Phát triển thang đo lường các khái niệm nghiên cứuQuy mô doanh

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến công bố báo cáo phát triển bền vững tại các công ty kinh doanh xăng dầu thuộc tập đoàn Xăng dầu Việt Nam. (Trang 84 - 90)

pháp lý, đặc điểm ngành nghề kinh doanh, khả năng sinh lời và cơng bố báo cáo PTBV. Theo đó mơ được điều chỉnh và phát triển theo 11 giả thuyết được đặt ra trong bảng 3.1

Hình 3.2 Mơ hình nghiên cứu chính thức

(Nguồn: Xem xét của tác giả dựa vào dữ liệu nghiên cứu)

Các giả thuyết biểu hiện mối quan hệ tác động giữa các khái niệm nghiên cứu (nhân tố) và được mơ hình hóa tại Hình 3.2 (mơ hình nghiên cứu chính thức).

3.2.6 Phát triển thang đo lường các khái niệm nghiên cứuQuy mô doanh Quy mô doanh

nghiệp Cơ hội tăng trưởng

Đặc điểm ngành nghề kinh doanh Quan điểm của

nhà quản lý Quy định pháp lý

Khả năng sinh lời

Công bố báo cáo PTBV H2c H1b H1c H1d H1e H1a H2b H2a H3 H2d H2e

Thang đo lường được sử dụng cho luận án bao gồm thang đo tương ứng với 7 nhân tố được xác định trong mơ hình nghiên cứu chính thức bao gồn: quy mơ doanh nghiệp, cơ hội tăng trưởng, quan điểm của nhà quản lý, quy định pháp lý, đặc điểm ngành nghề kinh doanh, khả năng sinh lời và công bố báo cáo PTBV. Các thang đo lường các nhân tố được phát triển dựa vào việc xem xét lý thuyết nền, các tài liệu cũng như ghi nhận những ý kiến đóng góp của các chuyên gia đã phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm (xem kết quả tại phụ lục 5), ngồi ra có một số điều chỉnh về cách thu thập dữ liệu cũng như điều chỉnh nhở để làm rõ hơn mặt ý nghĩa của thang đo cũng như tạo sự phù hợp với bối cảnh nghiên cứu là các công ty kinh doanh xăng dầu trực thuộc tập đồn xăng dầu Việt Nam.

3.2.6.1 Quy mơ doanh nghiệp

Dựa vào các nghiên cứu thực nghiệm trước đây, tác giả nhận thậy có rất nhiều cách thức đo lường nhân tố quy mô doanh nghiệp thông qua dữ liệu thứ cấp được cơng khai trên báo cáo tài chính hàng năm. Như đã đề cập ở tổng quan nghiên cứu, các nghiên cứu thực nghiệm về công bố báo cáo PTBV của các quốc gia khác hoặc Việt Nam thì khái niệm quy mơ doanh nghiệp được thể hiện qua các chỉ tiêu như: tổng tài sản, số lượng cơng nhân, vốn hóa thị trường, thị phần và địa bàn hoạt động, tổng vốn chủ sở hữu,…Từ đây, có thể thấy khơng có sự đồng nhất trong việc lựa chọn thang đo cho nhân tố này. Thực tế thì chưa có lý thuyết nào quy ước việc đo lường quy mô doanh nghiệp (Shalit và Sankar (1977)). Quay trở lại với đối tượng nghiên cứu của luận án là các công ty kinh doanh xăng dầu Việt Nam. Việc khó tiếp cận với dữ liệu nghiên cứu vì các cơng ty này khơng bị bắt buộc cơng bố thông tin BCTC công khai. Hơn nữa, để đo lường những đặc điểm của khái niệm quy mô doanh nghiệp trong phạm vi nghiên cứu, tác giả đề xuất cách thức đo lường theo các thuộc tính của khái niệm này liên quan đến cơng bố báo cáo PTBV. Cùng với đó, các chuyên gia là nhà quản lý tại doanh nghiệp cũng hoàn toàn đồng ý với thang đo này do đặc thù những doanh nghiệp này thuộc 100% vốn chủ sở hữu của Tập đoàn. Gần như, mọi hoạt động kinh doanh của công ty phải lệ thuộc vào chủ sở hữu là Tập đoàn xăng dầu Việt Nam

