KINH NGHIỆM VỀ PHÁT TRIỂN THANH TỐN KHƠNG DÙNG

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 34)

TIỀN MẶT TỪ MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO CÁC NGÂN HÀNG VIỆT NAM

1.4.1. Sự phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại Mỹ

Mỹ là nơi sinh ra thẻ và là nơi phát triển nhất của các loại thẻ. Máy ATM có mặt khắp nơi và thẻ ghi nợ là phương thức thanh toán tiên phong tại những điểm bán lẻ. Séc cũng được sử dụng với giá trị thanh toán khá lớn. Với vị thế là một cường quốc nổi tiếng thế giới về tốc độ và thế mạnh của khoa

học công nghệ, Mỹ sử dụng thanh toán điện tử trong hoạt động ngân hàng

sớm nhất và khá thành công với nhiều dịch vụ tiện ích của ngân hàng điện tử. Các hoạt động thanh tốn điện tử hầu hết có liên kết giữa các ngân hàng

thương mại và các tổ chức cơng nghệ thơng tin đóng vai trị cung cấp dịch vụ hỗ trợ thanh toán điện tử.

1.4.2. Sự phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại Châu Âu

Từ lâu, séc là một trong những phương tiện thanh toán mạnh nhất ở các nước phát triển Châu Âu. Dựa trên công ước thế giới về Séc năm 1933, các nước đều ban hành Luật Séc. Để việc sử dụng séc được nhanh chóng, thuận tiện khơng chỉ trong cùng địa phương và cùng tổ chức phát hành séc, các nước đều có Trung tâm xử lý thanh toán bù trừ séc do Ngân hàng Trung ương

hoặc Hiệp hội Ngân hàng quản lý, nhờ vậy séc là phương tiện thanh toán

được sử dụng phổ biến. Hiện nay, bên cạnh séc thì thẻ thanh tốn, ủy nhiệm

chi, thanh toán đện tử và các phương tiện thanh tốn khơng dùng tiền mặt khác đang được sử dụng ngày càng nhiều.

Thụy Điển là một nước phát triển ở Châu Âu có lịch sử lâu đời, hoạt động ngân hàng đã trải qua nhiều lần cải cách và đã có một hệ thống thanh

tốn tiên tiến, gồm: hệ thống thanh toán tổng tức thời (RIX), hệ thống thanh toán giá trị thấp Bankgiro (BGC), hệ thống thanh toán thẻ (CEKAB), hệ thống bù trừ và lưu ký chứng khoán (VPC). Để làm tốt và thúc đẩy hoạt động TTKDTM, Thụy Điển đã mạnh dạn thay đổi phương thức thanh toán truyền

thống và áp dụng các phương thức thanh tốn mới khi mà nền tảng cơng nghệ

đã cho phép, đào tạo đội ngũ cán bộ ngân hàng, đổi mới cơ cấu tổ chức bộ

máy, tạo ra thói quen TTKDTM cho người dân và các thành phần kinh tế -xã hội. Theo Tiến sĩ Nguyễn Đại Lai: “Thụy Điển là một trường hợp rất hay.

Cuộc cách mạng về TTKDTM ở quốc gia này mới bắt đầu từ 1999, vậy và kể từ sau năm 2000, tỷ lệ tiền mặt trong tổng phương tiện thanh tốn của Thụy

Điển chỉ cịn 0,7%, một con số đáng khâm phục nếu biết rằng trước 1999 tỷ lệ đó là trên 17%.

1.4.3. Sự phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại Trung Quốc

Tại Trung Quốc, trong những năm gần đây, các phương tiện TTKDTM duy trì mức tăng trưởng và ngày càng đóng vai trị quan trọng trong việc thay thế tiền mặt. Trong năm 2009, khoảng 21.414 triệu giao dịch thanh toán đã

được thực hiện bằng các phương tiện TTKDTM (16,85% so với năm 2008),

với tổng giá trị giao dịch đạt 715,75 nghìn tỷ nhân dân tệ (tăng 13,07% so với năm 2008). Trong số các hình thức thanh tốn bằng giấy tờ có giá thì séc vẫn là phương tiện thanh toán phổ biến nhất, chiếm 97,51% về khối lượng và

92,15% về giá trị giao dịch trong tổng số các phương tiện thanh tốn bằng giấy tờ có giá.

