Kế hoạch, địa điểm và thời gian cho các buổi phỏng vấn

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến công bố báo cáo phát triển bền vững tại các công ty kinh doanh xăng dầu thuộc tập đoàn Xăng dầu Việt Nam. (Trang 82 - 83)

Trong nghiên cứu này, đối với phương pháp tình huống tác giả lựa chọn cơng cụ đó chính là quan sát và khảo sát nhằm mục đích thu thập được dữ liệu nghiên cứu. Tiếp đến, tác giả phân tích dữ liệu định tính; tìm ý nghĩa của dữ liệu nghiên cứu. Cụ thể, tác giả tiến hành các buổi tiếp cận với các đối tượng này nhằm thu thập dữ liệu nghiên cứu định tính. Ngồi phương pháp chính như nêu ở trên, nghiên cứu còn sử dụng các phương pháp khác như phương pháp tổng hợp; phương pháp điều tra, phỏng vấn sâu. Để có thể tìm hiểu các chun gia phù hợp cho cuộc phỏng vấn sâu, tác giả đã có những cuộc tiếp xúc khơng chính thức vào tháng 9 đến tháng 12 năm 2017. Việc liên hệ này giúp cho tác giả có thể có những thơng tin cơ bản về chuyên gia, mức độ quan tâm của các chuyên gia về vấn đề mà tác giả đang nghiên cứu, thời gian dành cho phỏng vấn và trao đổi để hỗ trợ cho nghiên cứu.

Những cuộc tiếp xúc này thông qua nhiều phương thức như gọi điện thoại, gặp mặt ở các hội nghị, hội thảo. Thơng qua cách thức liên hệ khơng chính thức này, tác giả đã đạt được thỏa thuận sơ bộ với những chuyên gia này về các cuộc phỏng vấn chính thức sau này.

Sau đó, tác giả thực hiện theo từng nhóm chuyên gia với việc mời 3 chuyên gia trong lĩnh vực học thuật tham gia phỏng vấn nhóm từ 8h-10h30 ngày 16/03/2018 tại phòng họp văn phòng khoa Kế tốn, trường đại học Duy Tân; nhóm thứ hai sẽ được thực hiện lúc 14h-17h ngày 20/03/2018 tại phịng họp của cơng ty xăng dầu Quảng Bình. Riêng nhóm chun gia về các cơ quan quản lý nhà nước về vấn đề công bố báo cáo PTBV, tác giả đã mời tham gia cùng với hai nhóm chuyên gia trên. Khi nhà nghiên cứu sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu và thảo luận với chun gia thì nhà nghiên cứu sẽ dừng cơng việc này cho đến thời điểm thông tin thu thập được khơng có gì khác biệt so với các cuộc phỏng vấn trước đó. Số lượng mẫu nghiên cứu lúc này được gọi là điểm tới hạn (bão hịa). (Nguyễn Đình Thọ, 2013). Sau đó, nhà nghiên cứu sẽ lựa chọn thêm một đối tượng phỏng vấn để tái khẳng định điểm bão hịa, nếu khơng phát hiện thêm thơng tin gì mới thì sẽ ngừng lại và xác định được kích cỡ nghiên cứu lý thuyết. Trong nghiên cứu này, tác giả nhận thấy tình huống phỏng vấn thứ 8 xác định là điểm bão hòa. Tiếp tục phỏng vấn với đối tượng thứ 9 và không phát hiện được thông tin mới, tác giả nhận thấy kích cỡ mẫu cho nghiên cứu định tính là 8. (xem phụ lục 4)

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến công bố báo cáo phát triển bền vững tại các công ty kinh doanh xăng dầu thuộc tập đoàn Xăng dầu Việt Nam. (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(193 trang)
w