Những hạn chế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 72 - 73)

2.3. ĐÁNH GIÁ VỀ THỰC TRẠNG THANH TỐN KHƠNG DÙNG

2.3.2. Những hạn chế

Thứ nhất, Tỷ trọng thanh toán bằng séc tại VCB HCM còn quá thấp.

Phần lớn khách hàng sử dụng séc VCB để rút tiền mặt. Thanh toán bằng séc là một phương thức thanh toán thuận tiện, hiệu quả và được ưa chuộng ở

nhiều nước trên thế giới thì hầu như ít được chú trọng đến ở VCB HCM.

Thứ hai, Phương thức thanh toán bằng thẻ còn nhiều bất cập. Đối với

thẻ ATM, doanh số chuyển khoản và thanh tốn hàng hóa, dịch vụ còn chiếm tỷ trọng quá thấp trong tổng doanh số giao dịch qua thẻ vì khách hàng chủ yếu sử dụng thẻ ATM để rút tiền mặt. Việc đầu tư hạ tầng cơ sở phục vụ cho thanh toán thẻ và việc phát hành thẻ tốn kém chi phí rất lớn trong khi các giao dịch rút tiền mặt hầu như hồn tồn miễn phí. Đối với thẻ tín dụng, phịng Quản lý thẻ vì chạy theo chỉ tiêu số lượng phát hành mà chưa chú trọng đến doanh số thanh toán dẫn đến việc rất nhiều thẻ được phát hành mà khơng có doanh số thanh tốn nên tốn kém chi phí phát hành. Do đó, VCB HCM phải tốn chi phí cho lĩnh vực kinh doanh thẻ khá nhiều mà lợi nhuận mang lại từ kinh doanh thẻ chưa cao.

Thứ ba, Các kênh thanh toán vẫn cịn tình trạng quá tải. Một số kênh

thanh tốn vì số lượng giao dịch quá nhiều nên bị nghẽn mạng vào giờ cuối (cut off time). Vào cuối tháng hoặc lễ tết, tình trạng mất kết nối giữa VCB HCM với khách hàng giao dịch qua ngân hàng điện tử vẫn còn xảy ra gây chậm trễ đến việc thanh toán chuyển tiền của khách hàng.

Thứ tư, Một số phương thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt còn phụ thuộc nhiều vào khách hàng. Điển hình như phương thức thanh tốn thẻ cịn

phụ thuộc vào khách hàng cá nhân, phương thức thanh tốn qua E-banking cịn phụ thuộc vào nhóm khách hàng doanh nghiệp lớn và các tổ chức tín

dụng. Hiện nay, VCB vẫn đi đầu trong các mảng thanh toán này. Tuy nhiên,

nếu sắp tới VCB không phát triển thêm dịch vụ thanh tốn cho nhiều đối

tượng khách hàng thì các NHTM khác sẽ đuổi kịp và vượt qua VCB.

Thứ năm, Công tác quảng bá, tiếp thị các sản phẩm, dịch vụ thanh toán qua VCB chưa đem lại hiệu quả cao. Hầu hết khách hàng chưa biết

nhiều về các dịch vụ thanh toán hiện đại của VCB khi họ có nhu cầu sử dụng. Dịch vụ E-banking chưa được giới thiệu rộng rãi đến các khách hàng tổ chức mà chủ yếu các khách hàng sử dụng là các tổ chức tín dụng và các tổ chức kinh tế lớn. Các tiện ích của thẻ thanh tốn chưa được khách hàng khai thác hết,…

Thứ sáu, Công tác phục vụ khách hàng của một số nhân viên chưa tốt.

Một số nhân viên công tác trong lĩnh vực thanh toán chưa đáp ứng được yêu cầu về trình độ chun mơn, tác phong nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)