Năm 2009, Trung Quốc có khoảng 848 triệu giao dịch thanh tốn bằng hình thức chuyển khoản, ủy nhiệm thu và ủy nhiệm chi với tổng giá trị là

279,73 nghìn tỷ nhân dân tệ, tăng 9,45% về số lượng và 9,92% về giá trị giao dịch so với năm 2008. Về thanh toán điện tử, Trung Quốc đã duy trì đà tăng trưởng mạnh, hỗ trợ tích cực cho sự phát triển của thương mại điện tử. Trong năm 2009, tổng giao dịch qua internet, điện thoại cố định và điện thoại di động đạt 5.567 triệu giao dịch với tổng giá trị giao dịch là 357,45 nghìn tỷ

nhân dân tệ, tăng tương ứng 91,21% và 33,16% so với năm 2008. Về thanh toán thẻ, số lượng và giá trị giao dịch của thẻ ngân hàng phát triển khá nhanh và đã đi vào cuộc sống của người dân. Cuối năm 2009, tổng số lượng thẻ

ngân hàng ở Trung Quốc được phát hành là 2,066 tỷ thẻ với khối lượng và giá trị giao dịch bằng thẻ ngân hàng là 53.948.500 giao dịch và 454.771 triệu nhân dân tệ.

Để đẩy mạnh việc phát triển TTKDTM, Trung Quốc đã áp dụng đồng

bộ nhiều biện pháp: biện pháp hành chính bắt buộc trong quan hệ thanh toán

đối với chi tiêu ngân sách, biện pháp phối hợp chặt chẽ giữa các bộ ngành liên

quan mà nhất là Bộ Công an trong việc đảm bảo an toàn cho các phương tiện TTKDTM, thiết lập hệ thống thanh tốn an tồn và hiệu quả gồm 3 cấp (NHTW, NHTM, các tổ chức phi tài chính) với sự tăng cường giám sát và quản lý của NHTW, hồn thiện khn khổ pháp lý và hạ tầng từ thành thị đến nông thôn cho hoạt động thanh toán,… Hiện nay, hệ thống thanh toán của

Trung Quốc là một hệ thống đồng bộ gồm: hệ thống thanh toán giá trị cao

(HVPS), hệ thống thanh tốn điện tử giá trị thấp theo lơ (BEPS), hệ thống thanh toán séc (CIS), hệ thống thanh toán bù trừ tự động (ACH), hệ thống

hàng (CUP), hệ thống thanh toán ngoại tệ trong nước (CDFCPS). NHTW của Trung Quốc còn đang tiến hành thúc đẩy sự phát triển của hệ thống tài khoản tập trung (ACS) và hệ thống trái phiếu trung ương dùng chung (CBGS). Hiện nay, đối với các doanh nghiệp, Trung Quốc quy định rõ giao dịch thanh toán trên 1.000 nhân dân tệ phải sử dụng các phương thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt.

1.4.4. Bài học kinh nghiệm về phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt cho các ngân hàng Việt Nam

Từ sự thành công về thanh tốn khơng dùng tiền mặt của một số nước trên thế giới, chúng ta có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho các ngân hàng Việt Nam như sau:

 Đối với NHNN:

- Cần thiết lập và hoàn thiện các quy chế, luật lệ liên quan đến sự phát triển của hệ thống thanh toán, đảm bảo sự tuân thủ, sự vận hành an toàn và hiệu quả của hệ thống thanh toán.

- Cần cải tiến hệ thống thanh toán từ kinh nghiệm các nước trên thế giới như Trung Quốc, Thụy Điển. Để phát triển hệ thống thanh toán, NHNN cần phối hợp với các NHTM và các Bộ, ngành liên quan xây dựng lộ trình và bước đi phù hợp với điều kiện của Việt Nam.

- Cần đẩy mạnh vai trò giám sát, quản lý hệ thống thanh toán và các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Sự giám sát hợp lý của NHNN đối với hệ thống thanh tốn góp phần bảo vệ sự an tồn và ổn định trong q trình vận hành hệ thống thanh tốn và tăng cường lịng tin của người sử dụng đối với hệ thống thanh toán.

 Đối với các NHTM:

- Cần tập trung đầu tư cơng nghệ cao cho lĩnh vực thanh tốn qua ngân hàng, phát triển hạ tầng dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt, đặc biệt chú trọng lĩnh vực thanh toán điện tử.

- Cần đào tạo đội ngũ cán bộ làm việc trong khâu thanh toán trở thành

đội ngũ cán bộ có năng lực và trình độ chun mơn vững.

