Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 73 - 75)

2.3. ĐÁNH GIÁ VỀ THỰC TRẠNG THANH TỐN KHƠNG DÙNG

2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan

 Nguyên nhân xuất phát từ những yếu tố bên ngồi

Một là, Nền kinh tế thế giới có nhiều bất ổn: Mặc dù khủng hoảng tài

chính tồn cầu đã qua đi, song nền kinh tế thế giới chưa thực sự ổn định và

khó nắm bắt và cịn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất lợi tác động đến kinh tế nước ta. Tình hình đó làm cho việc sử dụng dịch vụ ngân hàng trong dân cư giảm đi rõ rệt nên các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng trở nên khó phát triển.

Hai là, Tình hình kinh tế vĩ mơ của Việt Nam diễn biến bất lợi: Sự biến

động mạnh của tỷ giá và lãi suất, lạm phát tăng cao, giá vàng biến động mạnh,

chứng khoán tụt dốc, thị trường bất động sản chưa thực sự ổn định. Tất cả

những diễn biến bất lợi của nền kinh tế trong nước đều ảnh hưởng đến khâu

Ba là, Áp lực cạnh tranh giữa các NHTM ngày càng tăng: Trước hết là

cạnh tranh đến từ các NHTM trong nước với nhiều ngân hàng có mạng lưới, nguồn nhân lực và tài chính đủ mạnh đang vươn lên thành tập đồn tài chính. Họ sẽ tạo ra sự cạnh tranh rất mạnh trên các lĩnh vực bán bn và bán lẻ, từ

đó xây dưng hệ thống thanh toán nhanh, mạnh và hiện đại hơn. Ngoài ra, sự ồ ạt vào Việt Nam của các ngân hàng 100% vốn nước ngoài với nguồn tài chính

vững mạnh, cơng nghệ hiện đại, sản phẩm dịch vụ đa dạng cũng sẽ có những phương thức thanh toán tối ưu hơn nhiều. Tất cả những áp lực trên là một

thách thức lớn đối với VCB HCM trong việc phát triển các phương thức

thanh toán không dùng tiền mặt.

Bốn là, Thiếu sự phối hợp giữa các NHTM trong hoạt động thanh toán

thẻ: Điển hình là việc kết nối các ngân hàng trong các liên minh thẻ còn nhiều

bất cập. Chẳng hạn, thẻ ngân hàng này rút ở máy ngân hàng khác trong cùng liên minh thường bị sự cố, vấn đề giải quyết sự cố đơi khi cịn đùn đẩy giữa

các ngân hàng gây khó khăn cho khách hàng. Mặt khác, một số ngân hàng tham gia vào liên minh thẻ nhưng có số lượng máy q ít, họ tham gia liên minh chủ yếu để phát hành thẻ và để khách hàng sử dụng máy ATM của

VCB. Chỉ riêng liên minh Smartlink, số máy ATM của VCB HCM đã chiếm 2/3 số máy ATM của liên minh trên địa bàn.

Năm là, Trình độ dân trí và thu nhập của người dân nước ta nói chung

cịn chưa cao. Một số đơng người dân vẫn có thói quen mua hàng hóa ở thị

trường tự do và thanh tốn bằng tiền mặt, chưa có thói quen thanh tốn qua ngân hàng.

Sáu là, Hành lang pháp lý trong lĩnh vực thanh tốn chưa hồn thiện.

Luật Các công cụ chuyển nhượng 2005 và Quyết định 30/2006/QĐ-NHNN về Quy chế cung ứng và sử dụng séc đã ra đời từ nhiều năm nay nhưng vẫn chưa

thành lập được trung tâm bù trừ séc. Các thủ tục, quy trình của một số phương thức thanh tốn được quy định khá phức tạp, rườm rà. Hệ thống văn bản pháp lý liên quan đến lĩnh vực thanh tốn vẫn cịn những điểm cần tiếp tục chỉnh sửa, thay thế để phù hợp với thông lệ quốc tế và nhu cầu người sử dụng.

 Nguyên nhân xuất phát từ hệ thống VCB.

Một là, Còn nhiều rào cản về cơ chế hoạt động: Vì là ngân hàng TMCP nhưng cổ phần Nhà nước nắm giữ 90,72% (cuối năm 2010), VCB phải tuân thủ các quy định của pháp luật như loại hình DNNN với nhiều chính sách như lương, thưởng, phúc lợi, kế hoạch lợi nhuận, công tác tiếp thị, phát triển khách hàng,…Điều này làm cho hoạt động kinh doanh phần nào kém

linh hoạt và không phát huy hết yếu tố nguồn lực con người trong quá trình hoạt động, bộ máy điều hành cịn trì trệ, chậm chuyển đổi.

Hai là, Chính sách khách hàng cịn nhiều bất cập: Chính sách khách hàng của VCB chưa có sự đồng bộ trong tồn hệ thống mà chỉ dừng lại ở từng vụ việc, cục bộ. VCB vẫn phụ thuộc vào một số khách hàng lớn về vốn, tín dụng và thanh tốn, chưa thực sự hướng tới khách hàng cá nhân và các doanh nghiệp nhỏ. Cơ sở vật chất phục vụ cơng tác khách hàng cịn hạn chế.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)