Lý thuyết các bên liên quan (Stakeholder Theory)

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến công bố báo cáo phát triển bền vững tại các công ty kinh doanh xăng dầu thuộc tập đoàn Xăng dầu Việt Nam. (Trang 67 - 68)

Lý thuyết các bên liên quan phần nào có thể dùng để giải thích trường hợp DN tự nguyện CBTT liên quan đến báo cáo PTBV. Các bên liên quan ở đây được cho là một cá nhân hay nhóm người, có ảnh hưởng đến mục tiêu hoạt động kinh doanh của DN hoặc bị mục tiêu đó của DN chi phối. Có 02 trường phái khác nhau trong lý thuyết này: (1) Lý thuyết các bên liên quan chuẩn mực và (2) Lý thuyết các bên liên quan quyền lực. Theo thuyết các bên liên quan chuẩn mực (ethical stakeholders), các bên liên quan trong một DN đều được đối xử công bằng với nhau khi công bố và tiếp nhận thông tin. Mọi hoạt động của DN đều hướng đến mục tiêu chung là hịa hợp, đảm bảo cơng bằng các lợi ích của tất cả các bên liên quan. Nhà quản trị DN phải có nhiệm vụ cân bằng các lợi ích kinh tế khi xảy ra sự xung đột lợi ích giữa các bên, theo phương pháp tối ưu nhất. Ngược lại, thuyết các bên liên quan quyền lực (powerful stakeholders) cho rằng, nhà quản trị DN cần phải quan tâm, chú ý nhiều hớn đến kỳ vọng của các đối tượng nắm quyền lực, có tầm ảnh hưởng lớn đến hoạt động của DN. Các bên liên quan được chia thành nhiều nhóm khác nhau phụ thuộc mức độ ảnh hưởng của họ đến sự thành cơng hay thất bại của DN. Tiêu chí phân loại các bên liên quan dựa theo mức độ ảnh hưởng của các bên này đến sự kiểm sốt tồn bộ hay một phần những nguồn lực cần thiết cho hoạt động của DN như: con người, tài chính, tài nguyên...Quan trọng nhất là nhà quản trị DN phải nhận thức rõ thứ tự ưu tiên của các bên liên quan và quản trị DN nhằm đạt được những kỳ vọng của các bên trong cùng một tổ chức, DN. Theo thời gian thì kỳ vọng của các bên liên quan luôn biến đổi không ngừng, chính vì vậy CBTT của DN phải thường xun được điều chỉnh cho phù hợp với kỳ vọng của các bên đó. Những thơng tin kinh tế, tài chính và thơng tin phi tài chính liên quan đến yếu tố mơi trường, xã hội được các DN công bố thông qua các báo cáo. Đây là một căn cứ quan trọng, để các bên liên quan đánh giá hoạt động của DN, từ đó đưa ra phán quyết đồng ý tiếp tục hay tạm dừng hoạt động của DN. Neu, Warsame và

Pedwell (1998) đã chỉ ra rằng, các DN tuân thủ CBTT đầy đủ và minh bách về ảnh hưởng của hoạt động DN đến môi trường, xã hội theo yêu cầu của các cổ đông (những người nắm giữ doanh nghiệp) và cơ quan pháp luật hơn là vì áp lực từ những nhà hoạt động bảo vệ môi trường. Cũng theo nghiên cứu của Islam và Deegan (2008), các DN hoạt động trong lĩnh vực ngành may mặc của Bangladesh đã phải tuân thủ CBTT về mặt xã hội theo yêu cầu của các khách hàng châu Âu nếu muốn khách hàng tiếp tục sử dụng sản phẩm của họ, cụ thể là phải thay đổi điều kiện làm việc cho công nhân sản xuất tại nhà máy, không được sử dụng lao động trẻ em trong hoạt động sản xuất may mặc,…Đây chính là những ví dụ điển hình khi DN muốn tồn tại và phát triển thì phải tuân thủ những nguyên tắc do các bên liên quan đặt ra. Tất cả các lý thuyết được trình bày ở trên có liên quan đến CBTT trên báo cáo PTBV của DN, và các DN kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu thuộc nên sử dụng một hoặc nhiều lý thuyết có thể phù hợp với sứ mệnh, chiến lược, mơ hình kinh doanh và các quy trình báo cáo. Tóm lại, lý thuyết các bên liên quan đã được và tiếp tục trình bày về sự bền vững kinh doanh từ năm 1984 khi Freeman xuất bản cuốn sách của mình, quản lý chiến lược: Cách tiếp cận các bên liên quan (Freeman, 1984). Trong bối cảnh kinh doanh bền vững, các bên liên quan là những người có quyền lợi trong một công ty thơng qua các khoản đầu tư dưới hình thức vốn tài chính (cổ đơng), nhân lực (nhân viên), vốn danh tiếng (khách hàng và nhà cung cấp), vốn xã hội (xã hội), vốn môi trường (môi trường), và vốn pháp định (chính phủ). Bất kể lý thuyết nào có liên quan nhiều hơn đến kinh doanh quốc tế cụ thể, phải có một bộ các tiêu chuẩn tồn cầu được chấp nhận để hướng dẫn các tổ chức kinh doanh trên toàn thế giới đẩy mạnh các sáng kiến bền vững của họ và trong giao dịch với các đối tác quốc tế cùng chia sẻ hoạt động bền vững của EGSEE. Lý thuyết về các bên liên quan có liên quan và trách nhiệm công bố thơng tin kế tốn mơi trường. Lý thuyết các bên liên quan được nhà kinh tế học Freeman (Hitt và cộng sự, 2017) bắt nguồn từ quan điểm lợi ích kinh tế trong mọi hành động. Theo Freeman, tất cả các bên liên quan đều bị ảnh hưởng bởi tất cả các hành vi kinh doanh, bao gồm cổ đông, nhà cung cấp, khách hàng, nhân viên, đối thủ cạnh tranh, nhân viên xã hội, nhà lập pháp, học giả, người bản địa, tổ chức lao động, quản lý địa phương và chính phủ. Dựa trên lý thuyết các bên liên quan, Ullmann (1985) giải thích rằng nếu một bên liên quan kiểm sốt một nguồn kinh doanh quan trọng, thì doanh nghiệp sẽ tìm ra cách để thỏa mãn nhu cầu của họ. Công bố thông tin môi trường được coi là một chiến lược quản trị hiệu quả nhằm giải quyết các mối quan hệ và đáp ứng nhu cầu của các bên liên quan. Mặt khác, nghiên cứu của Chiu và Wang (2014) cho thấy tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) là dương và tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu có mối quan hệ ngược chiều với công bố thông tin về môi trường.

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến công bố báo cáo phát triển bền vững tại các công ty kinh doanh xăng dầu thuộc tập đoàn Xăng dầu Việt Nam. (Trang 67 - 68)