- Cần chú trọng chính sách an tồn bảo mật hệ thống công nghệ ngân hàng. Các NHTM cần phối hợp với NHNN và Bộ Công an trong việc đảm

bảo an toàn cho các phương tiện thanh tốn khơng dùng tiền mặt.

- Cần có sự liên kết giữa các NHTM và các tổ chức công nghệ thông tin cung cấp dịch vụ hỗ trợ thanh tốn điện tử.

- Cần chú trọng cơng tác tuyên truyền, quảng bá các phương tiện và dịch vụ thanh tốn qua ngân hàng rộng rãi đến cơng chúng nhằm nâng cao ý thức và sự tự giác của người dân về việc sử dụng các phương thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 của luận văn đã nêu khái quát các vấn đề liên quan đến các phương thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt hiện nay. Qua nghiên cứu chương 1, ta rút ra được:

- Khái niệm về thanh tốn khơng dùng tiền mặt.

- Nguồn gốc và sự cần thiết phát triển các phương thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt.

- Đặc điểm và tác dụng của thanh tốn khơng dùng tiền mặt.

- Các phương thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt của ngân hàng thương mại hiện nay: séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng, dịch vụ ngân hàng điện tử.

- Các điều kiện để phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt.

- Kinh nghiệm phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt từ một số nước trên thế giới và bài học cho các ngân hàng Việt Nam.

Chương 2

THỰC TRẠNG VỀ THANH TỐN KHƠNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH TP.HCM

2.1. THỰC TRẠNG VỀ THANH TỐN KHƠNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1.1. Khuôn khổ pháp lý

Trên cơ sở tham mưu của NHNN, Chính phủ đã ban hành và từng bước củng cố khuôn khổ pháp lý cho hoạt động thanh tốn nói chung trong nền

kinh tế cũng như hoạt động TTKDTM qua ngân hàng, nhằm phát triển một

nền kinh tế ổn định, vững chắc.

– Năm 1997, Quốc hội đã ban hành Luật NHNN và Luật các tổ chức

tín dụng, trong đó có đề cập đến vấn đề thanh toán qua ngân hàng.

– Ngày 19/10/1999, Thống đốc NHNN ban hành Quyết định 371/QĐ-

NHNN về quy chế phát hành và thanh toán thẻ ngân hàng.

– Ngày 20/9/2001, Chính phủ ban hành Nghị định 64/2001/NĐ-CP về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh tốn, tạo khn khổ pháp lý chung cho các hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng

dịch vụ thanh tốn. Qua đó, các tổ chức này có cơ sở để ban hành các văn bản cụ thể hướng dẫn nghiệp vụ thanh toán trong từng hệ thống của mình, giúp hoạt động thanh tốn nhanh chóng, an tồn và hiệu quả.

– Ngày 26/3/2002, Thống đốc NHNN ban hành Quyết định

226/2002/QĐ-NHNN về quy chế hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh tốn. Tiếp đó, ngày 1/4/2002, Thống đốc NHNN ban hành

Quyết định 235/2002/QĐ-NHNN về việc chấm dứt phát hành Ngân phiếu

1092/2002/QĐ-NHNN quy định thủ tục thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh tốn.

– Ngày 10/12/2003, Chính phủ ban hành Nghị định 159/2003/NĐ-CP

về cung ứng và sử dụng Séc. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày

01/4/2004. Tiếp theo đó, Thơng tư 05 hướng dẫn thực hiện Nghị định này. – Ngày 29/11/2005, Quốc hội phê duyệt Luật giao dịch điện tử số

51/2005/QH11 . Sau khi Luật giao dịch điện tử được phê duyệt, Chính phủ đã ban hành các văn bản hướng dẫn về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân

hàng, tài chính, lĩnh vực thương mại,…Cùng ngày 29/11/2005, Quốc hội ban hành Luật các công cụ chuyển nhượng số 49/2005/QH11 quy định về các công cụ chuyển nhượng, trong đó quy định rất cụ thể về séc.

