V. TÀI LIỆU ĐỌC
2.3. Xây dựng niềm tin cho bản thân, HS, đồng nghiệp vào giá trị cốt lõi của nhà
2.3.3. Tham gia phát triển giá trị cốt lõi vào chương trình hành động của nhà trường,
trường, lớp học
Các giá trị cốt lõi muốn được hiện thực hóa thành bản sắc văn hóa của nhà trường, thành niềm tin, hành động của GV, HS thì cần phải được phát triển thành các chương trình hành động cụ thể. Giá trị cốt lõi được cụ thể hóa trong xây dựng sứ mệnh, tầm nhìn, xây dựng phong cách dạy - học và phong cách làm việc, xây dựng văn hóa ứng xử, văn hóa cảnh quan, các hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa, các chương trình văn hóa của nhà trường.
- Xây dựng sứ mệnh, tầm nhìn của nhà trường
Giá trị cốt lõi thường gắn liền với sứ mệnh và tầm nhìn trong tuyên bố của nhà trường. Nếu như sứ mệnh là một tuyên bố cho việc nhà trường tồn tại để làm gì và sẽ làm gì để tồn tại, tầm nhìn là tiêu chuẩn lý tưởng trong tương lai mà nhà trường mong muốn đạt tới, thì giá trị cốt lõi là những nguyên tắc định hướng những quyết định và hoạt động, mối quan hệ trong và ngồi nhà trường. Vì thế, sứ mệnh, tầm nhìn của nhà trường cũng cần phải thống nhất, giúp giá trị cốt lõi được hiện thực hóa, cụ thể hóa trong mơ hình nhà trường tương lai hay sứ mệnh của nhà trường. Ví dụ, giá trị cốt lõi nhà trường xác định là: “Đồn kết, hợp tác; Kỷ cương, tình thương; Tinh thần trách nhiệm; Tích cực, sáng tạo; Chất lượng, hiệu quả” thì trong bản tuyên bố sứ mệnh của nhà trường cũng bao hàm nhiệm vụ xây dựng những giá trị cốt lõi này. Đó là: “Xây
dựng mơi trường học tập lành mạnh, thân thiện, tích cực, có nền nếp, kỷ cương, đạt chất lượng giáo dục cao để mỗi GV và HS đều có cơ hội phát triển tài năng, tư duy sáng tạo và kỹ năng ứng dụng của mình, thích ứng nhanh trong q trình hịa nhập vào cuộc sống”. Giá trị cốt lõi đó cũng được cụ thể hóa trong tầm nhìn của nhà trường là: “Trở thành một hệ thống trường giáo dục có chất lượng cao, đào tạo những lớp HS khoẻ về thể chất, mạnh mẽ về trí lực. Đồng thời giáo dục HS phát triển tồn diện, có kỹ năng sống, ln năng động, sáng tạo, có ý chí vươn lên tự tin trong sự phát triển mở cửa của đất nước. Nhà trường luôn hướng tới nền văn hoá giáo dục hiện đại, với những cách thức giao tiếp, truyền đạt mới mẻ giúp HS phát huy hết những năng lực tiềm ẩn của chính mình để trở thành ngơi trường tiên phong cho việc nâng cao chất lượng hệ thống giáo dục Quốc gia Việt Nam. Duy trì và phấn đấu trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia mức độ II”.
Từ chỗ hiểu được mối liên hệ giữa giá trị cốt lõi và sứ mệnh, tầm nhìn, GV cần tham gia tư vấn cho hiệu trưởng trong quá trình xây dựng sứ mệnh, tầm nhìn để đảm bảo sự thống nhất trong xây dựng VHNT.
- Xây dựng phong cách dạy - học của GV và HS
Phong cách dạy và học là một khía cạnh biểu hiện các giá trị mà nhà trường mong muốn hướng tới. Điều đó nghĩa là phong cách dạy học của GV phải phù hợp với các giá trị cốt lõi của nhà trường. Hay nói cách khác, GV phải lựa chọn phương pháp, hình thức dạy học, nội dung phù hợp nhằm hướng tới hình thành, phát triển những giá trị cốt lõi nhà trường xây dựng. Ví dụ, giá trị cốt lõi nhà trường hướng tới là Tôn trọng, Sáng tạo, Tự chủ thì trong dạy học, GV phải sử dụng các phương pháp khuyến khích sự sáng tạo của HS, tôn trọng, đề cao ý kiến cá nhân cũng như tơn trọng cá tính, năng lực, năng khiếu của HS. Nhà trường cần vận dụng hình thức dạy học dự án, giờ tự học tại thư viện, tổ chức các câu lạc bộ môn thể thao hoặc môn năng khiếu tự chọn, giáo dục toàn diện để tạo cơ hội cho HS phát huy năng lực, cá tính, năng khiếu riêng của mình. Các phương pháp làm việc nhóm, vấn đáp, đàm thoại, trò chơi cần được vận dụng triệt để. Các bài tập được khuyến khích ra đề mở, tạo điều kiện cho các em tự chủ lựa chọn đề tài, vấn đề hay lĩnh vực mà mình u thích. Bảng kiểm hay các rubric cần thiết kế theo hướng mở, ưu tiên khoảng sáng tạo và cá tính của HS.