Bảng 3.2 Thang đo lường quy mơ doanh nghiệp

TT Mã hóa Thang đo

1 QMDN1 Số lượng lao động tại công ty lớn cần phải công bố báo cáo PTBV 2 QMDN2 Thị trường hoạt động của công ty lớn, dàn trải rộng trên nhiều địa bàn

cần phải tăng cường công bố báo cáo PTBV

3 QMDN3 Doanh thu tại công ty cao cần quan tấm đến việc công bố báo cáo PTBV

4 QMDN4 Tổng tài sản tại công ty lớn cần phải công bố báo cáo PTBV

Thang đo lường của quy mô doanh nghiệp bao gồm 4 biến quan sát được mã hóa từ QMDN1 đến QMDN4, được sử dụng để khảo sát và được đo lường theo thang đo Likert từ 1 đến 5 điểm (với 1 được qui ước là rất không đồng ý, và 5 được qui ước là rất đồng ý).

3.2.6.2 Cơ hội tăng trưởng

Thang đo lường khái niệm cơ hội tăng trưởng được phát triển thông qua các nghiên cứu của Shamil và cộng sự (2014) và Dilling (2010). Xem xét tài liệu của Shamil và cộng sự (2014) và Dilling (2010), tác giả nhận thấy tương tự như khái niệm quy mô doanh nghiệp, khơng có bất cứ lý thuyết nào dùng để đo lường thống nhất cho khái niệm này. Tác giả dựa vào các câu hỏi được thực hiện dưới dạng nghiên cứu định tính của Shamil và cộng sự (2014) và Dilling (2010). Ưu điểm chính của các nghiên cứu định tính chủ yếu tập trung vào nhận thức của nhà quản lý (De Villiers 1999; Mitchell và Hill, 2009; Belal và Cooper, 2011; Ismaeel và Zakaria, 2020) là chúng cung cấp những giải thích trực tiếp về động lực cho việc công bố báo cáo PTBV. De Villiers (1999) gợi ý rằng phương pháp tốt nhất để xác định động cơ của ai đó là hỏi xem đây là gì, như bất kỳ phương pháp thay thế cần thiết nào, bao gồm phỏng đoán. Mặc dù de Villiers (1999) thừa nhận rằng việc hỏi ai đó có thể khơng phải lúc nào cũng mang lại câu trả lời trung thực và có một yếu tố rủi ro là động cơ thực sự không được đưa ra, ông tin rằng hỏi người đương nhiệm vẫn là cách tiếp cận trực tiếp nhất, vì khơng có sự độc lập. nguồn để xác định động cơ thực sự. Dựa vào lý thuyết nền và kết quả từ phương pháp khảo sát chuyên gia, tác giả xây dựng thang đo lường của cơ hội tăng trưởng. Cơ hội tăng trưởng bao gồm 4 biến quan sát được mã hóa từ CHTT1 đến CHTT4, được sử dụng để khảo sát và được đo lường theo thang đo Likert từ 1 đến 5 điểm (với 1 được qui ước là rất không đồng ý, và 5 được qui ước là rất đồng ý).

Bảng 3.3 Thang đo lường cơ hội tăng trưởng

TT

hóa

Thang đo

1 CHTT1 Thơng tin được cơng bố càng minh bạch càng dễ thu hút vốn từ các nhà đầu tư

2 CHTT2 Doanh nghiệp có cơ hội gia tăng doanh thu khi minh bạch thông tin trên báo cáo PTBV

3 CHTT3 Cơ hội doanh nghiệp giảm chi phí liên quan đến tính minh bạch của hoạt động sản xuất kinh doanh

4 CHTT4 Doanh nghiệp có cơ hội mở rộng thị trường kinh doanh, đa dạng hóa lĩnh vực hoạt động

(Nguồn: tác giả tổng hợp từ kết quả nghiên cứu) 3.2.6.3 Đặc điểm ngành nghề kinh doanh

