Môi trường văn hóa lành mạnh, thân thiện ở trường tiểu học

Một phần của tài liệu 2 tài LIỆU TEXT FULL m6 XDVHNT TIỂU học 23 2 2022 (Trang 107)

V. TÀI LIỆU ĐỌC

3.1. Lập kế hoạch xây dựng mơi trường văn hố, lành mạnh, thân thiện ở trường tiểu

3.1.1. Môi trường văn hóa lành mạnh, thân thiện ở trường tiểu học

Mơi trường văn hố lành mạnh, thân thiện là thuật ngữ được dùng để chỉ về môi trường giáo dục tích cực, tốt đẹp, được xây dựng và phát triển trong nhà trường. Biểu hiện của mơi trường văn hóa lành mạnh, tích cực trong nhà trường đã được xác định trong Nghị định số 80/2017/NĐ-CP của Chính phủ1, cụ thể như sau:

Môi trường giáo dục lành mạnh là môi trường giáo dục khơng có tệ nạn xã hội, không bạo lực; người học, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên có lối sống lành mạnh, ứng xử văn hóa.

Mơi trường giáo dục thân thiện là môi trường giáo dục mà người học được tôn trọng, đối xử cơng bằng, bình đẳng và nhân ái; được phát huy dân chủ và tạo điều kiện để phát triển phẩm chất và năng lực.

Tóm lại, có thể hiểu mơi trường văn hố lành mạnh, thân thiện ở tiểu học là môi trường với nền tảng giá trị văn hóa được thiết lập trên những mối quan hệ tốt đẹp phù hợp với đặc thù cấp học. Ở đó, HS được học tập, tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí, văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao phù hợp với độ tuổi, đặc điểm tâm, sinh lý đối với cấp tiểu học; được tạo điều kiện để các em thể hiện các phẩm chất, năng lực qua các hoạt động giáo dục.

Tiểu học là cấp học nền tảng để hình thành nhân cách HS, các hoạt động xây dựng mơi trường văn hố lành mạnh, thân thiện ở cấp học này được cụ thể hoá và tập trung ở các khía cạnh sau:

1 Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định về mơi trường giáo dục an

- Chú trọng xây dựng và thực hiện bộ quy tắc ứng xử trong trường tiểu học. Tạo lập các hình mẫu nhân cách nhà trường tiểu học, trong đó tập trung vào mơ hình nhân cách người giáo viên.

- Thầy cơ giáo, trước hết là giáo viên chủ nhiệm cần tạo khơng khí cởi mở, tin cậy và tơn trọng lẫn nhau giữa thầy với thầy, thầy với trò, trò với trò; phải kịp thời phát hiện và ngăn chặn những mâu thuẫn giữa HS với nhau

- Tạo môi trường để cho các em trong mỗi lớp học, các lớp học có điều kiện giao tiếp, quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau trong các hoạt động học tập và cuộc sống

- Quan tâm rèn luyện ý thức tự giác cho HS

- Coi trọng HS, cổ vũ sự nỗ lực hồn thành cơng việc và công nhận sự thành cơng của mỗi HS;

- Hình thành lối sống xanh, thân thiện với môi trường bằng việc tạo điều kiện để HS có thể thực hiện các cơng việc phù hợp với đặc điểm lứa tuổi tiểu học như trồng và chăm sóc cây xanh trong khn viên trường học, gia đình; bảo vệ mơi trường xanh - sạch - đẹp;…

- Xây dựng môi trường tiểu học gần gũi và gắn kết với văn hoá, điều kiện địa lí địa phương.

3.1.2. Tham gia lập kế hoạch xây dựng mơi trường văn hóa lành mạnh, thân thiện ở trường tiểu học

a. Phân tích thực trạng

Khi tham gia lập kế hoạch xây dựng mơi trường văn hóa trường tiểu học, giáo viên cần phân tích bối cảnh thực tiễn, điểm mạnh, điểm yếu của đơn vị mình ở thời điểm hiện tại để xác định mục tiêu, nhiệm vụ cần hướng tới.

GV có thể sử dụng nhiều phương pháp, hình thức, cơng cụ để khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng văn hóa nhà trường như phân tích tài liệu, sử dụng bảng hỏi, bảng kiểm, phiếu đánh giá, phỏng vấn trực tiếp các thành viên trong nhà trường…

Trong bước phân tích, đánh giá thực trạng mơi trường văn hóa ở nhà trường tiểu học, tùy theo phân công, giáo viên có thể tham gia các cơng việc sau:

- Thống kê, thu thập các tài liệu, văn bản của nhà trường có liên quan đến q trình xây dựng văn hố nhà trường

- Xây dựng nội dung, tiêu chí và phương pháp, phương tiện để khảo sát, phân tích thực trạng, bối cảnh văn hóa của đơn vị. Trên cơ sở đó, giúp nhà trường xác định

mục tiêu, xây dựng chương trình hành động.