tốt giúp GV vận dụng linh hoạt, sáng tạo, có thể lựa chọn và phối hợp các chủ đề gắn với giá trị cốt lõi của nhà trường vào nội dung bài học. Các chủ đề về các vấn đề thời sự có tính tồn cầu như bảo vệ mơi trường, dịch bệnh, biến đổi khí hậu,… cũng cần được chú ý đan cài vào nội dung bài học, khiến các em được giáo dục ý thức trách nhiệm của công dân toàn cầu, đồng thời giúp HS bước đầu quan tâm đến những vấn đề của đời sống xã hội, có khả năng hội nhập quốc tế.
- Xây dựng phong cách làm việc của GV và cán bộ, nhân viên
Đây là nhân tố giữ vai trò quan trọng trong việc tạo nên chất lượng giáo dục của nhà trường. Mỗi tổ chức nhà trường, dù có ý thức hay vơ thức, đều hình thành nên một phong cách làm việc riêng. Cùng là người GV với cơng việc dạy học nhưng có tập thể GV làm việc vì tinh thần trách nhiệm, lại có tập thể làm việc vì những mục tiêu, lợi ích trước mắt; có nơi cán bộ GV tận dụng mọi thời gian để làm việc say mê, sáng tạo, lại có nơi làm việc kiểu cơng chức hành chính “sáng cắp ơ đi, tối xách về”; có đội ngũ GV làm việc với tinh thần đồng đội cao, hợp tác và chia sẻ, bên cạnh những tập thể làm việc trong sự ganh đua, cá nhân. Nếu giá trị cốt lõi của nhà trường là Trách nhiệm, Hợp Tác, Tôn Trọng, Sáng tạo thì rõ ràng người GV phải xác định các hành vi, thái độ, định hướng cách thức làm việc đảm bảo những chuẩn mực đã đề ra.
Phong cách làm việc của GV, cán bộ, nhân viên được thể hiện qua thái độ làm việc, qua mức độ hồn thành cơng việc, qua cách thức giải quyết vấn đề… Trong đó, thái độ làm việc thể hiện ở mức độ tích cực đối với việc thực thi nhiệm vụ, ở tinh thần trách nhiệm cao, sự tận tụy của họ với các nhiệm vụ, đồng thời còn thể hiện qua thái độ đối với cái mới, đối với những thay đổi của nhà trường. Mức độ chuyên nghiệp trong thực thi công việc thể hiện ở việc GV, cán bộ, nhân viên làm việc theo quy định, chuẩn mực đã được nhà trường lựa chọn. Ngoài ra, phong cách làm việc của GV, cán bộ, nhân viên còn thể hiện qua quy trình, thủ tục giải quyết các vấn đề như cách thức giải quyết vấn đề nhanh gọn, linh hoạt, dựa trên các quy định, nguyên tắc làm việc chung của nhà trường, lấy hiệu quả cơng việc làm chính mà khơng máy móc, khơng cứng nhắc1, đảm bảo tính dân chủ, cơng bằng.
Phong cách làm việc khơng phải cái có sẵn, khơng phải bẩm sinh mà là kết quả
1 Dẫn theo Hoàng Quốc Đạt, Quản lý xây dựng VHNT trung học cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh, Luận án Tiến sĩ
của q trình rèn luyện thực sự nghiêm túc. Phong cách làm việc khoa học, sáng tạo trên tinh thần cầu thị, trách nhiệm cao chính là con đường gần để đi tới thành công của mỗi GV trong nhà trường.
