Phân loại séc

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 25 - 27)

1.2. CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TỐN KHƠNG DÙNG TIỀN MẶT

1.2.1.3. Phân loại séc

 Nếu căn cứ vào tính chất chuyển nhượng thì séc được chia làm hai

loại:

 Séc ký danh: là séc ghi rõ họ tên, địa chỉ của cá nhân hoặc pháp

pháp ký hậu chuyển nhượng. việc chuyển nhượng sẽ bị chấm dứt nếu người chuyển nhượng có ghi cụm từ “Không tiếp tục chuyển nhượng”. Việc chuyển nhượng phải ghi rõ họ tên, địa chỉ cá nhân hoặc tên, địa chỉ pháp nhân được chuyển nhượng vào mặt sau của tờ séc. Một tờ séc ký danh nếu có ghi cụm từ: “Trả khơng theo lệnh…” thì tờ séc này không được chuyển nhượng.

 Séc vô danh: là loại séc không ghi tên cá nhân hoặc tên pháp nhân

thụ hưởng séc. Trên tờ séc sẽ ghi: “Yêu cầu trả tiền cho người cầm séc”. Loại séc này được chuyển nhượng tự do tức là bằng cách trao tay.

 Nếu căn cứ vào tính chất sử dụng thì séc được chia làm hai loại sau:  Séc chuyển khoản: là loại séc chỉ được dùng để thanh toán theo lối

chuyển khoản bằng cách ghi có vào các tài khoản liên quan. Với loại séc này, người ký phát cần ghi rõ cụm từ: “Trả vào tài khoản”. Người thụ hưởng séc chỉ được trả tiền bằng chuyển khoản chứ không nhận tiền mặt được.

 Séc tiền mặt: là loại séc mà người thụ hưởng được quyền rút tiền

mặt tại đơn vị thanh toán, hoặc được thanh toán bằng chuyển khoản nếu trên tờ séc không ghi cụm từ : “Trả vào tài khoản”.

 Nếu căn cứ vào tính chất bảo đảm thanh tốn thì séc được chia làm

hai loại:

 Séc bảo chi: là loại séc được ngân hàng đảm bảo khả năng chi trả.

Trường hợp người ký phát có đủ tiền để thanh tốn séc và u cầu bảo chi séc thì người bị ký phát có nghĩa vụ bảo chi séc bằng cách ghi cụm từ : “bảo chi” và ký lên trên séc. Người bị ký phát có nghĩa vụ giữ lại số tiền đủ để thanh

toán cho séc đã bảo chi khi séc đó được xuất trình trong thời hạn xuất trình.

 Séc bảo lãnh: là loại séc được người thứ ba (người bảo lãnh) cam

kết với người nhận bảo lãnh sẽ thanh tốn tồn bộ hay một phần số tiền ghi trên séc khi người được bảo lãnh khơng thanh tốn hoặc thanh tốn khơng đầy

lãnh, tên, địa chỉ, chữ ký của người bảo lãnh và tên người được bảo lãnh trên tờ séc hoặc văn bản đính kèm. Trường hợp bảo lãnh không ghi tên người được bảo lãnh thì việc bảo lãnh được coi là bảo lãnh cho người được ký phát.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)