Thông qua các nghiên cứu của De Villiers (1998, 2003) và nghiên cứu của Clarke & Gibson (1999). Tác giả đã xây dựng thang đo lường cho khái niệm đặc điểm ngành nghề kinh doanh. Với nội dung chính thể hiện tác động không tốt của ngành nghề kinh doanh đến môi trường, cũng như ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và an toàn của người lao động. Ngồi ra việc cơng bố thơng tin trên báo cáo PTBV sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm thiểu chi phí để giải thích các hoạt động của công ty hoạt động

động trong lĩnh vực này không gây tổn hại nhiều cho các bên liên quan. Ngồi ra, tác giả đã nhận được sự đồng tình của các chuyên gia khi cho rằng nghành nghề kinh doanh của cơng ty đem lại lợi ích kinh tế, thu nhập lớn cho nền kinh tế. Ngành nghề kinh doanh bao gồm 4 biến quan sát được mã hóa từ DDKD1 đến DDKD4, được sử dụng để khảo sát và được đo lường theo thang đo Likert từ 1 đến 5 điểm (với 1 được qui ước là rất không đồng ý, và 5 được qui ước là rất đồng ý).

Bảng 3.4 Thang đo lường đặc điểm ngành nghề kinh doanh

TT Mã hóa Thang đo

1 DDKD1 Ngành nghề kinh doanh của cơng ty đóng góp giá trị thu nhập lớn cho nền kinh tế.

2 DDKD2 Ngành nghề kinh doanh của công ty ảnh hưởng tác động đến mơi trường (khơng khí, nước,..)

3 DDKD3 Ngành nghề kinh doanh của công ty ảnh hưởng đến nhiều mặt đối với người lao động

4 DDKD4 Ngành nghề kinh doanh của cơng ty sẽ mang lại lợi ích nhiều hơn chi phí khi cơng bố báo cáo PTBV

(Nguồn: tác giả tổng hợp từ kết quả nghiên cứu) 3.2.6.4 Quan điểm của nhà quản lý

Dựa vào nghiên cứu của Shamil và cộng sự (2014); De Villiers (2003). Tác giả đã xây dựng thang đo cho nhân tố quan điểm của nhà quản lý theo các đặc tính giảm thiểu xung đột lợi ích giữa nhà quản lý và chủ sở hữu thông qua việc công bố báo cáo PTBV Shamil và cộng sự (2014). Hai đặc điểm của khái niệm này là nhà quản lý sẽ cung cấp thơng tin dựa lên số liệu có sẵn và nhà quản lý mặc dù nhận thấy bất lợi cạnh tranh nhưng vẫn tiết lộ thông tin trên báo cáo PTBV được thừa kế từ nghiên cứu của De Villiers (2003). Ngồi ra, tác giả đã thơng qua ý kiến chuyên gia về đặc tính nhà quản lý doanh nghiệp khơng bị chi phối bởi các bên liên quan khi cung cấp thơng tin, điều này phù hợp với lý thuyết đã trình bày ở trên. Quan điểm của nhà quản lý bao gồm 4 biến quan sát được mã hóa từ QDQL1 đến QDQL4, được sử dụng để khảo sát và được đo lường theo thang đo Likert từ 1 đến 5 điểm (với 1 được qui ước là rất không đồng ý, và 5 được qui ước là rất đồng ý).

