Lý thuyết hợp pháp hóa (Legitimacy Theory)

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến công bố báo cáo phát triển bền vững tại các công ty kinh doanh xăng dầu thuộc tập đoàn Xăng dầu Việt Nam. (Trang 65 - 67)

Lý thuyết tiếp theo được sử dụng để giải thích việc các DN tự nguyện CBTT liên quan đến báo cáo PTBV là lý thuyết hợp pháp hóa. Các quan điểm nghiên cứu về KTMT cho rằng kế tốn mơi trường được đánh giá trên hai khía cạnh là kế tốn và quản lý mơi trường. Ngồi việc hỗ trợ ra quyết định nội bộ trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm cải thiện hoạt động tài chính và mơi trường, kế tốn mơi trường cịn cung cấp thơng tin bên ngồi doanh nghiệp cho các bên liên quan như ngân hàng, tổ chức tài chính, cơ quan quản lý mơi trường, cộng đồng, ... Qua đó nó giúp các doanh nghiệp (i) Nâng cao lợi thế cạnh tranh do việc hướng đến xu hướng tiêu dùng xanh các sản phẩm sạch, (ii) Thay đổi và nâng cao mức độ nhận thức và hành động của các tổ chức và các bên liên quan về các vấn đề môi trường trong mỗi công ty và nền kinh tế nói chung. Theo nội dung lý thuyết này, tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh tại DN mình phải nằm trong phạm vi quy định của pháp luật mà nó đang hoạt động. Những quy định pháp luật này luôn thay đổi theo thời gian chứ không tồn tại mãi (sẽ có những luật, quy định được cập nhật phù hợp hơn với xu thế phát triển). Chính vì điều này nên bắt buộc các DN cũng phải luôn thay đổi, cập nhật những quy phạm pháp luật liên quan hướng đến việc đáp ứng những hoạt đơng của DN mình phù hợp với quy định pháp luật hiện tại. Những quy định pháp luật này, dựa trên quan niệm thỏa ước xã hội, thỏa ước xã hội chỉ ra những kỳ vọng trong mối quan hệ giữa các bên liên quan, yêu cầu DN cần thực hiện các hoạt động của hướng tới việc thỏa mãn những kỳ vọng này. Có thể dễ thấy rằng, một số kỳ vọng của xã hội hướng đến được thể hiện rất rõ thông qua