- Giáo viên cũng có thể tham gia hỗ trợ phân tích, khảo sát thực trạng bằng các hoạt động phản hồi các bản tham vấn, khảo sát hoặc nêu trực tiếp ý kiến bằng văn bản…Nội dung khảo sát cần tập trung vào nhận thức, quan điểm của GV và HS về vai trò, ý nghĩa, sự cần thiết của việc xây dựng văn hóa nhà trường, các thành tố của văn hóa nhà trường, biểu hiện cụ thể của mơi trường văn hóa lành mạnh, thân thiện của nhà trường, đề xuất giải pháp xây dựng văn hóa nhà trường từ góc độ người dạy, người học…

Ví dụ, trong vai trị tham vấn, hỗ trợ, GV có thể trả lời các bảng hỏi sau đây:

(1) Theo thầy (cô), việc xây dựng mơi trường văn hóa lành mạnh, thân thiện ở nhà trường tiểu học có cần thiết hay khơng?

Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết

(2) Nội dung VHNT nào đã được xây dựng ở trường thầy/ cô?

Nội dung VHNT Đã xây dựng Xây dựng nhưng chưa đầy đủ Chưa xây dựng Hệ thống giá trị cốt lõi Bộ quy tắc ứng xử

Xây dựng hình mẫu nhân cách Văn hóa giảng dạy và học tập Văn hóa cảnh quan

Phát huy và bảo tồn văn hoá địa phương trong trường học…

(3) Trong quá trình xây dựng, các biểu hiện của văn hóa lành mạnh, thân thiện được xác định ở mức độ nào tại trường các thầy (cơ)?

Biểu hiện của văn hóa lành mạnh, thân thiện

Mức độ Rất quan trọng Quan trọng Ít quan trọng Khơng quan trọng Ni dưỡng bầu khơng khí cởi mở, dân

chủ, hợp tác, tin cậy và tôn trọng lẫn nhau

có ý thức chia sẻ trách nhiệm, tích cực tham gia vào việc ra các quyết định dạy và học

Coi trọng HS, cổ vũ sự nỗ lực hồn thành cơng việc và ghi nhận sự thành công của mỗi HS;

Xây dựng những chuẩn mực, giá trị nền tảng để thực hiện;

Khuyến khích giáo viên cải tiến phương pháp giáo dục, ln tích cực đổi mới, sáng tạo để nâng cao chất lượng giáo dục;

Hình thành lối sống xanh, thân thiện với môi trường

Kết nối với các phong trào văn hoá tại địa phương…

(4) Ở trường thầy/cơ, các dấu hiệu văn hóa chưa lành mạnh, thân thiện thường

biểu hiện ở mức độ nào?

Biểu hiện văn hóa chưa lành mạnh, thân thiện

Mức độ Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Khơng bao giờ Gây gỗ, lơi kéo, hình thành phe phái trong HS

Sự kiểm soát quá chặt chẽ của GV ảnh hưởng đến việc phát triển phẩm chất, năng lực của HS

Thiếu sự cơng bằng, khách quan

Thiếu sự động viên khuyến khích Thiếu sự cởi mở, thiếu sự tin cậy Thiếu sự hợp tác, thiếu sự chia sẻ học hỏi lẫn nhau

Có những hành vi, lối sống vượt khỏi khả năng kiểm soát do ảnh hưởng từ các phương tiện thông tin đại chúng

b. Xác định mục tiêu xây dựng mơi trường văn hóa lành mạnh, thân thiện ở trường tiểu học

Mục tiêu xây dựng mơi trường văn hóa lành mạnh thân thiện ở trường tiểu học là tuyên bố về mong muốn đạt được khi kết thúc kế hoạch; thể hiện bằng những câu ngắn gọn, dễ hiểu. Việc xác định mục tiêu giúp tập trung sự chú ý và các nguồn lực vào những định hướng chiến lược; giúp kiểm soát, giám sát hiệu quả các hoạt động xây dựng mơi trường văn hóa lành mạnh, thân thiện ở trường tiểu học.

