Khái quát một số khái niệm về phát triển doanh nghiệp và hướng đến khái niệm phát triển bền vững doanh nghiệp được thể hiện qua các nội dung sau.
Thứ nhất, khái niệm phát triển doanh nghiệp
Phát triển doanh nghiệp nhằm giúp cho các tổ chức trong việc đối phó với mơi trường bất ổn, cả trong nội bộ và bên ngoài doanh nghiệp, thường xuyên bằng những nỗ lực để ứng phó thay đổi kế hoạch với môi trường bất ổn. Những nỗ lực phát triển doanh nghiệp, cho dù được hỗ trợ bởi một chuyên gia bên ngoài hoặc tổ chức chuyên nghiệp và tiến hành trên cơ sở liên tục, mang lại thay đổi kế hoạch trong các tổ chức và các nhóm trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, chúng chỉ là một loại thay đổi xảy ra trong các tổ chức, cho sự thay đổi có thể được cả hai kế hoạch và khơng có kế hoạch và có thể xảy ra trong mọi chiều kích của mơi trường kinh doanh. Từ đó, hướng đến tìm hiểu hai khái niệm phát triển doanh nghiệp sau.
Khan Atiqur Rahman (2004) cho rằng phát triển doanh nghiệp là ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của doanh nghiệp: thiếu các kỹ năng ở tất cả các cấp độ, thiếu tổ chức cơng nghiệp, kích thước giới hạn của thị trường và tốc độ tăng trưởng thấp, thiếu chính sách đúng đắn và mang tính xây dựng, trình độ cơng nghệ nghèo nàn.
Jahangir H. Khan (2012) phát triển doanh nghiệp là cách tiếp cận từ các phần tử kết hợp bao gồm: kinh doanh, hỗ trợ tài chính, chính sách phù hợp và thể chế, các mối liên kết, công nghệ phù hợp và mối quan hệ thị trường/nhu cầu cho các sản phẩm.
Nhìn chung, phát triển doanh nghiệp chỉ dừng lại ở mức độ các chủ sở hữu doanh nghiệp đối phó với mơi trường bất ổn từ yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, nỗ lực để ứng phó thay đổi kế hoạch với một mơi trường bất ổn trong kinh doanh, tập trung quá nhiều từ các mối quan hệ đầu vào - đầu ra sản phẩm để đạt được tối đa hóa giá trị kinh doanh ngắn hạn. Cách phát triển doanh nghiệp theo kiểu truyền thống này đã bộc lộ quá nhiều hạn chế như chỉ tập trung ứng phó sự thay đổi bất ổn của mơi trường trong ngắn hạn, chưa có tầm nhìn dài hạn phát triển doanh
tiêu hướng đến phát triển bền vững doanh nghiệp. Từ đó, cần có một cách tiếp cận mới tích hợp hướng đến phát triển bền vững doanh nghiệp, khi doanh nghiệp có những thay đổi quan điểm về phát triển bền vững. Lúc này người quản lý/chủ sở hữu sẽ chuyển hướng đến phát triển bền vững doanh nghiệp thành mục tiêu cốt lõi của chiến lược kinh doanh dài hạn hơn. Xét về chiến lược dài hạn, việc phát triển bền vững doanh nghiệp sẽ là các yếu quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Như vậy, hướng đến tìm hiểu một số khái phát triển bền vững doanh nghiệp nhằm làm sáng tỏa hơn lợi ích phát triển bền vững doanh nghiệp so với phát triển doanh nghiệp.
Thứ hai, khái niệm phát triển bền vững doanh nghiệp
Theo Andrews (2003) phát triển bền vững doanh nghiệp (SEM) không chỉ là một vấn đề của hoạt động từ thiện, vị tha và trách nhiệm đạo đức, mà là lợi ích chiến lược cốt lõi và cơ hội cho các doanh nghiệp của mình. Andrews cịn mở rộng khái niệm “Một doanh nghiệp bền vững là một doanh nghiệp tăng giá trị cho các cổ đơng bằng cách đóng góp nhiều hơn đối thủ cạnh tranh và trở thành các tiêu chí cho một doanh nghiệp bền vững, đóng góp cho phát triển bền vững từ yếu tố thành phần kinh tế, cung cấp và cải thiện”.
