Vai trò của giáo viên

Một phần của tài liệu 2 tài LIỆU TEXT FULL m6 XDVHNT TIỂU học 23 2 2022 (Trang 62 - 68)

V. TÀI LIỆU ĐỌC

1.3. Sự cần thiết của việc xây dựng văn hóa nhà trường và vai trị của giáo viên, học sinh

1.3.2. Vai trò của giáo viên

Giáo viên là chủ thể của văn hóa nhà trường vừa là đối tượng chịu sự tác động của văn hóa nhà trường. Vì vậy, muốn xây dựng văn hố nhà trường, đội ngũ giáo viên phải nhận thức một cách rõ ràng, đúng đắn về công việc, trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn

của bản thân trong việc xây dựng văn hoá nhà trường. Trong một nhà trường, nếu đội ngũ giáo viên có ý thức trách nhiệm nghề nghiệp, có năng lực trong cơng việc tổ chức, giảng dạy, có tinh thần tơn trọng và hợp tác trong cơng việc và cuộc sống, đó sẽ là nền tảng căn bản và hết sức quan trọng để xây dựng, thúc đẩy, phát triển văn hóa nhà trường.

Quá trình giáo dục, dạy học ở trường tiểu học được tổ hợp bởi nhiều thành tố như mục tiêu, nội dung, phương tiện, hoạt động của giáo viên, học sinh, hình thức tổ chức dạy học, mơi trường dạy học, kiểm tra đánh giá, chương trình,... Mỗi yếu tố có một vị trí, vai trị nhất định đối với q trình dạy học. Trong đó, yếu tố giáo viên đóng vai trị quyết định. Tùy vào vị trí và nhiệm vụ được nhà trường phân công (giáo viên chủ nhiệm hay giáo viên bộ môn, giáo viên làm công tác Đội, giáo viên làm công tác tư vấn tâm lí học đường…), GV cấp tiểu học có thể thực hiện những nhiệm vụ, công việc khác nhau. Tuy nhiên, dù ở vị trí nào, nhân cách, phẩm chất đạo đức, hành vi ứng xử của giáo viên đều có tác động quan trọng trong việc hình thành phẩm chất, năng lực của học sinh. Ở các nội dung sau, tài liệu sẽ nói cụ thể hơn về vai trị của giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn trong hoạt động giáo dục, xây dựng văn hóa nhà trường.

Trong nhà trường, nhân cách của giáo viên góp phần hình thành nên văn hóa nhà trường. Những giá trị, chuẩn mực mà người GV tạo nên có sức lan tỏa đối với thế hệ tương lai. Đạo đức, chuẩn mực, cốt cách của người thầy là nguồn sức sống vô tận truyền bá cho các em học sinh. Lý luận Giáo dục học đã chỉ ra, nhân cách của học sinh được hình thành và phát triển trong sự chi phối của ba yếu tố: bẩm sinh (yếu tố con người sinh học), mơi trường và giáo dục, trong đó, yếu tố giáo dục với giáo viên giữ vai trò chủ đạo, tác động mạnh mẽ đến nhân cách học sinh. Đặc biệt đối với học sinh tiểu học, các em còn ngây thơ, trong sáng, cần được che chở, chỉ bảo, uốn nắn, định hướng. Tình yêu thương, sự dạy bảo tận tâm của người thầy sẽ là những bài học về đạo đức thiết thực nhất, là cách cảm hóa hữu hiệu nhất học trị của mình. Ảnh hưởng văn hóa từ thầy đến trị là con đường cá nhân đến cá nhân. Văn hóa của thầy sẽ truyền sang trị. Sự tiếp xúc văn hóa này có mối quan hệ ngược chiều nhau, thầy ảnh hưởng tới trò và trò cũng tác động trở lại thầy. Người thầy khơng chỉ truyền thụ kiến thức cho học trị mà họ mang hơi ấm từ trái tim thắp sáng ước mơ cho trò.

mẹ, người bạn của các em. Hình ảnh của người giáo viên có ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động nhân cách, học tập của con trẻ trong nhà trường. Trong những năm đầu đời, giáo viên sẽ hướng dẫn các em phát triển kỹ năng nhận thức, tâm lý và xã hội, khả năng học hỏi những điều mới và mở rộng tình yêu học tập. Một người giáo viên tiểu học phải hội tụ đầy đủ những phẩm chất cơ bản như: có đam mê với nghề dạy học, một người nhiệt tình trong giảng dạy; có kỹ năng giao tiếp gần gũi để xây dựng mối quan hệ tích cực với đối tượng học sinh nhỏ tuổi và thiết lập mối quan hệ tốt với các em.