Dưới đây là một số định hướng trong việc xác định mục tiêu xây dựng văn hóa nhà trường lành mạnh thân thiện ở nhà trường tiểu học:

- Mục tiêu xây dựng mơi trường văn hóa lành mạnh thân thiện phải có tính thực tế và nằm trong khả năng thực hiện của nhà trường, nghĩa là trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng mơi trường văn hóa của nhà trường (về cấu trúc, chức năng, biểu hiện); căn cứ kết quả đánh giá chất lượng mơi trường văn hóa; điểm mạnh/yếu, cơ hội, thách thức và kết quả dự báo về mơi trường văn hóa lành mạnh thân thiện...

- Khơng thể có một mục tiêu chung cho cùng cấp tiểu học ở mọi địa phương trong xây dựng mơi trường văn hố lành mạnh, thân thiện. Theo đó, xét trên nhiều điều kiện thực tế để hướng đến một mục tiêu phù hợp, khả thi nhất cho trường mình.

- Các mục tiêu nên được trình bày phân theo cấp độ, theo tầm quan trọng hoặc theo trình tự thực hiện; được ấn định thời gian thực hiện tùy theo tầm nhìn ngắn hạn hay dài hạn...Có những mục tiêu trường tiểu học này có thể thực hiện trong vòng 1 tuần (liên quan nhiều đến các giá trị văn hố hữu hình) nhưng có những trường tiểu học khác phải mất đến cả năm mới hồn thành.

Vì thế, mục tiêu dài hạn hay ngắn hạn là tuỳ vào điều kiện, khả năng của mỗi nhà trường.

Ví dụ:

Nếu là một trường tiểu học thuộc vùng khó khăn, các giá trị văn hố nhà trường cần hướng đến là sự sẻ chia, ý chí quyết tâm, sự đồn kết vượt khó và giữ vững niềm tin của nhà trường, của GV và HS,“dù khó khăn đến đâu cũng phải thi đua dạy tốt học tốt”. Ở đó, GV xác định “trường là nhà, đồng nghiệp là anh em”. Tương tự, nếu trường tiểu học ở vùng biển, hải đảo thì ngồi các giá trị văn hoá chung của câp tiểu học, nhà trường còn hướng đến các giá trị về bảo vệ môi trường biển, đảo bằng những hành động cụ thể, hình thành các phẩm chất của những người cơng dân biển trong tương lai…

Hình 3.1. Giờ học của các em học sinh trường Tiểu học Long Hẹ (huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La1

- Mục tiêu xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, thân thiện phải tính đến những thay đổi của việc tổ chức các hoạt động dạy học và giáo dục theo yêu cầu của chương trình GDPT 2018 của cấp học. Một trong các điểm mới của Chương trình GDPT 2018 cấp tiểu học là chú trọng đến chương trình trải nghiệm. Ở đó, các giá trị văn hoá sẽ thể hiện xoay quanh các hoạt động hướng đến các mối quan hệ giữa HS với HS, giữa học sinh với GV, HS với cộng đồng và xã hội; giữa học sinh với môi trường; học sinh với nghề nghiệp trong tương lai. Trong thiết kế mục tiêu, GV cần chú trọng tạo cơ hội cho HS vừa tham gia học vừa tự học để hình thành các phẩm chất và năng lực thơng qua các hoạt động thực tiễn, từ đó tự hồn thiện bản thân.

Theo các định hướng trên, vai trò của GV trong việc xác định mục tiêu của việc xây dựng mơi trường văn hố lành mạnh, thân thiện của nhà trường tiểu học được thể hiện qua 2 mức độ: tham gia xác định mục tiêu cho nhà trường và xác định mục tiêu của lớp học được phân công phụ trách.

Đối với mục tiêu của nhà trường, sự tham gia của GV được thể hiện như sau: - Xác định tính hợp lí giữa các giá trị văn hố lành mạnh, thân thiện cần xây dựng của nhà trường với các điều kiện thực tiễn tương ứng. Phân tích và đề xuất, tham vấn cho hiệu trưởng về các vấn đề liên quan đến các giá trị này. Theo đó, định danh rõ ràng các biểu hiện cũng như mức độ ưu tiên của văn hoá lành mạnh thân thiện ở trường mình.

