NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG 1 Nghiên cứu định lượng sơ bộ

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến công bố báo cáo phát triển bền vững tại các công ty kinh doanh xăng dầu thuộc tập đoàn Xăng dầu Việt Nam. (Trang 90 - 96)

3.3.1 Nghiên cứu định lượng sơ bộ

Sau khi thực hiện xong phương pháp nghiên cứu định tính và có thang đo hoàn chỉnh, tác giả tiến hành phương pháp nghiên cứu định lượng sơ bộ với mục đích kiểm tra độ tin cậy của thang đo, giá trị hội tụ và phân biệt của thang đo. Đây là giai đoạn quan trọng để phát hiện sai sót khi thiết kế bảng câu hỏi phục vụ cho quá trình nghiên cứu định lượng chính thức. Đồng thời, q trình nghiên cứu định lượng sơ bộ sẽ giúp tác giả điều chỉnh lại mục của câu hỏi để đảm bảo độ tin cậy của thang đo. Khi thực hiện nghiên cứu định lượng sơ bộ, quan điểm của nhiều nhà nghiên cứu cho rằng số lượng, đối tượng nghiên cứu càng gần giống với nghiên cứu định lượng chính thức thì càng tốt và nên là đại diện của các mẫu nghiên cứu chính thức. Mẫu nghiên cứu định lượng sơ bộ có thể lựa chọn theo phương pháp thuận tiện. Tuy nhiên, kích thước mẫu nghiên cứu đinh lượng sơ bộ tùy theo quan điểm khác nhau. Trong luận án của mình, tác giả lựa chọn mẫu nghiên cứu định lượng sơ bộ là 100 phiếu, thu lại 85 phiếu, sau khi loại bỏ những phiếu khơng đảm bảo thì kích cỡ mẫu nghiên cứu định lượng sơ bộ là 79. Kết quả phân tích tần số được trình bày ở phụ lục 8. Sở dĩ tác giả lựa chọn kích cỡ mẫu như vậy bởi vì có khoảng 60 doanh nghiệp thuộc tập đoàn xăng dầu Việt Nam. Việc lựa chọn mẫu nghiên cứu mang tính đại diện, có nghĩa là có ít nhất một cá nhân tại tất cả các công ty đều tham gia trả lời. Điều này giúp tác giả thu thập được thơng tin mang tính đại diện, độ tin cậy cao hơn. Từ đó, giúp tác giả một lần nữa khẳng định các thang đo của các nhân tố trong mơ hình nghiên cứu là hồn tồn đảm bảo độ tin cậy. Nghiên cứu định lượng sơ bộ sử dụng thơng qua hai kĩ thuật là phân tích độ tin cậy của thang đo và phân tích khám phá nhân tố nhằm loại bỏ các biến quan sát không đảm bảo yêu cầu.

+ Phân tích độ tin cậy thang đo: Tác giả tiến hành đánh giá độ tin cậy của thang đo dựa trên hai chỉ số là hệ số tương quan biến tổng và hệ số Cronbach’s Alpha, nếu biến đo lường có hệ số tương

quan biến tổng thấp hơn 0,3; hệ số Cronbach’s Alpha của tổng thể thấp hơn 0,6, biến đo lường này sẽ bị loại Nunnally (1978) và Peterson (1994).

+ Phân tích khám phá nhân tố: Thứ nhất, hệ số KMO của kiểm định Bartlett phải lớn hơn 0,5 và có giá trị Sig nhỏ hơn 0,05; Thứ hai, các nhân tố được rút trích lại giá trị Eigenvalue lớn hơn hoặc bằng 1 và tổng phương sai trích phải lớn hơn hoặc bằng 50%; Thứ ba, tất cả thang đo và biến quan sát thỏa mãn điều kiện kiểm định Conbach’s Alpha mới được tiếp đến là phân tích nhân tố khám phá để xác định giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của thang đo (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008; Nguyễn Đình Thọ, 2012). Các biến có hệ số tải dưới 0,5 sẽ bị loại (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008; Nguyễn Đình Thọ, 2012)

3.3.1.1 Đánh giá thang đo thơng qua phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha a. Đánh giá thang đo quy mô doanh nghiệp

Độ tin cậy của thang đo của nhân tố Quy mô doanh nghiệp được kiểm định thơng qua một lần phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha như thể hiện tại Bảng 3.9. Kết quả kiểm định cho thấy hệ số Cronbach’s Ạlpha của tổng thể là 0.739>0.6; hệ số tương quan biến tổng của tất cả các biến quan sát đều lớn 0.3. Tác giả nhận định các biến quan sát đảm bảo độ tin cậy. Các biến quan sát này sẽ được dùng trong phân tích EFA ở bước tiếp theo.

