5.3 Hàm ý cho việc phát phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản Bạc Liêu
5.3.2.6 Về thiếu nhucầu cácbên liên quan
Kết quả nghiên cứu định lượng cho thấy thiếu nhu cầu các bên liên quan tác động mạnh thứ sáu đến phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản, với hệ số b3 = 17.6 %, trung bình đánh giá là 2.824 và độ lệch chuẩn là 0.7132. Hiện nay, các doanh nghiệp thủy sản thuận lợi về thị trường xuất khẩu thủy sản truyền thống. Hiện nay các doanh nghiệp thủy sản đang mở rộng thị trường sang một số nước Châu phi và đối với các nước Châu Á đầy tiềm năng. Tôm sú vẫn là mặt hàng xuất khẩu ưu thế của Việt Nam so với các nhà cung cấp khác, bởi Việt Nam hiện là nước sản xuất tôm sú lớn nhất trên thế giới với sản lượng ổn định. Nhờ giá tơm sú trên thị trường thế giới nói chung và trên thị trường Nhật Bản nói riêng, ở mức cao là cơ sở giúp giá trị xuất khẩu tôm sú Việt Nam trên thị trường Nhật Bản duy trì tăng trưởng mạnh, đồng thời khẳng định đây vẫn là thị trường tốp đầu. Không chỉ thị trường Nhật Bản, nhiều thị trường nhập khẩu thủy sản lớn của Việt Nam cũng đưa ra những rào cản phi thuế quan mới và thường đánh vào các khâu quản lý chất lượng
sản phẩm, đặc biệt trong nuôi trồng, khai thác và chế biến như Mỹ sẽ có chương trình kiểm tra, giám sát tơm đơng lạnh; EU sẽ chấn chỉnh hệ thống kiểm tra chứng nhận thủy sản khai thác tự nhiên có khai báo, có kiểm sốt…Cũng chính từ nhận thức ngày càng cao của người tiêu dùng về an toàn vệ sinh thực phẩm, ý thức trách nhiệm đối với môi trường và xã hội đòi hỏi ngành thủy sản Việt Nam phải có những bước thay đổi nhanh chóng để đáp ứng yêu cầu thị trường. Từ đó, các doanh nghiệp thủy sản Bạc Liêu đã từng bước chuyển từ cạnh tranh bằng giá sang cạnh tranh bằng chất lượng; khơng sử dụng các loại hóa chất cấm, hoặc lạm dụng các chất hóa chất trong q trình ni, bảo quản, chế biến và bắt đầu kiểm soát nguồn nguyên liệu trước khi chế biến bằng việc áp dụng các tiêu chuẩn sản xuất tiên tiến. Để làm được đều này, các doanh nghiệp thủy sản tỉnh Bạc Liêu đang bị thiếu nhu cầu từ các biên liên quan giữa đối tác nguyên liệu đầu vào và đầu ra xuất khẩu thủy, cụ thể hơn là thiếu thông tin về các đối tác cung cấp nguyên liệu đầu vào chế biến và thị trường sản phẩm phân phối, xuất khẩu sang các nước.
Nhìn chung, kết quả nghiên cứu yếu tố thiếu nhu cầu các bên liên quan tác động mạnh đến phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản tỉnh Bạc Liêu, trên cơ sở kế thừa của các nghiên cứu trước. Như vậy, để giúp cho doanh nghiệp thủy sản tỉnh Bạc Liêu theo xu hướng phát triển bền vững, cần tập trung vào các vấn đề khai thác nhu cầu các bên liên quan như sau:
Phát huy tinh thần sáng tạo của cán bộ quản lý, nhân viên nhằm tạo ra nhu cầu từ những ý tưởng cụ thể về những gì cần làm của doanh nghiệp
Khai thác tốt nhu cầu từ các nhà cung cấp cho doanh nghiệp Nghiên cứu nhu cầu từ người tiêu dùng và khách hàng Khai thác tốt nhu cầu từ các nhà quản lý và người lao động
5.3.2.7 Về trách nhiệm sản phẩm
Kết quả nghiên cứu định lượng cho thấy trách nhiệm sản phẩm tác động mạnh thứ bảy đến phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản, với hệ số b8 = 16.2%, trung bình đánh giá là 2.811 và độ lệch chuẩn là 0.6614. Trách nhiệm sản phẩm được đo lường thông qua kết quả nghiên cứu trách nhiệm sản phẩm tác động mạnh đến phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản tỉnh Bạc Liêu. Bởi trách nhiệm sản phẩm gắn với sản xuất hàng hoá là cơ sở kinh tế quan trọng của thị trường, thị
Trách nhiệm của doanh nghiệp sản xuất, chế biến thủy sản nhằm phân phối và tiêu thụ sản phẩm trên thị trường là phải cung cấp sản phẩm không gây nguy hiểm cho người sử dụng và phải chịu trách nhiệm đối với những sản phẩm của mình sản xuất ra. Hiện nay, ở một số địa phương hành vi bơm tạp chất vào tôm lại đang bùng lên mạnh mẽ hơn với những hành vi được tiến hành công khai, nhất là khi các nhà nhập khẩu tôm Trung Quốc liên tục cử người sang thu mua tôm nguyên liệu, kể cả tơm có tạp chất với tỷ lệ tạp chất lớn. Nghiêm trọng hơn, một số doanh nghiệp chế biến tôm (đặc biệt tại Cà Mau và ranh giới giữa hai tỉnh Bạc Liêu - Cà Mau) đã bắt tay với thương lái Trung Quốc gia công tôm đông lạnh để vận chuyển theo đường bộ đi thẳng sang Trung Quốc. Tình trạng này ảnh hưởng lớn đến uy tín, chất lượng con tơm Việt Nam, gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi và các doanh nghiệp chế biến tôm xuất khẩu làm ăn chân chính. Những năm gần đây Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị về việc ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tơm ngun liệu và sản xuất kinh doanh tơm có chứa tạp chất. Bên cạnh, kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố trách nhiệm sản phẩm tác động mạnh đến phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản tỉnh Bạc Liêu. Như vậy, các doanh nghiệp thủy sản trong thời gian tới cần tập trung vào các vấn đề trách nhiệm sản phẩm như sau:
Các sản phẩm và dịch vụ được thể hiện đầy đủ nội dung ghi nhãn theo yêu cầu pháp luật nhà nước.
Phải tuân thủ các quy định nhà nước về hệ thống quản lý chất lượng liên quan đến sản phẩm và dịch vụ theo từng loại sản phẩm.
Sản phẩm, dịch vụ cung cáp cho người tiêu dùng phải đảm bảo vì sức khoẻ và sự an toàn của khách hàng.