường những khu vực trước đây đã bị ô nhiễm nhằm cải thiện môi trường sống xung quanh.

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến công bố báo cáo phát triển bền vững tại các công ty kinh doanh xăng dầu thuộc tập đoàn Xăng dầu Việt Nam. (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(193 trang)
w