Khái quát về báo cáo phát triển bền vững

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến công bố báo cáo phát triển bền vững tại các công ty kinh doanh xăng dầu thuộc tập đoàn Xăng dầu Việt Nam. (Trang 53 - 54)

Trong hai thập kỷ qua, khái niệm PTBV đã nhận được nhiều sự quan tâm của nhiều đối tượng nghiên cứu khác nhau trên phạm vi toàn cầu. Theo, Székely và Knirsch (2005) xác định xu hướng PTBV cho các tập đoàn là tăng trưởng kinh tế bền vững kết hợp với việc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ; giá trị cổ đơng, uy tín của cơng ty được gia tăng. Điều đó cũng có nghĩa là những DN theo đuổi hoạt động kinh doanh có đạo đức, tạo ra việc làm bền vững, xây dựng giá trị cho tất cả các bên liên quan của DN. Theo Van Marrewijk (2003) đưa ra định nghĩa sau:

“Phát triển bền vững bao gồm các mối quan tâm xã hội và môi trường trong hoạt động kinh

doanh và tương tác với các bên liên quan.”

Sự PTBV của DN là một khái niệm tương đối mới, được định nghĩa là theo đuổi một chiến lược tăng trưởng kinh doanh bằng cách phân bổ các nguồn lực tài chính hoặc vật chất hiện có của doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất (Tonello và Singer, 2015), về cơ bản là một quá trình tập trung vào việc đạt được tất cả năm khía cạnh của EGSEE về hoạt động bền vững (Brockett và Rezaee, 2012; Rezaee, 2015). Trong bối cảnh này, PTBV tập trung vào các hoạt động tạo ra tính bền vững về kinh tế tài chính và hoạt động phi nơng nghiệp bền vững của ESG thơng qua việc tối đa hố hiệu quả quản trị doanh nghiệp và cơ hội kinh doanh và giảm thiểu các tác động đối với môi trường và xã hội và trên hết là đảm bảo thành công lâu dài trong việc tạo ra giá trị cho các bên liên quan. Các nghiên cứu gần đây cho thấy sự PTBV trong kinh doanh đang đi xa khỏi những nỗ lực riêng biệt và cơ hội, tập trung chủ yếu vào báo cáo TNXH và hướng tiếp cận tổng thể, toàn diện hơn và chiến lược bao gồm tất cả các khía cạnh của hoạt động bền vững và thu hút các bên liên quan khác nhau (Kiron và cộng sự, 2015).

Mặc dù các định nghĩa được phát biểu khác nhau dựa trên các quan điểm khác nhau nhưng có một sự đồng thuận chung rằng để đánh giá xem một cơng ty đang làm gì đối với sự PTBV, cần phải đo lường được chúng (Ozdemir và cộng sự, 2011). Các bên liên quan ngày càng yêu cầu tiết lộ nhiều hơn khơng chỉ về hiệu quả kinh tế mà cịn là thông tin thực hiện các hoạt động môi trường và xã hội của một DN (Waddock, 2003). Đây là động lực quan trọng cho việc phát triển các công cụ báo cáo PTBV của công ty, giống như báo cáo PTBV cũng được biết đến với các thuật ngữ khác nhau: báo cáo về trách nhiệm xã hội (CSR), báo cáo PTBV (SD), Báo cáo phi tài chính và báo cáo mơi trường, xã hội và quản trị (ESG). Waddock (2003) gợi ý rằng giai đoạn đầu của báo cáo CSR là giữa những năm 1970 và 1980, trong đó tập trung chỉ đơn thuần là báo cáo sự tuân thủ của một công ty đối với việc quản lý tốt hoạt động của chúng tới mơi trường, khơng có liên hệ hiệu quả kinh doanh của cơng ty. Sau đó, trong

những năm 1990, một sự chuyển đổi mơ hình về báo cáo về các hoạt động dựa vào cộng đồng và sức khoẻ lao động (OHS) hoặc các hoạt động dựa vào cộng đồng được quan sát, theo sát bằng cách thể chế khái niệm ba điểm cơ bản đó là việc thu thập một phạm vi rộng các giá trị và đo lường hiệu suất của một công ty qua ba trụ cột chính mang tính chất bền vững: kinh tế, mơi trường và xã hội.

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến công bố báo cáo phát triển bền vững tại các công ty kinh doanh xăng dầu thuộc tập đoàn Xăng dầu Việt Nam. (Trang 53 - 54)