Định hướng của VCBHCM đến năm 2020

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 79 - 81)

3.1. MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA VCBHCM ĐẾN

3.1.2. Định hướng của VCBHCM đến năm 2020

Dựa trên mục tiêu tổng thể đến năm 2020 của VCB, VCB HCM đã đề ra định hướng và mục tiêu của chi nhánh cho giai đoạn sắp tới như sau:

Thứ nhất, thực hiện tăng trưởng các mặt hoạt động kinh doanh nhằm

đảm bảo thị phần đồng thời đạt được mục tiêu: lợi nhuận và an toàn. Đối với

VCB HCM, ngoài hai mục tiêu: lợi nhuận và an tồn cịn có thêm mục tiêu nữa, đó là sự tăng trưởng các mặt hoạt động kinh doanh: tăng cường huy động vốn, kiểm sốt tăng trưởng tín dụng và nâng cao chất lượng tín dụng, tối ưu

hóa hiệu quả sử dụng vốn, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ,… nhằm đảm bảo thị phần. Đây cũng chính là định hướng của tồn hệ

thống VCB trong giai đoạn hội nhập nhằm giữ vai trò chủ đạo và trở thành

ngân hàng tiên tiến trong khu vực.

Thứ hai, tăng cường kênh phân phối và chất lượng các kênh phân phối. VCB HCM cần tiếp tục nghiên cứu và mở rộng mạng lưới tại các vị trí

tiềm năng: khu đơ thị, khu thương mại, cơng nghiệp,… Bên cạnh đó, chi

nhánh cũng cần nghiên cứu mở rộng hoạt động ra thị trường khu vực lân cận.

Thứ ba, thường xuyên đổi mới công nghệ, tăng sản phẩm dịch vụ và giá trị gia tăng của dịch vụ. VCB HCM phải luôn chú trọng và nắm bắt sự

đổi mới công nghệ để ứng dụng vào việc đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ theo

nhu cầu và thị hiếu của khách hàng, đồng thời triển khai nhiều dịch vụ ngân hàng điện tử nhằm gia tăng lượng khách hàng và nguồn thu từ dịch vụ.

Thứ tư, phát triển nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực. VCB

HCM cần tập trung phát triển nguồn nhân lực trên cơ sở phát triển hệ thống

đào tạo trong nội bộ nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ

nhân viên; thực hiện đánh giá, quy hoạch, bổ nhiệm theo đúng năng lực và

Thứ năm, đầu tư cơ sở hạ tầng và xây dựng cơ bản.VCB HCM cần

hoàn thiện các dự án xây dựng, cải tạo cơ sở làm việc của chi nhánh, tạo cơ sở vật chất khang trang để phục vụ khách hàng tốt hơn và nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh của VCB. Bên cạnh đó, VCB HCM cần quản lý chặt đầu tư xây dựng cơ bản, rà soát cắt giảm các dự án chưa thực sự cấp bách và

không mang lại hiệu quả. Với các dự án đã xác định đầu tư, cần tổ chức rộng rãi phương thức đấu thầu để lựa chọn nhà thầu tốt nhất với chi phí hợp lý

nhất.

Thứ sáu, áp dụng cơng cụ quản lý hiện đại theo thông lệ quốc tế. VCB

cần tiếp tục chú trọng nâng cao kỹ năng quản trị rủi ro, cũng như từng bước áp dụng các chuẩn mực quốc tế trong các lĩnh vực quản lý. Mặt khác, VCB cần tiếp tục rà sốt, hồn thiện các quy chế đã ban hành; xây dựng các quy

chế mới phù hợp với Luật Các tổ chức tín dụng 2010 và phù hợp thơng lệ quốc tế.

Thứ bảy, chuyên nghiệp hóa thái độ và phong cách phục vụ khách hàng. VCB HCM cần đưa ra tiêu chuẩn và chương trình đào tạo nội bộ nhằm

nâng cao kỹ năng chăm sóc khách hàng của đội ngũ nhân viên từ hình ảnh,

diện mạo bên ngồi đến cách ứng xử và đạo đức nghề nghiệp.

Thứ tám, nâng cao công tác tuyên truyền và quảng bá hình ảnh VCB.

VCB cần đẩy mạnh hoạt động truyền thông, quảng bá các hoạt động, sản

phẩm dịch vụ nhằm đưa hình ảnh VCB trở nên thân thuộc với cơng chúng.

Bên cạnh đó, VCB HCM cần ủng hộ và chủ động tham gia công tác an sinh xã hội, xây dựng hình ảnh của VCB gắn liền giữa một doanh nghiệp hoạt

động về tài chính – ngân hàng mạnh và một doanh nghiệp luôn quan tâm đến

lợi ích cộng đồng.

Thứ chín, mở rộng quan hệ hợp tác trong nước và quốc tế. VCB cần

động của các hiệp hội ngành, các diễn đàn, hội nghị thường niên, gặp gỡ các

nhà đầu tư, tham gia Hội nghị Thường niên ADB,…

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)