VI NHÂN GIỐNG CÂY LIM XANH
CÂY TIÊU (Piper nigrum L.)
Bùi Thị Tường Thu, Trần Văn Minh
PTNTĐ phía Nam về CNTBTV, Viện Sinh học Nhiệt đới
MỞ ĐẦU
Tiêu đen (Piper nigrum L.) là vua của các loại gia vị là một trong những loại gia vị
cổ xưa nhất và phổ biến nhất trên tồn cầu. Một số loại gia vị v à dược phẩm được sản xuất từ hạt của nĩ đã được biết đến và sử dụng cho đến ngày hơm nay. Cây tiêu chủ yếu
được nhân giống bằng một số các ph ương pháp truyền thống như: gieo hạt, giâm cành,
chiết cành. Chồi đỉnh được sử dụng trong nuơi cấy cây tiêu (Philip etal, 1992; Sarma & Kalloo, 2004). Cơng nghệ phơi soma được nghiên cứu nhiều trên các đối tượng cây lâm
nghiệp, cây cơng nghiệp, các loài cây thân thảo và đặc biệt trên cây tiêu (Josep etal,
1996; Ramakrishnan & Gupta, 2006). Nâng cao năng su ất đồng đều trên các vườn tiêu
trồng thâm canh thơng qua kỹ thuật tái sinh phơi soma là hư ớng nghiên cứu khả thi.
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
Vật liệu
Mẫu nuơi cấy: cây tiêu giâm cành trong bầu đất được 12tháng tuổi.
Điều kiện nuơi cấy: Mơi trường được vơ trùng ở 121oC, trong 18 phút, nhiệt độ phịng nuơi cấy là 28±2oC, cường độ chiếu sáng là 34,2mol/m2
/s, thời gian chiếu sáng là 8 giờ/ngày.
Mơi trường nuơi cấy: mơi trường dinh dưỡng khống SH (Schenk Hildebrandt,
1972), MS (Murashige & Skoog, 1962) cĩ bổ sung 2.4D (2.4-dichlorophenoxy acetic
acid), BA (6-benzyl aminopurine), NAA (-naphthalene acetic acid), Kinetin (6 - furfuryl-aminopurine), nước dừa, đường sucrose.
Phương pháp
Thí nghiệm được bố trí theo CBD (đơn yếu tố) 3 lần lặp lại, mỗi lần 3 bình tam giác 250ml, mỗi bình cĩ chứa 50ml mơi trường. Số liệu thu thập đ ược phân tích theo phần mềm MSTATC (P=0.05) khả năng tạo tế bào soma, khả năng tăng sinh tế bào soma, số chồi tạo thành/mẫu.
KẾT QUẢVÀ THẢO LUẬN
Vơ trùng mẫu nuơi cấy: Mẫu nuơi cấy được lấy từ cây mẹ bầu đất 12 tháng tuổi,
giống Ấn Độ. Chồi đỉnh được sử dụng làm mẫu nuơi cấy. Chồi non được vơ trùng bằng Hypochorite-Na (10%) trong thời gian 10 phút và HgCl2 (0,05%) trong thời gian 3 phút
cho thấy khả năng nhiễm là thấp, chấp nhận được. Chồi non vơ trùng được đưa vào nuơi cấy tạo thể chồi invitro
Ảnh hưởng của nồng độ đường và 2.4D đến khả năng phát sinh tế bào soma: Đọt
thân (dài 1cm) của cây tiêu in vitro được chẻ dọc theo chiều d ài thân và được nuơi cấy
trên mơi trường khống cơ bản SH cĩ bổ sung đường sucrose (15-30-45g/l) và 2.4D
(0,5-1-2 mg/l). Kết quả nghiên cứu cho thấy nghiệm thức SH + sucrose (30g/l) + 2.4D (1mg/l) cho kết quả phát sinh tế bào soma cao nhất trên mỗi mẫu nuơi cấy
Ảnh hưởng của khối lượng tế bào đưa vào nuơi cấy ban đầu đến khả năng tăng sinh tế bào soma: Mơi trường thích hợp cho nuơi cấy phát sinh tế bào soma SH +
sucrose (30g/l) + 2.4D (1mg/l) đư ợc dùng để nuơi cấy khảo sát sự tăng sinh của tế bào; Và nuơi cấy trong hai điều kiện: dạng bán rắn và dạng lỏng. Khối lượng ban đầu của tế
bào soma được đưa vào nuơi cấy ở ba mức là 300mg, 500mg, 1000mg. Kết quả sau 8