1 https://dantocmiennui.vn/khac-phuc-kho-khan-o-truong-hoc-vung-cao-son-la/280380.html

Ví dụ, có những trường tiểu học điều kiện về sơ sở vật chất còn rất khoá khăn, thiếu chỗ ăn, chỗ ở, chỗ học cho HS, nhà trường còn phải di chuyển thường xuyên mỗi khi có sự cố. Với thực tế này, mục tiêu xây dựng một ngôi trường kiên cố để cho các em HS yên tâm học tập có thể phải thực hiện trong thời gian dài, hàng năm, có thể là nhiều năm

- Đề xuất, hoàn thiện các mục tiêu theo kế hoạch (dài hạn, trung hạn, ngắn hạn) hoặc theo các định hướng nội dung văn hóa nhà trường cần xây dựng (ví dụ xây dựng hình mẫu nhân cách, xây dựng văn hóa cảnh quan…). Đối với những trường được thành lập thời gian dài, có bề bày truyền thống lâu đời, các giá trị hữu hình (logo, khẩu hiệu, cảnh quan, nội quy…) đã cơ bản hồn thiện thì thời gian dành cho mục tiêu xây dựng các giá trị văn hố này khơng cần dài hạn, chỉ cần thời gian ngắn để chuẩn chỉnh, hồn thiện hơn theo các tiêu chí văn hố nhà trường. Tuy nhiên, nếu trường vừa thành lập thì việc thực hiện xây dựng một ngôi trường với cảnh quan đẹp, hợp lí và đầy đủ các giá trị vật chất khác cũng cần thời gian dài hơi hơn.

- Tham gia góp ý về tính khả thi của các mục tiêu, đề xuất điều chỉnh mục tiêu cho phù hợp với thực tiễn nhà trường, nội dung và đối tượng thực hiện.

Đối với mục tiêu của lớp học, sự tham gia của GV được thể hiện như sau:

Xác định mục tiêu xây dựng mơi trường văn hố LMTT trong lớp học

GV chủ nhiệm GV bộ môn

Xác định đúng, phù hợp mục tiêu tổng thể về xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh, thân thiện đối với lớp mình phụ trách

Ví dụ: với nội dung xây dựng văn hố ứng xử, mục tiêu tổng

quát được xác định là: hình thành và phát triển ở HS thói quen ứng xử có văn hố, phù hợp đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi

- Góp ý, bổ sung cho mục tiêu tổng thể của lớp học

Xác định được mục tiêu cụ thể, theo thời gian của việc xây dựng mơi trường văn hố lành mạnh thân thiện phù hợp và khả thi đối với lớp phụ trách

Ví dụ: với nội dung xây dựng văn hoá ứng xử, mục tiêu cụ thể

được xác định là: Hình thành được thói quen cư xử đúng mực, lễ phép hàng ngày đối với người lớn; thân thiện, hoà đồng với bạn bè;…

Các mục tiêu cụ thể này được triển khai hằng ngày đến lớp và tổng kết thành các hoa điểm 10 vào cuối tuần, cuối tháng

Góp ý, bổ sung cho các mục tiêu cụ thể của lớp học

Trong nhà trường tiểu học, kế hoạch xây dựng văn hóa nhà trường thường được lồng ghép trong kế hoạch dạy học, giáo dục của nhà trường. Sự kết hợp, lồng ghép này vừa tạo sự hỗ trợ, bổ khuyết và thể hiện tính chỉnh thể, hệ thống trong chương trình giáo dục phổ thơng. Kế hoạch xây dựng mơi trường văn hố lành mạnh, thân thiện ở trường tiểu học được thiết lập theo các bước sau:

Hình 3.2. Các bước lập kế xây dựng mơi trường văn hố LMTT ở cấp tiểu học

Giáo viên, với vai trò người tham gia hỗ trợ và hiện thực hóa các quan điểm chỉ đạo từ hiệu trưởng, tổ chun mơn sẽ đề xuất, góp ý kiến trong việc lựa chọn các chủ đề văn hóa nhà trường, các hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà trường; đánh giá và đề xuất điều chỉnh, bổ sung kế hoạch nếu thấy cần thiết. Có thể mơ tả các góp ý và điều chỉnh của GV như bảng sau.

Tiêu chí Đánh giá (mức độ phù hợp

với điều kiện của nhà trường) Góp ý, điều chỉnh

Các nội dung văn hoá lành mạnh thân thiện nhà trường đề xuất xây dựng

Đối tượng chủ trì Biện pháp thực hiện

Nguồn lực (người, nguồn kinh phí, cơ sở vật chất)

Thời gian

Trên cơ sở đó kế hoạch dạy học, giáo dục của nhà trường, GV lập kế hoạch dạy học, giáo dục và chương trình hành động cá nhân nhằm cụ thể hóa các định hướng xây dựng mơi trường văn hóa lành mạnh, thân thiện trong phạm vi đồn thể, lớp học mà mình phụ trách, giảng dạy. Dĩ nhiên, kế hoạch dạy học giáo dục cá nhân của GV cũng được thiết kế đồng bộ với kế hoạch dạy học và giáo dục của nhà trường và có tích hợp,

Một phần của tài liệu 2 tài LIỆU TEXT FULL m6 XDVHNT TIỂU học 23 2 2022 (Trang 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)