hệ thống pháp luật, nhưng ngược lại sẽ có những kỳ vọng là ngầm định, khơng được luật pháp hóa. Xét theo quan điểm truyền thống thì những kỳ vọng của xã hội trước đây chủ yếu tập trung vào việc tối đa hóa lợi nhuận của DN trong khn khổ mà pháp luật cho phép. Tuy nhiên, dần dần đã có những thay đổi, sự dịch chuyển những kỳ vọng đó hướng sang các vấn đề liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi của con người, đảm bảo môi trường trong sạch và sự công bằng trong xã hội. Như đã bàn luận ở trên, căn cứ đưa ra những chuẩn mực pháp luật là từ các thỏa ước xã hội, thỏa ước xã hội cho phép các DN sở hữu và sử dụng nguồn lực bao gồm con người và như tài nguyên thiên nhiên. Thông qua việc DN sử dụng các nguồn lực này, sản phẩm của họ có thể là các sản phẩm có chất lượng tốt, có thể mang lại lợi ích cho chính DN và người tiêu dùng; đồng thời kết quả của quá trình sử dụng các nguồn lực là cả những phế thải ra ngồi gây ảnh hưởng đến mơi trường. DN chỉ được phép hoạt động và tồn tại được khi mà mức kỳ vọng về lợi ích tạo ra cho xã hội cao hơn so với mức chi phí mà nó phải gánh chịu (Mathews, 1993). DN đó sẽ gặp khó khăn trong việc sử dụng những nguồn lực đó để tiếp tục hoạt động nếu DN vi phạm những thỏa ước xã hội. DN bắt buộc phải tạm ngừng hoạt động trên cơ sở tuân thủ luật pháp, hoặc bị hạn chế cung cấp những nguồn lực lao động; hoặc đơn giản hơn là người tiêu dùng sẽ giảm nhu cầu sử dụng sản phẩm và dịch vụ của DN đó cung cấp một khi DN vi phạm kỳ vọng của xã hội đặt ra, điều này dẫn đến DN sẽ gặp bất lợi. Điều này nói lên sự thật là việc tồn tại và phát triển của DN chỉ được đảm bảo khi và chỉ khi hoạt động của nó phù hợp với kỳ vọng của xã hội, đáp ứng được những quy định pháp luật đề ra, không vi phạm thỏa ước xã hội. Nhưng việc hoạt động trong khuôn khổ pháp lý của một DN vẫn có thể bị đe dọa, ngay cả khi những hoạt động của DN đó đi đúng hướng như kỳ vọng của xã hội, nguyên nhân là do DN không CBTT về những hoạt động, chỉ số của DN ra bên ngoài một cách minh bạch, kịp thời hoặc DN không cung cấp đủ các minh chứng cho thấy hoạt động của DN là phù hợp với kỳ vọng của xã hội. Thông qua nhiều kênh thơng tin khác nhau như báo cáo tài chính, báo cáo PTBV hoặc thơng qua Internet, website, DN có thể chứng minh mọi hoạt động của họ là phù hợp với pháp luật, cũng như đáp ứng được kỳ vọng của xã hội. Nhưng cũng cần phải nhìn nhận, những thơng tin mà DN thực hiện cơng bố có thể là “thực chất” hoặc mang tính “lừa dối”. Lý thuyết hợp pháp hóa đã được dùng để giải thích cho một số nghiên cứu thực nghiệm tiêu biểu đã được cơng bố. Ví dụ, Patton (1992) đã chỉ ra rằng, những DN hoạt động trong lĩnh vực dầu khí, khí đốt, xăng dầu tại Mỹ đã mở rộng phạm vi, quy mô CBTT về mơi trường sau sự cố tràn dầu của tập đồn Exxon Vaidez vào năm 1989 tại bờ biển Alaskan. Thông qua một số kết quả của các nghiên cứu nổi bật trước đây, có thể nhận xét rằng lý thuyết hợp pháp hóa cũng là cơ sở tiền đề để giải thích cho CBTT liên quan đến môi trường và xã hội của các DN hoạt động trong ngành dầu khí. Theo Deegan và Rankin (1996), các DN sẽ CBTT về sự ảnh hưởng của hoạt động tại DN đó đối với mơi trường, xã hội nhiều hơn trong những năm mà DN đó bị khởi kiện về các vấn đề này so với những thời điểm khác; những DN đang bị khởi kiện sẽ cố gắng minh bạch thông tin về hoạt động của họ tác động đến mơi

trường nhiều hơn. Bên cạnh đó, Lý thuyết về hợp pháp hóa do Dowling & Pfeffer (1975) định nghĩa rằng một cơng ty có thể tồn tại khi hệ thống giá trị của nó phù hợp với hệ thống giá trị của hệ thống xã hội lớn hơn mà nó đang ở đó. Kế thừa và phát triển lý thuyết hợp pháp hóa, Guthrie và Parker (1989) cho rằng lý thuyết hợp pháp hóa có liên quan đến quyền lực của xã hội. Họ tin rằng các doanh nghiệp kinh doanh trong xã hội phải ký một hợp đồng xã hội mà các nhà quản lý đồng ý thực hiện. Các điều khoản của hợp đồng này có thể được cụ thể hóa trong điều khoản pháp luật hoặc khơng cụ thể hóa tùy theo nguyện vọng của cộng đồng xã hội. Lý thuyết hợp pháp hóa giải thích trách nhiệm thực hiện hạch tốn mơi trường của doanh nghiệp như sau: (i) Sự cần thiết phải thực hiện hạch tốn mơi trường xuất phát từ xã hội, sự khơng hài lịng của chính phủ và áp lực từ nhu cầu của người lao động, người tiêu dùng và các bên liên quan (ii) Công bố thông tin về môi trường là động lực để doanh nghiệp hợp thức hóa hoạt động của mình, từ đó quảng bá hình ảnh có lợi cho mình. Như vậy, cơng bố thơng tin mơi trường công khai trong báo cáo thường niên là một đại diện chiến lược của doanh nghiệp. Chiến lược này ngụ ý rằng doanh nghiệp đang hoạt động hợp pháp và có trách nhiệm xã hội.

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến công bố báo cáo phát triển bền vững tại các công ty kinh doanh xăng dầu thuộc tập đoàn Xăng dầu Việt Nam. (Trang 65 - 67)