Sự cần thiết của việc xây dựng văn hoá nhà trường

Một phần của tài liệu 2 tài LIỆU TEXT FULL m6 XDVHNT TIỂU học 23 2 2022 (Trang 61 - 62)

V. TÀI LIỆU ĐỌC

1.3. Sự cần thiết của việc xây dựng văn hóa nhà trường và vai trị của giáo viên, học sinh

1.3.1. Sự cần thiết của việc xây dựng văn hoá nhà trường

Văn hóa nhà trường là một mơi trường rất quan trọng để rèn luyện nhân cách và giáo dục học sinh sống có hồi bão, có lý tưởng cao đẹp. Chính vì vậy, việc xây dựng văn hóa nhà trường nói chung và văn hố nhà trường Tiểu học nói riêng là nhiệm vụ trọng tâm và quan trọng trong sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo.

Thời gian gần đây, nhiều nhà trường Tiểu học có ý thức xây dựng văn hố nhà trường, tạo được bản sắc, đặc trưng riêng, nhất là những trường ở nơi có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển. Nhiều trường đã có cố gắng trong việc xây dựng mơi trường văn hóa trong trường học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Bên cạnh việc triển khai các hoạt động giáo dục, các nhà trường đã chú trọng tổ chức hiệu quả các hoạt động văn hóa, văn nghệ; từng bước xây dựng, hồn thiện và triển khai bộ quy tắc ứng xử văn hóa, góp phần xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, thân thiện, giúp học sinh, phát huy tính tích cực trong học tập, chủ động tham gia các hoạt động xã hội, rèn luyện kỹ năng sống và định hướng nghề nghiệp; hệ thống các khẩu hiệu trong khn 1 Bùi Minh Hiền – Nguyễn Vũ Bích Hiền (2015), Quản lí và lãnh đạo nhà trường, NXB ĐHSP.

viên nhà trường được sử dụng nhìn chung phù hợp và phát huy hiệu quả giáo dục; khuôn viên nhà trường ngày càng xanh, sạch, đẹp, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, hệ thống thư viện, hạ tầng công nghệ thông tin và các phương tiện dạy học hiện đại từng bước được đầu tư, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của môi trường giáo dục; đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo tích cực học tập, nâng cao trình độ, đổi mới phương pháp quản lý, phương pháp dạy học, giáo dục. Mơi trường văn hóa học đường, bao gồm cả môi trường vật chất và mơi trường tinh thần có nhiều chuyển biến tích cực...

Tuy nhiên, một số nhà trường chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trị của việc xây dựng văn hoá trường học; chưa thực sự chú trọng đến việc tổ chức các hoạt động văn hóa; nội dung, hình thức tổ chức hoạt động chưa phù hợp. Việc xây dựng và tổ chức thực hiện quy tắc ứng xử văn hóa cịn nặng về hình thức, chưa có sự đầu tư đúng mức, nội dung chưa cụ thể, giáo điều, chưa phù hợp với bậc học. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, hạ tầng công nghệ thông tin và các phương tiện dạy học chưa đáp ứng được yêu cầu. Việc sử dụng khẩu hiệu vẫn cịn tình trạng lạm dụng số lượng, nội dung chưa phù hợp lứa tuổi, điều kiện văn hóa các vùng miền... Ở một số nhà trường, quan hệ ứng xử giữa các thành viên chưa chuẩn mực, chưa theo đúng tinh thần “Tôn sư trọng đạo”...

Hơn nữa, một số nơi có những biểu hiện xuống cấp của văn hóa học đường, gây ra sự lo ngại của xã hội. Chính việc khơng chú trọng đến xây dựng văn hoá nhà trường trở thành một trong những nguyên nhân làm cho một bộ phận học sinh đua đòi ăn chơi, sa vào các tệ nạn xã hội; thực trạng bạo lực học đường còn tồn tại; đạo đức của một số nhà giáo xuống cấp; tình trạng thiếu cơng bằng, gian lận trong đánh giá kết quả giáo dục...

Trong bối cảnh trên, hơn bao giờ hết, việc xây dựng văn hoá nhà trường là rất quan trọng và thực sự cần thiết, bởi nhà trường là cơ sở nền tảng, là tế bào của hệ thống giáo dục. Phải xây dựng mỗi trường học trở thành một trung tâm văn hóa, giáo dục, là nơi rèn luyện con người về lý tưởng, phẩm chất, nhân cách, lối sống tốt đẹp.

Một phần của tài liệu 2 tài LIỆU TEXT FULL m6 XDVHNT TIỂU học 23 2 2022 (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)