Khuôn khổ pháp lý

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 40 - 44)

2.1. THỰC TRANG VỀ THANH TỐN KHƠNG DÙNG TIỀN MẶT TẠ

2.1.1. Khuôn khổ pháp lý

Trên cơ sở tham mưu của NHNN, Chính phủ đã ban hành và từng bước củng cố khuôn khổ pháp lý cho hoạt động thanh tốn nói chung trong nền

kinh tế cũng như hoạt động TTKDTM qua ngân hàng, nhằm phát triển một

nền kinh tế ổn định, vững chắc.

– Năm 1997, Quốc hội đã ban hành Luật NHNN và Luật các tổ chức

tín dụng, trong đó có đề cập đến vấn đề thanh tốn qua ngân hàng.

– Ngày 19/10/1999, Thống đốc NHNN ban hành Quyết định 371/QĐ-

NHNN về quy chế phát hành và thanh tốn thẻ ngân hàng.

– Ngày 20/9/2001, Chính phủ ban hành Nghị định 64/2001/NĐ-CP về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, tạo khuôn khổ pháp lý chung cho các hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng

dịch vụ thanh tốn. Qua đó, các tổ chức này có cơ sở để ban hành các văn bản cụ thể hướng dẫn nghiệp vụ thanh tốn trong từng hệ thống của mình, giúp hoạt động thanh tốn nhanh chóng, an tồn và hiệu quả.

– Ngày 26/3/2002, Thống đốc NHNN ban hành Quyết định

226/2002/QĐ-NHNN về quy chế hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh tốn. Tiếp đó, ngày 1/4/2002, Thống đốc NHNN ban hành

Quyết định 235/2002/QĐ-NHNN về việc chấm dứt phát hành Ngân phiếu

1092/2002/QĐ-NHNN quy định thủ tục thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

– Ngày 10/12/2003, Chính phủ ban hành Nghị định 159/2003/NĐ-CP

về cung ứng và sử dụng Séc. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày

01/4/2004. Tiếp theo đó, Thơng tư 05 hướng dẫn thực hiện Nghị định này. – Ngày 29/11/2005, Quốc hội phê duyệt Luật giao dịch điện tử số

51/2005/QH11 . Sau khi Luật giao dịch điện tử được phê duyệt, Chính phủ đã ban hành các văn bản hướng dẫn về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân

hàng, tài chính, lĩnh vực thương mại,…Cùng ngày 29/11/2005, Quốc hội ban hành Luật các công cụ chuyển nhượng số 49/2005/QH11 quy định về các cơng cụ chuyển nhượng, trong đó quy định rất cụ thể về séc.

– Ngày 9/6/2006, Chính phủ ban hành Nghị định 57/2006/NĐ-CP về

thương mại điện tử với nhiều mục tiêu là giảm thanh toán tiền mặt trong nền

kinh tế bằng việc thúc đẩy sử dụng các phương tiện thanh tốn khơng dùng tiền mặt. Ngày 11/7/2006, Thống đốc NHNN ban hành Quyết định

30/2006/QĐ-NHNN kèm Quy chế cung ứng và sử dụng séc cho các tổ chức cung ứng và tham gia thanh toán séc cũng như các đơn vị và cá nhân sử dụng séc, tạo cơ sở pháp lý và góp phần thúc đẩy việc thanh tốn bằng séc. Đặc biệt ngày 29/12/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định

291/2006/QĐ-TTg phê duyệt đề án “Thanh tốn khơng dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020” do NHNN phối hợp cùng các

Bộ, ngành xây dựng. Để triển khai Đề án, ngày 28/12/2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định 161/2006/NĐ-CP quy định thanh toán bằng tiền mặt và

NHNN đã ban hành Thông tư số 01/2007/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện Điều 4 và Điều 7 của Nghị định 161.

