Tạo động lực, hình thành thói quen thực hiện giá trị cốt lõi cho bản thân, đồng

Một phần của tài liệu 2 tài LIỆU TEXT FULL m6 XDVHNT TIỂU học 23 2 2022 (Trang 88 - 90)

V. TÀI LIỆU ĐỌC

2.3. Xây dựng niềm tin cho bản thân, HS, đồng nghiệp vào giá trị cốt lõi của nhà

2.3.2. Tạo động lực, hình thành thói quen thực hiện giá trị cốt lõi cho bản thân, đồng

đồng nghiệp và HS

VHNT là hệ thống những giá trị, những chuẩn mực được tích lũy qua quá trình phát triển của nhà trường. Những giá trị đó tác động trực tiếp đến nhận thức, thái độ, hành vi, thói quen của các thành viên nhằm tạo nên mơi trường văn hóa chuẩn mực, phù hợp với mục đích giáo dục và tạo nên bản sắc riêng cho mỗi tổ chức sư phạm.

Để xây dựng niềm tin vững chắc của tập thể nhà trường vào giá trị cốt lõi và hình thành thói quen thực hiện thì giá trị đó phải được hiện thực hóa trong các nhiệm vụ được đề ra của nhà trường, cụ thể hóa bằng thái độ, hành vi, ứng xử của GV, nhân viên và HS. Các giá trị cốt lõi phải được chuyển hóa thành những nguyên tắc, chuẩn mực trong phong cách làm việc, văn hóa giảng dạy và học tập, việc tổ chức các chương trình ngoại khóa, hoạt động trải nghiệm, nghi thức, trong các mối quan hệ ứng

xử cá nhân giữa GV và cán bộ nhân viên, GV và HS, HS và HS. Ví dụ một nhà trường nêu cao tinh thần đoàn kết, dân chủ, hợp tác, tính năng động, sáng tạo, đổi mới và lấy chất lượng, hiệu quả làm đầu thì phải vận dụng hình thức trao quyền trong quản lý, đề cao vai trị cá nhân, tính hợp tác trong tập thể, trong dạy học phải luôn đổi mới phương pháp giảng dạy, hướng tới chất lượng, hiệu quả, tơn trọng cá tính, sự khác biệt và các hoạt động sáng tạo của HS… Các giá trị đó quy định việc lựa chọn, cách thức thực hiện, mục đích những nhiệm vụ trong hoạt động giáo dục. GV cần chủ động hình thành thái độ, hành vi và thói quen thực hiện giá trị cốt lõi, đồng thời tham gia và phối hợp với nhà trường, phối hợp với cha mẹ HS hỗ trợ HS hiện thực hóa các giá trị này trong các giao tiếp ứng xử hàng ngày, trong quá trình xây dựng mục tiêu giáo dục, kế hoạch năm học, quá trình đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của HS.

Việc hiện thực hóa giá trị cốt lõi vào các nhiệm vụ cụ thể, các hoạt động dạy học, giáo dục cũng như quan hệ ứng xử hàng ngày và sự kiểm sốt việc thực hiện chúng có đảm bảo định hướng của giá trị văn hóa dần dần sẽ hình thành cho GV, HS, cán bộ nhân viên thói quen trong việc thực hiện các giá trị cốt lõi và tích lũy theo thời gian, những thói quen đó hay chính các giá trị cốt lõi của nhà trường sẽ chuyển hóa thành nhân cách, cá tính, cụ thể hóa thành hành động, lối ứng xử của các cá nhân và tập thể nhà trường, trở thành bản sắc văn hóa riêng của nhà trường được mọi người mặc nhiên thừa nhận. Thói quen này cần được hình thành dựa trên sự tin tưởng, đồng thuận. GV phải là những tấm gương trong việc thực hiện, điều chỉnh hành vi, thái độ theo chuẩn mực, giá trị được định hướng, từ đó, hướng dẫn, giúp đỡ HS và đồng nghiệp cùng thực hiện và hình thành thói quen cho họ. Đối với HS cấp tiểu học, GV cũng cần thường xuyên phối hợp với nhà trường, với phụ huynh giúp HS của mình thực hiện và hình thành thói quen thực hiện giá trị cốt lõi. Những giá trị tích cực khơng chỉ cần được xây dựng trong mơi trường văn hóa học đường mà cần được lan tỏa trong gia đình, cộng đồng nhằm giúp các em chuyển hóa chúng thành thói quen, nhân cách, năng lực và phẩm chất của mình.

Để tạo động lực thực hiện giá trị cốt lõi, thứ nhất, GV và HS cần nhận thức rõ về vai trị và tính đúng đắn của việc xây dựng các giá trị cốt lõi của nhà trường. Nếu một nhà trường khơng có những giá trị cốt lõi - vốn đóng vai trị như chiếc la bàn chỉ hướng, các quyết định quan trọng sẽ bị tác động bởi sở thích cá nhân và định hình ra một nền văn hố khơng thể lường trước. Là thành viên của nhà trường, GV, HS cần

tham gia xây dựng được bộ giá trị cốt lõi của nhà trường vừa lành mạnh vừa bền vững, bất kể là đang phát triển những giá trị hiện tại hay có ý định xây dựng chúng từ đầu. GV cần tự trang bị kiến thức, thái độ của mình để sẵn sàng giải thích, hỗ trợ cho đồng nghiệp và HS khi họ tỏ ra chưa hiểu hoặc có những hành vi, thái độ lệch hướng với chuẩn mực, giá trị của tập thể. Ở lứa tuổi HS tiểu học, các em còn nhỏ tuổi, chưa tự nhận thức đầy đủ nên vai trò là tấm gương và sự định hướng, hướng dẫn tận tình, sự giải thích và thuyết phục của GV luôn phải được coi trọng.

Thứ hai, GV cần chủ động tham mưu cho nhà trường xây dựng và thực hiện các chế độ chính sách khen thưởng nhằm tạo động lực thực hiện. Trong khuôn khổ mỗi lớp học, với tư cách là người lãnh đạo, GV hồn tồn có thể đưa ra những chính sách khen thưởng đảm bảo tính cơng bằng, gắn với những hoạt động của tập thể lớp. Điều này giúp HS có thêm niềm tin, sự hào hứng, phấn khởi khi hiện thực hóa các giá trị cốt lõi của VHNT.

Một phần của tài liệu 2 tài LIỆU TEXT FULL m6 XDVHNT TIỂU học 23 2 2022 (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)