Trong xây dựng văn hóa nhà trường, giáo viên chủ nhiệm có vai trò rất quan trọng. Giáo viên chủ nhiệm là thành viên của tập thể sư phạm và hội đồng sư phạm, là người thay mặt hiệu trưởng, hội đồng nhà trường và cha mẹ học sinh quản lí và chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục tồn diện lớp mình phụ trách. Vì vậy, giáo viên chủ nhiệm đóng vai trị quan trọng trong việc hình thành nhận thức, thái độ và hành vi của học sinh trong học tập nói riêng và trong xây dựng văn hóa nhà trường nói chung; giáo viên chủ nhiệm cũng là người phổ biến, yêu cầu và hướng dẫn học sinh thực hiện các chuẩn mực của nhà trường nói riêng và thực hiện các quy định của pháp luật nói chung; đồng thời định hướng, tổ chức các hoạt động thơng qua đó học sinh chủ động tham gia hình thành nên nét đặc trưng văn hóa riêng của từng khối/lớp.

Ví dụ: Cách giáo viên chủ nhiệm phân công nhiệm vụ và đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của các thành viên trong lớp và vai trị của lớp trưởng cũng là có thể trở thành nét văn hóa đặc trưng riêng của mỗi tập thể và là động lực để học sinh tiểu học thích đến trường mỗi ngày.

Sau đây là ví dụ tham khảo về cách đánh giá thi đua của một lớp tiểu học đã thực hiện:

Bảng tổng điểm thi đua các nhóm:

NHĨM ĐIỂM HỌC TẬP ĐIỂM NỀ NẾP TỔNG ĐIỂM LOẠI XẾP

1 2 3 4 5

6

Nhận xét chung trong tuần …….................................................................................... Ưu điểm:……………………………………………………………………....……… Khuyết điểm:…………………………………………………………..……..………. Cách khắc phục:……………………………………………………………..……...... Vị thứ các nhóm trong tuần: Nhất:………………………………......................................................................…… Nhì:……………………………....................................................…………………… Ba:……………………………………......................................................…………… Đề nghị tun dương nhóm:

Vị thứ cá nhân trong tuần:

Nhất:…………………………………………………………………………..……… Nhì:………………………………………………………………………….………... Tiến bộ vượt bậc:…………………………………………………….………………. Đề nghị tun dương các bạn có thành tích tốt trong tuần:………….........…………. ……………………………………………………………………………...………... Phê bình các bạn sau:………………………………………………....……………… ………………………………………………………………………………………...

Cùng với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ mơn cũng có ảnh hưởng lớn đến học sinh. Thơng qua mơn học của mình, giáo viên bộ mơn đồng thời vừa truyền đạt đến học sinh tri thức của môn học, vừa giáo dục học sinh các chuẩn mực đạo đức, những hành vi ứng xử mang tính văn hóa.

Ví dụ: Biến đổi khí hậu tồn cầu đang gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống cộng đồng. Lúc này, trường học chính là mơi trường tốt nhất cho việc giáo dục bảo vệ mơi trường, từ đó nâng cao ý thức phịng chống biến đổi khí hậu cho học sinh, đặc biệt là học sinh tiểu học. Bởi vì chính từ những câu nói, việc làm, hành động nhỏ của học sinh nhỏ tuổi này lại có sức lan tỏa đến suy nghĩ, nhận thức của các anh chị học sinh lớn tuổi hơn, đến cha mẹ học sinh, đến làng xóm, cộng đồng địa phương nơi các em sinh sống. Từ đó, sẽ huy động được tồn cộng đồng cùng tham gia bảo vệ môi trường. Do đó, trong các giờ dạy cụ thể, với đặc điểm nội dung dạy học ở tiểu học có tính tích hợp, mỗi giáo viên cần thơng qua nhiều hình thức tun truyền phong phú, hấp dẫn, lồng ghép trong các nội dung dạy học có liên quan giáo dục cho học sinh nhận thức được tầm quan trọng của môi trường sinh thái tự nhiên đối với

cuộc sống của con người, đồng thời nhận thức được hậu quả nghiêm trọng của biến đổi khí hậu đến đời sống cộng đồng, thấy được vai trị của việc bảo vệ mơi trường góp phần phịng chống biến đổi khí hậu. Từ đó, tác động đến ý thức, hành động của mỗi cá nhân học sinh trong việc bảo vệ môi trường sống bằng những hành động cụ thể tại gia đình, nhà trường, địa phương nơi sinh sống.

Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông (ban hành theo Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)1 quy định rõ nhiệm vụ của giáo viên trong việc xây dựng văn hóa nhà trường từ mức đạt đến mức khá, tốt. Mức đạt: thực hiện đầy đủ nội quy, quy tắc văn hóa ứng xử của nhà trường theo quy định; Mức khá: đề xuất biện pháp thực hiện hiệu quả nội quy, quy tắc văn hóa ứng xử của nhà trường theo quy định; có giải pháp xử lý kịp thời, hiệu quả các vi phạm nội quy, quy tắc văn hóa ứng xử trong lớp học và nhà trường trong phạm vi phụ trách (nếu có); Mức tốt: là tấm gương mẫu mực, chia sẻ kinh nghiệm trong việc xây dựng mơi trường văn hóa lành mạnh trong nhà trường.

1.3.3. Vai trị của học sinh

Học sinh là lực lượng đơng đảo nhất, là lực lượng rất quan trọng trong xây dựng văn hóa nhà trường tiểu học. Do vậy, học sinh có ảnh hưởng trực tiếp, ảnh hưởng lớn đến xây dựng văn hóa nhà trường. Ý thức, nề nếp, kết quả học tập của học sinh,… sẽ góp phần quan trọng để xây dựng văn hoá nhà trường, tạo nên thương hiệu của nhà trường. Thái độ và hành vi, ứng xử cũng như trang phục… hàng ngày của học sinh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến văn hóa nhà trường, phản ánh nhiều nhất văn hóa của nhà trường. Văn hóa nhà trường tích cực sẽ tạo ra một mơi trường học tập có lợi nhất. Nếu nhà trường tiểu học có mơi trường học tập tốt, thân thiện với sự yêu thương của thầy cô, bạn bè sẽ giúp các em có lối sống lành mạnh, các em được khuyến khích, được tạo động lực học tập, sáng tạo và phát huy năng lực cá nhân. Điều đó sẽ góp phần quan trọng trong việc hình thành, phát triển nhân cách học sinh.

Văn hóa tập thể học sinh (các lớp, các khối học sinh) rất quan trọng, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tổ chức văn hóa nhà trường cũng như từng thành viên học sinh trong tổ chức đó. Thơng qua các cơ chế tâm lý như bắt chước, đồng nhất, a dua..., học sinh có thể hình thành thái độ và hành vi có hoặc khơng có văn hóa của mình. Do vậy, 1 Ở Điểm 1, Điều 6. Tiêu chuẩn 3: Xây dựng môi trường giáo dục

giáo viên cần có định hướng xây dựng tập thể lớp văn hóa lành mạnh, thân thiện, tham gia giáo dục các chuẩn mực, hình thành thái độ và hành vi văn hóa của các thành viên học sinh.

* * *

Nói tóm lại, trong bối cảnh hiện nay, việc xây dựng văn hoá nhà trường là rất quan trọng và thực sự cần thiết, bởi nhà trường là cơ sở nền tảng, là tế bào của hệ thống giáo dục. Phải xây dựng mỗi trường học trở thành một trung tâm văn hóa, giáo dục, là nơi rèn luyện con người về lý tưởng, phẩm chất, nhân cách, lối sống tốt đẹp.

NỘI DUNG 2

XÂY DỰNG VÀ QUẢNG BÁ GIÁ TRỊ CỐT LÕI CỦA NHÀ TRƯỜNG, LỚP HỌC; XÂY DỰNG NIỀM TIN CHO HỌC SINH, ĐỒNG NGHIỆP VÀO

GIÁ TRỊ CỐT LÕI CỦA NHÀ TRƯỜNG TIỂU HỌC

Một phần của tài liệu 2 tài LIỆU TEXT FULL m6 XDVHNT TIỂU học 23 2 2022 (Trang 62 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)