– Ngày 15/5/2007, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số

dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng. Quyết định này thay thế Quyết định

số 371/1999/QĐ-NHNN. Với quyết định 20/2007/QĐ-NHNN, các tổ chức tín dụng là ngân hàng thì việc phát hành thẻ khơng cần phải xin cấp phép từ NHNN, nhưng để phát hành hoặc thanh toán thẻ, các tổ chức phát hành hoặc thanh toán thẻ phải đáp ứng những điều kiện cụ thể được Quy chế quy định và NHNN đánh giá sự tuân thủ đó. Đối tượng phát hành thẻ có thể là ngân hàng, các tổ chức tín dụng phi ngân hàng, các tổ chức khơng phải tổ chức tín dụng có hoạt động ngân hàng. Ngày 3/7/2007, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 32/2007/QĐ-NHNN quy định hạn mức số dư đối với thẻ trả trước vô danh. Trong điều kiện kinh tế xã hội hiện nay thì hạn mức số dư cho một thẻ trả

trước vô danh không vượt quá 5 triệu đồng là hợp lý vì thẻ trả trước vơ danh chủ yếu để phục vụ cho bộ phận dân cư có thu nhập thấp khơng có tài khoản tại ngân hàng, dùng để thanh tốn hàng hóa có giá trị nhỏ. Về lĩnh vực trả lương qua tài khoản cá nhân, ngày 24/8/2007, Thủ tướng Chính Phủ ban hành chỉ thị số 20/2007/CT-TTg về việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách Nhà nước. Theo chỉ thị, kể từ ngày 1/1/2008, việc trả lương qua tài khoản được thực hiện cho công chức làm việc tại Hà Nội,

thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phố lớn và từ ngày 1/1/2009, thực hiện trên phạm vi cả nước. Đây là một chủ trương có ý nghĩa lớn cả về mặt kinh tế và xã hội, tạo thói quen sử dụng các phương thức TTKDTM cho người dân. Ngày 11/10/2007, NHNN ban hành chỉ thị 05/2007/CT-NHNN về việc triển khai chỉ thị 20/2007/CT-TTg.

– Ngày 16/6/2010, Quốc hội ban hành Luật NHNN số 46/2010/QH12 và Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12, trong đó có sửa đổi và bổ

sung một số điều về vấn đề thanh toán qua Ngân hàng, đặc biệt là đề cập vai trò quản lý, giám sát hệ thống thanh toán quốc gia của NHNN và việc thực hiện các hoạt động ngân hàng điện tử của các NHTM. Ngày 9/11/2010,

vận hành và sử dụng hệ thống Thanh tốn điện tử liên ngân hàng. Thơng tư này được ban hành nhằm đáp ứng những thay đổi của pháp luật hiện hành,

yêu cầu đổi mới nghiệp vụ phát triển, ứng dụng công nghệ thông tin mới

trong lĩnh vực thanh toán liên ngân hàng.

– Ngày 17/6/2011, Bộ Tài chính đã ban hành Thơng tư 85/2011/TT- BTC hướng dẫn quy trình tổ chức phối hợp thu ngân sách Nhà nước giữa Kho bạc Nhà nước,Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan và các ngân hàng thương mại. Theo Thông tư này, Kho bạc Nhà nước, cơ quan Thuế, Hải quan và các ngân hàng thương mại phối hợp thu ngân sách Nhà nước thông qua tài khoản của Kho bạc Nhà nước tại các ngân hàng thương mại. Thơng qua tài khoản của mình tại ngân hàng, người dân có thể nộp thuế bằng chuyển khoản, dùng thẻ hay các phương tiện thanh toán điện tử khác mà không cần phải sử dụng tiền mặt và đến các cơ quan thuế. Như vậy, Thông tư 85/2011/TT-BTC rất có ý nghĩa trong việc thúc đẩy thanh tốn khơng dùng tiền mặt trong khu vực dân cư. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/8/2011.

Nhìn chung, với chức năng đầu mối tham mưu của NHNN, Chính phủ

đã khơng ngừng tạo dựng và củng cố cơ sở pháp lý cho hoạt động thanh toán, đáp ứng được yêu cầu phát triển của nền kinh tế nói chung và hoạt động thanh

tốn qua ngân hàng nói riêng, tạo điều kiện cho các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện cơng tác thanh tốn tới cơng chúng được nhanh chóng, an tồn và thuận tiện. Từ đó, các NHTM chủ động cung ứng ra thị trường

những sản phẩm, phương tiện và dịch vụ thanh toán phong phú, hiện đại, góp phần đẩy mạnh phát triển cơng tác thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại Việt Nam, phù hợp với xu thế phát triển của thế giới thời kỳ hội nhập.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)