Bảng 3.5 Thang đo lường đặc điểm quan điểm của nhà quản lý

TT Mã hóa Thang đo

1 QDQL1 Nhà quản lý doanh nghiệp muốn giảm thiểu xung đột lợi ích với chủ sở hữu thông qua việc công bố báo cáo PTBV

2 QDQL2 Nhà quản lý doanh nghiệp sẽ cung cấp thơng tin chính xác dựa vào dữ liệu thực tế sẵn có

3 QDQL3 Nhà quản lý doanh nghiệp khơng bị chi phối bởi các bên liên quan khi cung cấp thông tin

4 QDQL4 Nhà quản lý nhận thấy bất lợi cạnh tranh cho doanh nghiệp khi cung cấp thông tin trên báo cáo PTBV

(Nguồn: tác giả tổng hợp từ kết quả nghiên cứu) 3.2.6.5 Quy định pháp lý

Đây là một khái niệm được đề cập ở nhiếu nghiên cứu khác nhau, với mỗi bối cảnh nghiên cứu khác nhau thì thang đo lường khái niệm này được sử dụng khác nhau. Trong luận án của mình, tác giả thừa kế các thang đo lường khái niệm quy định pháp lý từ nghiên cứu của De Villiers (2003) và Tauringana (2020). Các đặc điểm về việc doanh nghiệp sẽ cơng bố khi có quy định pháp lý bắt buộc; sợ trách nhiệm về tính chính xác của báo cáo PTBV khi cơng bố ra bên ngồi được thừa kế từ nghiên cứu của De Villiers (2003). Bên cạnh đó, đặc điểm cần được đào tạo, hỗ trợ cũng như hướng dẫn từ các cơ quan quản lý nhà nước cho việc công bố báo cáo PTBV được kế thừa từ nghiên cứu của Tauringana (2020). Một ý kiến nhận được từ chuyên gia bổ sung vào đặc điểm khái niệm này đó là cần phải tham khảo các tiêu chuẩn pháp lý khi tham gia vào các tổ chức, diễn đàn khu vực và thế giới về công bố báo cáo PTBV. Quy định pháp lý bao gồm 4 biến quan sát được mã hóa từ QDPL1 đến QDPL4, được sử dụng để khảo sát và được đo lường theo thang đo Likert từ 1 đến 5 điểm (với 1 được qui ước là rất không đồng ý, và 5 được qui ước là rất đồng ý).

Bảng 3.6 Thang đo lường quy định pháp lý

TT Mã hóa Thang đo

1 QDQL1 Doanh nghiệp sẽ công bố báo cáo PTBV theo quy định bắt buộc của các cơ quan quản lý nhà nước.

2 QDQL2 Doanh nghiệp cần được đào tạo, hướng dẫn cụ thể từ cơ quan quản lý nhà nước cho việc trình bày cơng bố thơng tin trên báo cáo PTBV.

3 QDQL3 Cần có cơ quan độc lập, chịu trách nhiệm về việc giám sát trình bày cơng bố thơng tin trên báo cáo PTBV của doanh nghiệp

4 QDQL4 Cần tham khảo các tiêu chuẩn pháp lý khi tham gia vào các tổ chức, diễn đàn khu vực và thế giới về công bố báo cáo PTBV

(Nguồn: tác giả tổng hợp từ kết quả nghiên cứu) 3.2.6.6 Khả năng sinh lời

Cũng giống như khái niệm quy mô doanh nghiệp, việc đo lường khái niệm khả năng sinh lời dựa vào nhiều chỉ số khác nhau thông qua dữ liệu thứ cấp thu thập được. Một số tác giả lựa chọn các chỉ tiêu đo lường khác nhau phù hợp với dữ liệu nghiên cứu thu thập được cũng như bối cảnh nghiên cứu của mình. Ví dụ, tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA), lợi tức trên vốn đầu tư của sở hữu (ROIC). Với hạn chế là không đo lường được đầy đủ các đặc điểm khác nhau của khái niệm khả năng sinh lời khi chỉ sử dụng một chỉ số tài chính. Tất cả các chuyên gia khi được hỏi đều đồng ý với với chuyển đổi cách thức đo lường của khái niệm này theo thang đo Likert 5 cấp độ nhằm đảm bảo độ rộng và bao quát khái niệm này. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu của Trotman và Bradley (1981); Branco và Rodrigues (2008) cũng đã đề cập đến vấn đề này. Đặc điểm khả năng sinh lời trong dài hạn được kế

thừa từ nghiên cứu của Trotman và Bradley (1981). Branco và Rodrigues (2008) có đề cập đến khả năng sinh lời từ thương hiệu thông qua truyền thông. Khả năng sinh lời bao gồm 4 biến quan sát được mã hóa từ KNSL1 đến KNSL4, được sử dụng để khảo sát và được đo lường theo thang đo Likert từ 1 đến 5 điểm (với 1 được qui ước là rất không đồng ý, và 5 được qui ước là rất đồng ý).