Bảng 3.9 Kết quả Cronbach’s alpha đối với quy mô doanh nghiệp Biến quan sát Trung bình

thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Tương quan biến-tổng

Cronbach's Alpha nếu loại

biến

Kết quả phân tích lần 1: Cronbach’s Alpha=0.739

QMDN1 10.7089 4.568 0.567 0.659

QMDN2 10.5190 4.740 0.475 0.711

QMDN3 10.7089 4.799 0.509 0.692

QMDN4 10.4810 4.253 0.575 0.653

(Nguồn: tác giả tổng hợp từ kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ) b. Đánh giá thang đo cơ hội tăng trưởng

Độ tin cậy của thang đo của nhân tố cơ hội tăng trường được kiểm định thơng qua một lần phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha như thể hiện tại Bảng 3.10. Kết quả kiểm định cho thấy hệ số Cronbach’s Ạlpha của tổng thể là 0.911>0.6; hệ số tương quan biến tổng của tất cả các biến quan sát đều lớn 0.3. Tác giả nhận định các biến quan sát đảm bảo độ tin cậy. Các biến quan sát này sẽ được dùng trong phân tích EFA ở bước tiếp theo.

Bảng 3.10 Kết quả Cronbach’s alpha đối với cơ hội tăng trưởng Biến quan sát Trung bình

thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Tương quan biến-tổng

Cronbach's Alpha nếu loại

biến

Kết quả phân tích lần 1: Cronbach’s Alpha=0.911

CHTT1 11.8481 5.643 .860 .863

CHTT2 11.8987 5.784 .815 .879

CHTT3 12.0000 6.026 .681 .906

CHTT4 11.9114 5.595 .844 .868

(Nguồn: tác giả tổng hợp từ kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ) c. Đánh giá thang đo đặc điểm ngành nghề kinh doanh

Độ tin cậy của thang đo của nhân tố đặc điểm ngành nghề kinh doanh được kiểm định thơng qua một lần phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha như thể hiện tại Bảng 3.11. Kết quả kiểm định cho thấy hệ số Cronbach’s Ạlpha của tổng thể là 0.707>0.6; hệ số tương quan biến tổng của tất cả các biến quan sát đều lớn 0.3. Tác giả nhận định các biến quan sát đảm bảo độ tin cậy. Các biến quan sát này sẽ được dùng trong phân tích EFA ở bước tiếp theo.

Bảng 3.11 Kết quả Cronbach’s alpha đối với đặc điểm ngành nghề kinh doanh Biến quan sát Trung bình

thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Tương quan biến-tổng

Cronbach's Alpha nếu loại

biến

Kết quả phân tích lần 1: Cronbach’s Alpha=0.707

DDKD1 10.6582 4.561 .525 .623

DDKD2 10.5190 4.073 .569 .592

DDKD3 10.4684 4.483 .416 .700

DDKD4 10.3924 5.344 .503 .653

(Nguồn: tác giả tổng hợp từ kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ) d. Đánh giá thang đo Quan điểm của nhà quản lý

Độ tin cậy của thang đo của nhân tố quan điểm của nhà quản lý được kiểm định thông qua một lần phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha như thể hiện tại Bảng 3.12. Kết quả kiểm định cho thấy hệ số Cronbach’s Ạlpha của tổng thể là 0.887>0.6; hệ số tương quan biến tổng của tất cả các biến quan sát đều lớn 0.3. Tác giả nhận định các biến quan sát đảm bảo độ tin cậy. Các biến quan sát này sẽ được dùng trong phân tích EFA ở bước tiếp theo.

Bảng 3.12 Kết quả Cronbach’s alpha đối với quan điểm của nhà quản lý Biến quan sát Trung bình

thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Tương quan biến-tổng

Cronbach's Alpha nếu loại

biến

Kết quả phân tích lần 1: Cronbach’s Alpha=0.887

QDQL1 11.9114 4.364 .811 .831

QDQL2 11.9873 4.474 .737 .862

QDQL3 11.8354 4.652 .773 .847

QDQL4 11.9620 5.165 .701 .874

(Nguồn: tác giả tổng hợp từ kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ) e. Đánh giá thang đo Quy định pháp lý

Độ tin cậy của thang đo của nhân tố quy định pháp lý được kiểm định thơng qua một lần phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha như thể hiện tại Bảng 3.13. Kết quả kiểm định cho thấy hệ số Cronbach’s Ạlpha của tổng thể là 0.912>0.6; hệ số tương quan biến tổng của tất cả các biến quan sát đều lớn 0.3. Tác giả nhận định các biến quan sát đảm bảo độ tin cậy. Các biến quan sát này sẽ được dùng trong phân tích EFA ở bước tiếp theo.