- Xây dựng văn hoá ứng xử
Việc xây dựng và thực hiện văn hóa ứng xử trong nhà trường được xem là nội dung không thể thiếu và mang tính cốt lõi của tồn bộ q trình xây dựng VHNT. Nhận thức tầm quan trọng của văn hóa ứng xử trong nhà trường, thủ tướng chính phủ ban hành Quyết định số 1299/QĐ-TTg, ngày 03 tháng 10 năm 2018, phê duyệt đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018 - 2025”. Đề án nhằm tăng cường xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học, tạo chuyển biến căn bản về ứng xử văn hóa của cán bộ quản lý, nhân viên, GV, HS để phát triển năng lực, hồn thiện nhân cách, lối sống văn hóa; Xây dựng văn hóa trường học lành mạnh, thân thiện; nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo; góp phần xây dựng con người Việt Nam: yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đồn kết, cần cù, sáng tạo. Đối với GDPT, đề án yêu cầu bổ sung, hoàn thiện nội dung giáo dục văn hóa ứng xử trong các hoạt động giáo dục, trong chương trình GDPT, lựa chọn các nội dung giáo dục văn hóa ứng xử, lối sống văn hóa có giá trị và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, tình cảm của HS; giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật, giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống và các hoạt động trải nghiệm để hình thành các phẩm chất nhân ái, tự trọng bản thân, tôn trọng, trách nhiệm với bạn bè, chia sẻ, bao dung của người học1.
Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường tiểu học là xây dựng các mối quan hệ giữa GV với GV, GV và cán bộ, nhân viên trong trường; GV với HS, HS với HS hài hịa, đồn kết, tạo nên bộ mặt của nhà trường văn hóa. Bên cạnh đó, xây dựng văn hóa ứng xử còn bao gồm xây dựng phương thức ứng xử, các mối liên hệ giữa nhà trường và cộng đồng xã hội. Văn hóa ứng xử trong nhà trường là một trong những biểu hiện cho thấy rõ giá trị, bản sắc của một trường. Ví dụ, trong các giá trị cốt lõi mà nhà trường đề ra có giá trị về đồn kết, u thương, tơn trọng thì văn hóa ứng xử cần xây dựng trong trường cũng phải hướng tới đạt được tính đồn kết, phải thể hiện được sự chia sẻ, thấu hiểu, giúp đỡ, gắn bó chan hịa trong nhà trường, tôn trọng ý kiến của
1 Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018 - 2025”, Ban hành kèm theo Quyết định số
đồng nghiệp và HS, giáo dục HS tôn trọng sự khác biệt, tơn trọng cá tính của bạn bè. Trong giai đoạn hiện nay, ngoài những quan hệ ứng xử trực tiếp trong lớp học, trường học thì nhà trường tiểu học cần mở rộng đề ra những quy tắc ứng xử trên mạng xã hội, xây dựng văn hóa ứng xử mạng cho HS dựa trên sự phối hợp với cha mẹ HS và tổ chức chuyên đề văn hóa cụ thể nhằm hướng dẫn, giải thích, hình thành phong cách ứng xử trong văn hóa mạng một cách lành mạnh cho HS.
Để tham gia xây dựng văn hóa ứng xử nhằm hiện thực hóa giá trị cốt lõi của nhà trường, GV cần thực hiện những công việc sau:
- Tham vấn cho hiệu trưởng cùng xây dựng quy tắc ứng xử của trường mình, dựa trên văn bản chỉ thị của cấp trên vừa chú ý đến sự phù hợp với bản sắc văn hóa của trường mình. Những nét riêng trong quy tắc ứng xử của nhà trường chính là điểm nhấn, tạo nên sự khác biệt với các trường học khác.
- Sau khi quy tắc ứng xử được thống nhất và ban hành, GV cần cụ thể hóa chúng thành chuẩn mực, nguyên tắc trong mọi mối quan hệ cá nhân của mình, điều chỉnh hành vi, thái độ nhằm duy trì cách ứng xử đó thành thói quen, phong cách của mình. Nếu hiện tại bản thân có những ứng xử chưa đúng chuẩn mực thì cần chú ý uốn nắn, thay đổi.
- Giúp đỡ, nhắc nhở đồng nghiệp cùng thực hiện tốt bộ quy tắc ứng xử.