Bảng 3.7 Thang đo lường khả năng sinh lời

TT Mã hóa Thang đo

1 KNSL1 Khả năng sinh lời trên tổng tài sản của công ty lớn thúc đẩy việc công bố báo cáo PTBV

2 KNSL2 Khả năng sinh lời trong dài hạn của công ty sẽ cải thiện khi công ty công bố báo cáo PTBV

3 KNSL3 Khả năng sinh lời trên vốn đầu tư chủ sở hữu lớn sẽ thúc đẩy việc công bố báo cáo PTBV

4 KNSLL4 Khả năng sinh lời từ thương hiệu thông qua truyền thông sẽ gia tăng trong tương lai khi công bố báo cáo PTBV

(Nguồn: tác giả tổng hợp từ kết quả nghiên cứu) 3.2.6.7 Công bố báo cáo phát triển bền vững

Đây là biến phụ thuộc trong mơ hình nghiên cứu của luận án. Hầu hết các nghiên cứu trước đây khi đề cập đến khái niệm này thì chỉ có hai lựa chọn là có/sẵn sàng cơng bố hoặc là khơng/khơng sẵn sàng cơng bố báo cáo PTBV. Sau đó, một số nghiên cứu xem xét về độ dài của việc công bố, theo mức độ công bố thông tin liên quan đến khía cạnh mơi trường và xã hội báo cáo PTBV. Chưa có nhiều nghiên cứu quan tâm đến các đặc điểm khác của khái niêm này một cách đầy đủ và khái quát nhất. Kế thừa nghiên cứu của De Villiers (1998, 2003), thông qua kỹ thuật phỏng vấn sâu và thảo luận với các nhóm chuyên gia. Tác giả nhận thấy để đảm bảo đo lường chính xác và đầy đủ các đặc tính của khái niệm cơng bố báo cáo PTBV thì phải tập trung vào các đặc điểm sau: thông tin trên báo cáo PTBV phải được cơng bố tồn diện kể cả những chi tiêu phi tài chính liên quan đến mơi trường và xã hội; việc công bố báo cáo PTBV phải được thực hiện hàng năm để có sự đối sánh; thơng tin lên quan đến vấn đề PTBV phải được thực hiện trên một báo cáo riêng biệt khơng cơng bố chung ở báo cáo tài chính; doanh nghiệp cần công bố tự nguyện các báo cáo này De Villers (2003). Ngoài ra, kế thừa thang đo trong nghiên cứu của De Villiers (1998) về đặc điểm chịu trách nhiệm về tính chính xác với các bên liên quan khi cơng bố báo cáo PTBV. Công bố báo cáo PTBV bao gồm 5 biến quan sát được mã hóa từ CBTT1 đến CBTT5, được sử dụng để khảo sát và được đo lường theo thang đo Likert từ 1 đến 5 điểm (với 1 được qui ước là rất không đồng ý, và 5 được qui ước là rất đồng ý).

Bảng 3.8 Thang đo lường công bố báo cáo phát triển bền vững

TT Mã hóa Thang đo

đến mơi trường, xã hội

2 CBTT2 Trình bày và cơng bố thơng tin tbáo cáo PTBV định kỳ hằng năm 3 CBTT3 Công bố thông tin liên quan đến vấn đề PTBV ở một báo cáo riêng biệt 4 CBTT4 Doanh nghiệp tự nguyện công bố báo cáo PTBV

5 CBTT5 Chịu trách nhiệm về tính chính xác với các bên liên quan khi công bố thông tin

(Nguồn: tác giả tổng hợp từ kết quả nghiên cứu)

Vậy nghiên cứu này sử dụng bộ đo lường gồm 29 biến quan sát, trong đó quy mơ doanh nghiệp có 4 biến quan sát, cơ hội tăng trưởng có 4 biến quan sát, quan điểm của nhà quản lý có 4 biến quan sát, quy định pháp lý có 4 biến quan sát, đặc điểm ngành nghề kinh doanh có 4 biến quan sát, khả năng

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến công bố báo cáo phát triển bền vững tại các công ty kinh doanh xăng dầu thuộc tập đoàn Xăng dầu Việt Nam. (Trang 84 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(193 trang)
w