Bảng 3.13 Kết quả Cronbach’s alpha đối với quy định pháp lý Biến quan sát Trung bình

thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Tương quan biến-tổng

Cronbach's Alpha nếu loại

biến

Kết quả phân tích lần 1: Cronbach’s Alpha=0.912

QDPL1 13.1392 3.916 .774 .895

QDPL2 13.2025 3.933 .686 .909

QDPL3 13.1013 3.784 .855 .868

QDPL4 13.0759 3.738 .905 .851

(Nguồn: tác giả tổng hợp từ kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ) f. Đánh giá thang đo Khả năng sinh lời

Độ tin cậy của thang đo của nhân tố khả năng sinh lời được kiểm định thơng qua một lần phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha như thể hiện tại Bảng 3.14. Kết quả kiểm định cho thấy hệ số Cronbach’s Ạlpha của tổng thể là 0.871>0.6; hệ số tương quan biến tổng của tất cả các biến quan sát đều lớn 0.3. Tác giả nhận định các biến quan sát đảm bảo độ tin cậy. Các biến quan sát này sẽ được dùng trong phân tích EFA ở bước tiếp theo.

Bảng 3.14 Kết quả Cronbach’s alpha đối với khả năng sinh lời Biến quan sát Trung bình

thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Tương quan biến-tổng

Cronbach's Alpha nếu loại

biến

Kết quả phân tích lần 1: Cronbach’s Alpha=0.871

KNSL1 11.7975 2.343 .679 .854

KNSL2 11.6456 2.283 .755 .824

KNSL3 11.7215 2.357 .676 .855

KNSL4 11.6962 2.240 .796 .807

(Nguồn: tác giả tổng hợp từ kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ) g. Đánh giá thang đo công bố báo cáo phát triển bền vững

Độ tin cậy của thang đo của nhân tố công bố báo cáo PTBV được kiểm định thơng qua một lần phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha như thể hiện tại Bảng 3.15. Kết quả kiểm định cho thấy hệ số Cronbach’s Ạlpha của tổng thể là 0.784>0.6; hệ số tương quan biến tổng của tất cả các biến quan sát đều lớn 0.3. Tác giả nhận định các biến quan sát đảm bảo độ tin cậy. Các biến quan sát này sẽ được dùng trong phân tích EFA ở bước tiếp theo.

Bảng 3.15 Kết quả Cronbach’s alpha đối với công bố báo cáo phát triển bền vững Biến quan sát Trung bình

thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Tương quan biến-tổng

Cronbach's Alpha nếu loại

biến

Kết quả phân tích lần 1: Cronbach’s Alpha=0.784

CBTT1 17.4557 4.149 .450 .780

CBTT2 17.3924 3.831 .618 .723

CBTT3 17.4557 4.328 .398 .765

CBTT4 17.3165 3.578 .826 .657

CBTT5 17.4177 3.939 .551 .746

(Nguồn: tác giả tổng hợp từ kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ)

Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha cho thang đo trong bước nghiên cứu sơ bộ này, cho thấy các thang đo này đều có hệ số Cronbach’s Alpha > 0.6 và hệ số tương quan biến tổng > 0.3, thấp nhất là nhân tố công bố bố báo cáo PTBV với hệ số là 0.784 và cao nhất là nhân tố cơ hội tăng trưởng với hệ số là 0.911. Như vậy khơng có biến quan sát nào bị loại và mơ hình bao gồm 29 thang đo đảm bảo độ tin cậy.

3.3.1.2 Phân tích khám phá nhân tố EFA

Tiếp đến tác giả tiến hành kiểm định độ tin cậy và phân tích nhân tố khám phá EFA để xác định mức độ phù hợp của các thang đo như trong bảng 3.16

Bảng 3.16 Kết quả phân tích khám phá nhân tố EFA –Nghiên cứu sơ bộ KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling

Adequacy. .644

Bartlett's Test of Sphericity

Approx. Chi-Square 1.364E3

df 406 Sig. .000 Với kết quả ở trên cho thấy, hệ số

KMO=0,644 > 0,5, kiểm định Batlett có p-value bằng 0,000 < 0,05, phương sai trích =70,604 > 50%, Trọng số nhân tố CHTT QDPL QDQL CBTT KNSL DDKD QMDN CHTT1 .929 CHTT4 .896 CHTT2 .891 CHTT3 .806 QDPL4 .942 QDPL3 .911 QDPL1 .866 QDPL2 .814 QDQL1 .891 QDQL4 .841 QDQL3 .819 QDQL2 .809 CBTT4 .901 CBTT2 .768 CBTT5 .722 CBTT3 .611 CBTT1 .597 KNSL4 .876 KNSL2 .839 KNSL3 .794 KNSL1 .760 DDKD1 .811 DDKD4 .793 DDKD2 .725 DDKD3 .580 QMDN4 .776 QMDN1 .762 QMDN3 QMDN2 .760 .758

các hệ số factor loading đều lớn hơn 0,5 và hệ số Eigen Value > 1. Như vậy các tiêu chuẩn khi sử dụng phân tích khám phá EFA cho thấy các nhân tố trong kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ đều phù hợp với tập dữ liệu nghiên cứu. Tác giả tiếp tục tiến hành bước tiếp theo nghiên cứu định lượng chính thức.

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến công bố báo cáo phát triển bền vững tại các công ty kinh doanh xăng dầu thuộc tập đoàn Xăng dầu Việt Nam. (Trang 90 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(193 trang)
w