Theo Parrish (2005), phát triển bền vững doanh nghiệp có thể được định nghĩa là một tổ chức góp phần phát triển bền vững, nơi “bền vững” được hiểu như là một tương lai con người và “phát triển” được hiểu là một sự cải thiện chất lượng trong điều kiện con người. Jim Schorr (2006) đề xuất mơ hình mới cho phát triển bền vững: Lĩnh vực doanh nghiệp xã hội là ở một ngã tư; chúng ta không thể mong đợi để hoạt động các doanh nghiệp hiện tại của chúng ta như là trong dài hạn, vì vậy chúng ta phải tìm những giải pháp mới để phát triển bền vững hoặc phải đối mặt với sự phá sản doanh nghiệp.
Theo Parrish (2007) cho rằng phát triển bền vững doanh nghiệp là một hệ thống xung quanh mà các bên liên quan cá nhân có liên quan và hoạt động trong một hệ thống sinh thái - xã hội rộng lớn hơn. Các cá nhân, doanh nghiệp và các hệ thống sinh thái - xã hội có tồn tại và mục đích nhu cầu. Các doanh nghiệp bền vững tổ chức các hoạt động của mình để cả hai loại nhu cầu được đáp ứng đồng thời cho các bên liên quan, tự các doanh nghiệp và hệ thống sinh thái-xã hội.
Theo Quỹ châu Âu, phát triển bền vững doanh nghiệp là một doanh nghiệp thúc đẩy cuộc sống bền vững thông qua bền vững sản xuất hàng hóa và dịch vụ, cung cấp các giải pháp để hoàn thành các nhu cầu cơ bản để cải thiện đời sống của người dân hiện tại và trong tương lai với tác động mơi trường ít nhất có thể, sản lượng kinh tế xã hội cao nhất có thể.
Sự thúc đẩy phát triển bền vững doanh nghiệp theo Báo cáo VI, Hội nghị Lao động Quốc tế (2007): “Phát triển bền vững doanh nghiệp” có liên quan đến cách tiếp cận chung để phát triển bền vững - các hình thức tiến bộ đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng đến khả năng của các thế hệ tương lai để đáp ứng nhu cầu của họ - một cách tiếp cận được giả định quan điểm tồn diện, cân bằng và tích hợp phát triển. Tuy nhiên, phát triển bền vững về nhiều hơn chỉ là vấn đề mơi trường, nó địi hỏi sự tích hợp của tất cả ba trụ cột của phát triển - kinh tế, xã hội và môi trường. Theo Feng Geng (2007), phát triển bền vững doanh nghiệp cần chú trọng đến mối quan hệ năng lực ngành công nghiệp, công nghệ, năng lực phát triển thể chế và thị trường và sự tương tác của chúng để thực hiện phát triển bền vững của doanh nghiệp Trung Quốc. Để nhận ra sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, chúng ta phải chú trọng đến việc lựa chọn và định hướng công nghiệp, đổi mới công nghệ, cải cách thể chế và bồi dưỡng năng lực phát triển thị trường, để tiến tới hình thành hiệp lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống doanh nghiệp với sự trợ giúp của hội nhập, kiến nghị tương tác hiệp lực của bốn năng lực như công nghiệp, kỹ thuật, phát triển thể chế và thị trường, để nuôi dưỡng và khả năng phát triển bền vững của doanh nghiệp liên tục.
Đối với doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phát triển bền vững thì thuộc rất nhiều lĩnh vực khác nhau về sản xuất, kinh doanh, theo Kris Law (2010) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững các công ty công nghệ cao sản xuất tại Đài Loan. Điều này chó thấy cơng ty cơng nghệ cũng là lĩnh vực sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp thủy sản cũng thuộc lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Như vậy, khái niệm phát triển bền vững doanh nghiệp đều thể hiện lĩnh vực các hoạt động đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, các bên liên quan trong việc bảo vệ môi trường, xã hội, trách nhiệm sản phẩm, công tác an sinh xã hội và chính sách của nhà nước sẽ là cần thiết cho doanh nghiệp trong tương lai. Fairfield, Harmon & Behson
hưởng bên ngoài và hạn chế nội bộ, quá trình điều khiển quyết định tính bền vững, cho phép tổ chức cơ bản, phương thức bền vững và hiệu quả.
