Lý thuyết đại diện (Agency theory)

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến công bố báo cáo phát triển bền vững tại các công ty kinh doanh xăng dầu thuộc tập đoàn Xăng dầu Việt Nam. (Trang 64)

Lý thuyết đại diện có thể giải thích lý do tại sao các nhà quản lý tự nguyện tiết lộ thông tin (Chow & Wong-Boren, 1987; Cooke 1989a; Firth, 1980). Các nhà quản lý khi biết rằng các cổ đơng sẽ tìm cách kiểm sốt hành vi của họ thông qua các hoạt động liên kết và giám sát, có thể có động cơ để cố gắng thuyết phục cổ đông rằng họ đang hành động một cách tối ưu và công bố thông tin là một phương tiện để đạt được điều này. Lý thuyết đại diện dự đốn rằng chi phí sẽ thay đổi theo các đặc điểm khác nhau của cơng ty, chẳng hạn như quy mơ doanh nghiệp, địn bẩy kinh doanh và tình trạng niêm yết Ball & Foster (1982). Ví dụ, lý thuyết đại diện sẽ gợi ý rằng các cơng ty có địn bẩy tài chính cao sẽ tiết lộ nhiều thông tin hơn để đáp ứng nhu cầu của chủ nợ và người được ủy thác các khoản đầu tư vào công ty. Thông qua việc tiết lộ nhiều hơn, các cơng ty cố gắng giảm chi phí vốn. Lập luận này cũng có thể liên quan đến quy mơ cơng ty nếu các công ty lớn hơn sử dụng nhiều nguồn nợ vay, vì nó mang lại lợi thế về thuế Ahmed & Courtis (1999). Lý thuyết đại diện cho rằng các đặc điểm khác nhau của công ty như quy mô công ty, tài sản so với tổng đầu tư và số dự nợ, có tương quan thuận với cơng bố thơng tin tự nguyện. Đó là một lý thuyết có thể giải thích tại sao chúng ta sử dụng các biến số này để giải thích cơng bố thơng tin trên báo cáo TNXH, cho thấy rằng một công ty sẽ chỉ tiết lộ loại thơng tin này khi cho rằng lợi ích của việc cơng bố thơng tin lớn hơn chi phí của nó.

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến công bố báo cáo phát triển bền vững tại các công ty kinh doanh xăng dầu thuộc tập đoàn Xăng dầu Việt Nam. (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(193 trang)
w