tuần nuơi cấy cho thấy với khối l ượng nuơi cấy ban đầu 500mg tế b ào soma tăng sinh
trên mơi trường bán rắn cho kết quả cao nhất là 8811,75mg; Và sau 4 tuần nuơi cấy trong mơi trường lỏng, trên máy lắc (110rpm), nhiệt độ 24oC, với khối lượng ban đầu nuơi cấy 300mg cho tế bào soma tăng sinh cao nh ất là 29,37 lần. Dịch huyền phù tế bào
soma được nuơi cấy trải trên mơi trường bán rắn SH + BA (1mg/l) + Sucrose (45g/l) cho phát sinh phơi soma đ ồng nhất với hiệu suất cao sau 60 ngày nuơi cấy
Ảnh hưởng của Kinetin, NAA, BA đến khả năng tái sinh phơi soma: Mơi trường cơ
bản MS cĩ bổ sung Kin (3mg/l), NAA (0,5mg/l), BA (0-1-3-5-7mg/l) cho nghiên cứu tái sinh phơi soma. Kết quả cho thấy nghiệm thức MS + BA (5mg/l) + Kin (3mg/l) + NAA (0,5mg/l) cho kết quả tái sinh cao
Vươn thân và nhân gi ống cây phơi invitro: Cây tiêu in vitro tái sinh từ tế bào phơi soma được cấy chuyển vào mơi trường vươn thân và nhân giống bằng phương thức cụm
chồi MS + BA (0,5mg/l) + CW (10%)
Nuơi cấy phát sinh rễ cây tiêu in vitro: Cây phơi sau khi đủ lớn được cấy chuyển
qua mơi trường kích thích phát sinh rễ sau 34 ngày nuơi cấy MS + NAA (0,1mg/l)
KẾT LUẬN
Trên con đường tìm kiếm mơ hình nhân giống thích hợp đối với những cây cơng
nghiệp, cĩ một đặc điểm giống nhau là khả năng tạo các hợp phần phenol lớn chiết ra
mơi trường nuơi cấy làm hạn chế khả năng nhân giống. Cây tiêu qua nuơi cấy phát sinh tế bào soma [SH + sucrose (30g/l) + 2.4D (1mg/l)], phát sinh phơi soma [SH + BA (1mg/l) + Sucrose (45g/l)], tái sinh phơi soma [MS + B A (5mg/l) + Kin (3mg/l) + NAA (0,5 mg/l)], nhân nhanh thể chồi [MS + BA (0,5mg/l) + CW (10%)], nuơi cấy phát sinh
rễ [MS + NAA (0,1mg/l)] cho thấy là một hệ thống nhân nhanh cơng nghiệp hiệu quả
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Joshep B., D. Joseph & V. J. Philip (1996). Plant regeneration from somatic embryos in Black pepper . Plant cell, tissues and organ culture (47) 87-90.
2. Murashige T. & R. Skoog (1962). A revised medium for rapid growth and bioassays with tobacco tissue cultures. Physiol. Plant. (15) 431-497
3. Nair R. R. & S. D. Gupta (2003). Somatic embryogenesis a nd plant regeneration in black pepper (Peper nigrum L.): I Direct somatic embryogenesis from tissues fo germinating seeds and ontogeny of somatic embryos . The journal of Horticulture Science and Biotechnology (3) 416- 421.
4. Nair R. R. & S. D. Gupta (2006). High -frenquency plant regeneration through
cyclic secondary somatic embryogenesis in black pepper ( Piper nigrum L.). Plant
cell Rep (24) 699-707
5. Philip V. J., D. Joseph, G. S. Triggs & N. M. Dickinson (1992). Micropropagation of black piper (piper nigrum L) through shoot tip cultures. Plant cell reports (12) 41-44 6. Sarma Y. R. & G. Kalloo (2004). Status of current research towards increased
production and productivity in black piper in India. Focus on Piper (1) 69-86 7. Schenk R. U. & A. C. Hildebrandt (1972). Medium and techniques for induction
and growth of monocotyledonous and dicotyledonous plant cell cultures. Can J Bot (50) 199-204
SUMMARY