Chỉ số Dow Jones bền vững thế giới (DJSI) của Acharya & Das (2013), phát triển bền vững là khả năng của doanh nghiệp phát triển thịnh vượng trong một môi trường kinh doanh toàn cầu siêu cạnh tranh và thay đổi. Các doanh nghiệp dự đoán và quản lý các cơ hội và rủi ro kinh tế, môi trường, xã hội hiện tại và tương lai bằng cách tập trung vào chất lượng, đổi mới và năng suất sẽ nổi lên như các nhà lãnh đạo rằng có nhiều khả năng để tạo ra một lợi thế cạnh tranh và giá trị các bên liên quan trong dài hạn. Còn nghiên cứu Salimzadeh, Courvisanos and Ravi Nayak (2013) đưa ra mơ hình lý thuyết phát triển bền vững doanh nghiệp nhỏ và vừa của Úc, kết quả nhóm hai yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài doanh nghiệp. Phát triển bền vững doanh nghiệp có thể hoạt động như một công cụ để tạo thuận lợi cho sự chuyển đổi của truyền thống sang hiện đại (Bảng 2.2).
Bảng 2.2: So sánh kết quả phát triển doanh nghiệp truyền thống và phát triển bền vững doanh nghiệp
Diễn giải Phát triển doanh nghiệp
truyền thống
Phát triển bền vững doanh nghiệp
Mục tiêu - Khai thác triệt để nguồn lực - Hiệu quả kinh doanh
- Lợi nhuận cuối cùng
- Sự bền vững là mục tiêu cuối cùng của phát triển doanh nghiệp
- Trách nhiệm với xã hội - Trách nhiệm với môi trường Hiệu quả
- Hiệu quả kinh doanh là cuối cùng
- Lợi nhuận là chính
- Tăng trưởng ổn định và bền vững - Bảo vệ được môi trường
- Cộng đồng xã hội được quan tâm
Nguồn: tổng hợp từ nghiên cứu Khan Atiqur Rahman (2004), Jahangir H. Khan (2012) và Andrews (2003), Parrish (2005), Parrish (2007), Kris Law (2010), Fairfield, Harmon & Behson (2011), Salimzadeh, Courvisanos and Nayak (2013).
Như vậy, phát triển bền vững doanh nghiệp trái ngược với quan điểm hẹp về phát triển doanh nghiệp truyền thống, miêu tả từ các mối quan hệ đầu vào - đầu ra sản phẩm tuyến tính đã tập trung hồn toàn vào việc tối đa hóa giá trị lợi nhuận doanh nghiệp ngắn hạn, việc xuất hiện một cách tiếp cận mới tích hợp hơn để phát triển bền vững doanh nghiệp và có một cái nhìn tồn diện hơn và lâu dài. Chính là khái niệm phát triển bền vững doanh nghiệp ở cấp độ vi mơ sẽ có tầm ảnh hưởng
lớn hơn trong toàn cầu. Hiện nay khái phát triển bền vững doanh nghiệp được các động đồng doanh nghiệp trên thế giới thừa nhận và đặt mục tiêu cho doanh nghiệp để hướng đến tương lai, phát triển bền vững là một trong những đặc điểm nổi bật của nền kinh tế hiện đại. Các doanh nghiệp phải tham gia vào các hoạt động phát triển bền vững để được tồn tại trong nền kinh tế hội nhập toàn cầu. Doanh nghiệp cần phải thực hiện các nguyên tắc kinh doanh bền vững trong hoạt động hàng ngày của họ để giảm chi phí, quản lý được rủi ro, phát triển sản phẩm và dịch vụ, cải thiện cơ sở hạ tầng kinh doanh và cấu trúc lại doanh nghiệp (Azapagic, 2003).
Trên cơ sở tiếp cận các khái niệm phát triển bền vững ở cấp độ vi mô của doanh nghiệp. Theo quan điểm của nghiên cứu sinh về phát triển bền vững doanh nghiệp được đề nghị như sau “phát triển bền vững doanh nghiệp là khả năng giải quyết mối quan hệ các yếu tố bên trong và bên ngoài tác động đến phát triển bền vững doanh nghiệp”. Yếu tố bên trong (Lực lượng lao động; Chủ sở hữu (người quản lý); Trách nhiệm sản phẩm; Phịng chống ơ nhiễm mơi trường); Yếu tố bên ngoài (Khách hàng; Xu hướng thị trường; Thiếu nhu cầu các bên liên quan; Chính sách hỗ trợ nhà nước và An sinh xã hội). Nhằm hướng đến vận dụng khái niệm phát triển bền vững ở cấp độ vi mô của doanh nghiệp vào nghiên cứu lĩnh vực doanh nghiệp thủy sản tại tỉnh Bạc Liêu.