– Ngày 9/6/2006, Chính phủ ban hành Nghị định 57/2006/NĐ-CP về

thương mại điện tử với nhiều mục tiêu là giảm thanh toán tiền mặt trong nền

kinh tế bằng việc thúc đẩy sử dụng các phương tiện thanh tốn khơng dùng tiền mặt. Ngày 11/7/2006, Thống đốc NHNN ban hành Quyết định

30/2006/QĐ-NHNN kèm Quy chế cung ứng và sử dụng séc cho các tổ chức cung ứng và tham gia thanh toán séc cũng như các đơn vị và cá nhân sử dụng séc, tạo cơ sở pháp lý và góp phần thúc đẩy việc thanh toán bằng séc. Đặc biệt ngày 29/12/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định

291/2006/QĐ-TTg phê duyệt đề án “Thanh tốn khơng dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020” do NHNN phối hợp cùng các

Bộ, ngành xây dựng. Để triển khai Đề án, ngày 28/12/2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định 161/2006/NĐ-CP quy định thanh toán bằng tiền mặt và

NHNN đã ban hành Thông tư số 01/2007/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện Điều 4 và Điều 7 của Nghị định 161.

– Ngày 15/5/2007, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số

dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng. Quyết định này thay thế Quyết định

số 371/1999/QĐ-NHNN. Với quyết định 20/2007/QĐ-NHNN, các tổ chức tín dụng là ngân hàng thì việc phát hành thẻ không cần phải xin cấp phép từ NHNN, nhưng để phát hành hoặc thanh toán thẻ, các tổ chức phát hành hoặc thanh toán thẻ phải đáp ứng những điều kiện cụ thể được Quy chế quy định và NHNN đánh giá sự tuân thủ đó. Đối tượng phát hành thẻ có thể là ngân hàng, các tổ chức tín dụng phi ngân hàng, các tổ chức khơng phải tổ chức tín dụng có hoạt động ngân hàng. Ngày 3/7/2007, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 32/2007/QĐ-NHNN quy định hạn mức số dư đối với thẻ trả trước vô danh. Trong điều kiện kinh tế xã hội hiện nay thì hạn mức số dư cho một thẻ trả

trước vô danh không vượt quá 5 triệu đồng là hợp lý vì thẻ trả trước vơ danh chủ yếu để phục vụ cho bộ phận dân cư có thu nhập thấp khơng có tài khoản tại ngân hàng, dùng để thanh tốn hàng hóa có giá trị nhỏ. Về lĩnh vực trả lương qua tài khoản cá nhân, ngày 24/8/2007, Thủ tướng Chính Phủ ban hành chỉ thị số 20/2007/CT-TTg về việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách Nhà nước. Theo chỉ thị, kể từ ngày 1/1/2008, việc trả lương qua tài khoản được thực hiện cho công chức làm việc tại Hà Nội,

thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phố lớn và từ ngày 1/1/2009, thực hiện trên phạm vi cả nước. Đây là một chủ trương có ý nghĩa lớn cả về mặt kinh tế và xã hội, tạo thói quen sử dụng các phương thức TTKDTM cho người dân. Ngày 11/10/2007, NHNN ban hành chỉ thị 05/2007/CT-NHNN về việc triển khai chỉ thị 20/2007/CT-TTg.

– Ngày 16/6/2010, Quốc hội ban hành Luật NHNN số 46/2010/QH12 và Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12, trong đó có sửa đổi và bổ

sung một số điều về vấn đề thanh toán qua Ngân hàng, đặc biệt là đề cập vai trị quản lý, giám sát hệ thống thanh tốn quốc gia của NHNN và việc thực hiện các hoạt động ngân hàng điện tử của các NHTM. Ngày 9/11/2010,

vận hành và sử dụng hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng. Thông tư này được ban hành nhằm đáp ứng những thay đổi của pháp luật hiện hành,

yêu cầu đổi mới nghiệp vụ phát triển, ứng dụng công nghệ thông tin mới

trong lĩnh vực thanh tốn liên ngân hàng.

– Ngày 17/6/2011, Bộ Tài chính đã ban hành Thơng tư 85/2011/TT- BTC hướng dẫn quy trình tổ chức phối hợp thu ngân sách Nhà nước giữa Kho bạc Nhà nước,Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan và các ngân hàng thương mại. Theo Thông tư này, Kho bạc Nhà nước, cơ quan Thuế, Hải quan và các ngân hàng thương mại phối hợp thu ngân sách Nhà nước thông qua tài khoản của Kho bạc Nhà nước tại các ngân hàng thương mại. Thông qua tài khoản của mình tại ngân hàng, người dân có thể nộp thuế bằng chuyển khoản, dùng thẻ hay các phương tiện thanh tốn điện tử khác mà khơng cần phải sử dụng tiền mặt và đến các cơ quan thuế. Như vậy, Thơng tư 85/2011/TT-BTC rất có ý nghĩa trong việc thúc đẩy thanh tốn khơng dùng tiền mặt trong khu vực

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)