- Tổ chức, hỗ trợ các em HS thực hiện quy tắc và chuẩn mực ứng xử. Đối với GV tiểu học, nhiệm vụ này hết sức quan trọng. Đối với HS tiểu học, từ những giá trị chuẩn mực cụ thể trong ứng xử, GV cần tư vấn cho hiệu trưởng cụ thể hóa chúng thành những chỉ dẫn cụ thể trong cách giao tiếp của HS như: cách xưng hô với thầy cô, với bạn bè, với bác bảo vệ,…; lời chào khi gặp thầy cô, bố mẹ,…; cách bày tỏ thái độ, giơ tay phát biểu, trình bày ý kiến cá nhân, cách lắng nghe người khác và phản biện trong giao tiếp,… GV cũng cần phổ biến quy tắc ứng xử tới cha mẹ HS, phối hợp với cha mẹ HS rèn luyện cho các em thành những thói quen ứng xử, giao tiếp tích cực, thành giá trị nhân cách của bản thân.
- Phối hợp với nhà trường và cha mẹ HS thường xuyên để đưa ra các hình thức kiểm tra đánh giá, khen thưởng các biểu hiện đẹp trong văn hóa ứng xử cũng như nhắc nhở, phê bình các hành vi chưa đúng chuẩn mực ứng xử. Điều này sẽ động viên, khích lệ HS thực hiện có hiệu quả nề nếp các chuẩn mực ứng xử.
trong ứng xử, giao tiếp với mọi người xung quanh, với HS để những giá trị văn hóa giao tiếp tích cực lan truyền đến các em một cách tự nhiên và hiệu quả nhất.
- Chú trọng cụ thể hóa quy tắc văn hóa ứng xử nhà trường để xây dựng văn hóa ứng xử lớp học. Giáo viên chủ nhiệm có vai trị quan trọng trong việc xây dựng và hướng dẫn, khích lệ HS hình thành phong cách ứng xử đẹp trong mối quan hệ giữa HS và HS giữa GV và HS trong môi trường lớp học. Giáo viên có thể giúp các em thành lập các nhóm/ đội giúp nhau học tập như Đôi bạn thân, các hoạt động hỗ trợ lẫn nhau giữa các em để tạo nên những mối quan hệ lành mạnh, thân thiện giữa các em HS cũng như phát triển năng lực hợp tác, giao tiếp cho các em.
Những nét đẹp trong văn hóa ứng xử cần mang tính nhất qn, trở thành những giá trị bền vững trong nhân cách GV và HS. Chúng không chỉ là quy tắc, bắt buộc phải thực hiện một cách khiên cưỡng khi bước vào trường học mà cần được hiện thực hóa thành những giá trị nhân cách, tạo nên một bầu khơng khí vui vẻ, tự tin, sơi nổi, trật tự mà không cứng nhắc, căng thẳng. Đồn kết, u thương, tơn trọng là những giá trị cần được xây dựng trong văn hóa ứng xử ở trường tiểu học trong bối cảnh hiện nay. Phong cách ứng xử văn hóa tích cực khơng chỉ thực hiện ở môi trường học đường mà cần nhất qn, lan tỏa trong gia đình và ngồi xã hội.
- Xây dựng văn hóa cảnh quan trong nhà trường
Văn hóa cảnh quan tuy là văn hóa vật thể nhưng giữ vai trị quan trọng trong việc xây dựng VHNT, là biểu hiện về mặt hình thức của các giá trị cốt lõi của nhà trường. Một tổ chức nhà trường trước hết đều gắn với một không gian vật chất cụ thể. Đây là khơng gian văn hóa hữu hình mà con người có thể quan sát, có ấn tượng ngay khi bước vào một trường học.
Mục tiêu xây dựng văn hóa cảnh quan khơng chỉ nhằm đảm bảo cơ sở vật chất, nơi dạy, chỗ học cho HS mà còn nhằm đáp ứng tốt mục tiêu giáo dục, góp phần hiện thực hóa giá trị, tầm nhìn, sứ mệnh của nhà trường. Vì thế, xây dựng cơ sở vật chất nơi trường học có tính đặc thù riêng, khơng giống với các mơi trường văn hóa cảnh quan khác. Đầu tư cơ sở vật chất phù hợp với mơ hình văn hóa tổ chức nhà trường như không gian, trang thiết bị làm việc, trang phục... sẽ giúp GV và HS dễ cảm nhận vì tính trực quan, hữu hình của nó, giúp tin tưởng và gắn bó hơn với nhà trường. Ngồi ra, văn hóa cảnh quan cịn tạo mơi trường dạy và học chất lượng, an toàn, hỗ trợ phát triển nhân cách toàn diện của HS, tạo ra tính đồng bộ trong phát triển nhà trường.